Trong khoảng thời gian gần đây thì các ứng dụng và trò chơi được xuất hiện rất nhiều và khắp mọi nơi trên các hệ thống Android và IOS cùng Window Phone cùng các hệ điều hành khác. Kéo theo đó là sự xuất hiện khá nhiều loại hình thức bản thương mại ứng dụng và trò chơi với đủ loại cách thức khác nhau, khiến những người dùng mới biết dùng smartphone càng bỡ ngỡ với đủ các ứng dụng trò chơi này. Hình ảnh minh họa Nhớ lại thời gian Symbian còn làm vua về thị phần và đã là một cuộc cách mạng cho các ứng dụng và trò chơi bủng nổ với nhiều tiện ích cho cuộc sống. Cũng chính từ đây thì khái niệm smartphone mới thực sự gây ấn tượng mạnh cho người sử dụng, mặc dù trước đó đã có nền tảng Window Mobile cùng các nền tảng di động khác. Trở lại vấn đề chính là ngày đó các ứng dụng và trò chơi từ mới thời gian đầu thường chia làm 2 loại rõ ràng là “có phí” và “miễn phí”. Mà sau đây là vài dòng chia sẻ vui với mọi người và nhắc nhớ với người dùng giống mình “Symbian” vẫn là 1 thời để nhớ, vì từ nó đã là cái “gì đó” để cho những phần mềm ra mắt sau này được tốt hơn. 1.Ứng dụng và trò chơi có phí hoàn toàn Khi người dùng thích 1 ứng dụng hay trò chơi nào đó thì họ sẽ mua, và sau đó sẽ nhận được 1 đoạn mã code (serial). Các ứng dụng có phí này ban đầu chỉ là việc điền 1 code và có thể dùng chung cho tất cả các máy, điều này thì khiến nhà phát triền thất thu do việc “share” key quá dễ dàng với mọi người. Thời gian sau đó là key được tạo ra dựa theo số IMEI trên thiết bị di động, cho nên chỉ có 1 thiết bị và 1 key thì đã phần nào hạn chế việc chia sẻ ứng dụng đối với người dùng. Nhưng đối với hacker thì đã có có cách của họ bằng cách “giả lập” tất cả các số máy thành 1 số IMEI “đã mua hoặc đã bẻ khóa” trong lúc yêu cầu nhập key với phần mềm key maker. Sau đó nhà phát triển lại bị ảnh hưởng đến doanh thu nên đã cho ra kiểu kiểu kiểm tra “bản quyền online”, có nghĩa là số IMEI (thiết bị) đó phải được đăng trên trang chủ phần mềm. Từ đây thì đối với nhà phát triển đã hưởng được doanh thu “thực tế” cũng khá cao, mặc dù trên mạng đã có các bản vá hoặc các thủ thuật để “qua mặt” được khâu kiểm tra bản quyền ứng dụng. Ví dụ như các sản phẩm đến từ Lonely Cat Games từ thời Symbian như : juke box, x-plore,… Nhưng thời gian sau này thực sự việc mua ứng dụng và trò chơi trở nên đơn giản hơn, nhưng lại có phần kiểm soát chặt hơn qua "Chợ" chính thức từ các hệ điều hành mà ví dụ cụ thể như bên Android thì có CH Play của Google. Hình ảnh minh họa. 2. Ứng dụng và trò chơi miễn phí hoàn toàn. Đây là ứng dụng nếu như ngày xưa thì cũng khá phổ biến thì bây giờ có lẽ là “hàng hiếm” xét theo nghĩa “chuẩn không cần chỉnh”, được tác giả ưu ái mong muốn chia sẻ các ứng dụng của mình đến với mọi người. Mình sẵn bài viết này xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả các lập trình viên khi cho ra các sản phẩm tốt mà miễn phí hoàn toàn. Hình ảnh minh họa 3. Ứng dụng miễn phí “bề ngoài” những đã “nhiễm độc” Thời gian các đây chừng 3 năm thì đây là “vấn nạn” của người sử dụng, vì nó là tác nhân gửi SMS tốn 15.000 của người cài đặt và sử dụng nó. Đây ban đầu có thể xuất phát nguồn gốc từ ứng dụng và trò chơi có phí hoặc miễn phí , nhưng đã qua mũi “tiêm chích SMS 15K” và thường xuất hiện trên các trang mạng chia sẻ ứng và trò chơi. Nhưng giờ đây nó đã bớt dần hình thức này vì các kiểu ứng dụng và trò chơi có cách kiếm tiền chính thức sau đây. 4. Ứng dụng và trò chơi miễn phí dạng “giới hạn tính năng” Kể từ ngày có IOS và Adnroid xuất hiện và càng ngày có nhiều người dùng smartphone hơn nên các nhà phát triển đã tận dụng “kiếm lợi nhận” từ những ứng dụng hay trò chơi kiểu này. Nhưng thực tế theo đánh giá cá nhân của mình thì kiểu này thường áp dụng cho các tiện ích phần mềm nhiều hơn, đặc biệt là các ứng dụng dành cho học tập nói chung và dành cho ngoại ngữ nói riêng. Kinh doanh theo hình thức này giúp cho phần mềm hay trò chơi dễ dàng tiếp cận đến người dùng hơn và đặc biệt đối với người Việt Nam chúng ta thì dễ dàng “dùng thử” hơn đối với thể loại này. Cũng có thể chính vì vậy mà người dùng biết được “chất lượng” tới đâu để còn tếp tục chờ đợi bản đầy đủ hơn. Ví dụ như: Learn Vietnamese Phrasebook có dung lượng 9M, trong khi bản đầy đủ là 17M. 5. Ứng dụng và trò chơi có kèm quảng cáo. Sau bao nhiêu “mưu kế” sinh lời từ việc bán ứng dụng và trò chơi đủ thứ các kiểu thì đều có mặt trái của nó, nay nhà phát triển ứng dụng và trò chơi lại phát hành kiểu “đính kèm” quảng cáo để sinh lợi nhuận thỏa đáng. Đây có thể nói là kiểu thông dụng nhất trong khoảng 2 đến 3 năm trở lại đây. Giúp cho người dùng có ứng dụng để sử dụng đầy đủ hoặc gần đủ tính năng, mà bản thân nhà phát hành ứng dụng và trò chơi cũng có lợi nhuận. Hình ảnh minh họa 6. Mua hàng hay vật phẩm hoặc tính năng thêm, .... trong các ứng dụng và trò chơi. Đây có thể tạm gọi là hình thức kinh doanh mới gần đây nhất và cũng có nhiều lợi điểm nhất, cả cho người dùng và bản thân nhà phát hành ứng dụng và trò chơi. Bởi vì người dùng hoàn toàn sử dụng đầy đủ các tính năng “căn bản” và thậm chí không hề có “quảng cáo” nào xuất hiện, nhưng để phong phú hơn trong các ứng dụng và trò chơi thì người dùng phải “nâng cấp” vật phẩm hay đồ dùng nào đó để cho bản thân mình “pro” và thậm chí là nhanh hơn các đối thủ khi tham gia trò chơi. Hình minh họa 7. Các loại hình thức khác. Thật ra còn nhiều loại khác như còn có phiên bản “tài trợ” là những ứng dụng và trò chơi đặc biệt dành cho những ai ủng hộ tác giả/ nhà phát triển để cho những sản phẩm của họ có kinh phí để duy trì và phát triển. Thêm vào đó là những hình thức “kết hợp” các yếu tố trên để tăng lợi nhuận từ việc phát hành các dụng và trò chơi. Sợ nhất là gặp phải cái ứng dụng và trò chơi dạng này, vì nó sẽ làm chậm máy mà người dùng còn phải tắt "vài" cái quảng cáo dạng cửa sổ mà còn phải xem thêm quảng cáo dạng cố định nữa. Tạm kết: Đối với nhiều người đã quen dùng smartphone thì chẳng còn lạ lẫm gì với các hình thức "thật" của ứng dụng và trò chơi, vì các thông tin về ứng dụng đã thể hiện khá rõ về sản phẩm đó. Nhưng hiện nay các dòng smartphone giá rẻ đã tràn ngập đến các thôn xóm, nên không phải ai cũng nắm rõ "bản chất thật" của các ứng dụng và trò chơi ra làm sao. Nên người mới dùng smartpone sẽ nghĩ rằng tất cả ứng dụng và trò chơi, đều chung 1 hình thức và thậm chí chỉ có thể cài đặt được duy nhất từ chợ CH Play (đối với HĐH Android). Đối với cá nhân mình thỉnh thoảng sẽ nghe câu: "-Cái này sao không cài được vậy?" , "-Sao cài được hay vậy?", hay đơn giản "- Đừng cài đặt tùm lum tốn tiền đó nhé?". Hy vọng bài viết này sẽ cho cái nhìn rõ hơn đối với người dùng smartphone, còn rõ hơn và chi tiết như thế nào thì cách nhanh nhất là trải nghệm thực tế tất cả các loại hình thức ứng dụng và trò chơi này thì sẽ có cái cảm nhận chính xác. BinhDa - GSM.VN