Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng thay thế cây xanh trên đường phố chưa đáng phải trưng cầu ý kiến người dân. Hiện nay, Hà Nội đang thay thế cây xanh không đúng chủng loại đô thị, cây cong nghiêng, sâu mục... trên một số tuyến phố nội thành. Nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội chặt hạ, thay thế số lượng lớn cây (khoảng 6.700 cây) cần hỏi ý kiến dân.Bên lề cuộc giao ban báo chí tại Thành ủy Hà Nội hôm qua (17.3), trước thắc mắc của phóng viên, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo nói rằng: "Không phải hỏi gì cả. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác". Sau khi báo chí đăng tải thông tin trên, nhiều ý kiến không đồng tình với quan điểm “không cần hỏi dân” của ông Long. Dọc hai bên đường Nguyễn Chí Thanh, có khoảng vài chục cây keo, có cây đường kính 30cm, bị chặt hạ, thay thế bởi những loại cây khácHôm nay (18.3), ông Phan Đăng Long trao đối với phóng viên Dân Việt để nói rõ hơn quan điểm của mình, tránh sự hiểu nhầm từ người dân.Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nộ cho rằng, những việc cần phải xin ý kiến người dân thì đã có quy định cụ thể. Ví dụ như khi soạn thảo Hiến pháp, chính quyền phải xin ý kiến nhân dân để nhân dân góp ý.“Thay thế cây xanh đúng chủng loại đô thị, không đảm bảo tiêu chuẩn, ảnh hưởng mỹ quan đô thị chưa đáng phải trưng cầu ý kiến dân”, ông Long nói.Theo ông, những việc thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố thì Ủy ban có quyền quyết định. Người dân trả lương cho cán bộ công chức để cán bộ làm việc theo quy định và chịu trách nhiệm trước dân về việc làm của mình.“Mọi việc làm của UBND Thành phố đều phải chịu sự giám sát từ HĐND Thành phố. Trong khi HĐND là do dân bầu, là đại biểu của dân”, ông Long cho hay.Trao đổi với phóng viên cũng trong ngày 18.3, Phó GĐ Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho rằng, theo quy trình về việc thay thế cây, Sở báo cáo UBND Thành phố về việc thay thế cây và đã được UBND Thành phố phê duyệt. Ông Phong cho biết thêm, trong quy trình công việc này không quy định xin ý kiến người dân trước khi làm.Theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố được UBND thành phố Hà Nội thông qua trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây trên 190 tuyến phố tại 10 quận nội thành.Gần đây nhất, đầu tháng 3.2015, trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh – tuyến đường từng được bình chọn là một trong những con đường đô thị đẹp nhất Việt Nam, cây xanh cũng được chặt hạ thay thế. Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên đường Nguyễn Chí Thanh có 381 cây bóng mát thuộc 15 loài được trồng hai bên vỉa hè. Ngoài cây hoa sữa (228 cây), keo (81 cây), 13 loài còn lại có số lượng không đáng kể, tạo ra sự không đồng đều về chủng loại cây trên tuyến đường này. Sở Xây dựng đã thay thế toàn bộ bằng cây vàng tâm trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh. Mới đây, chứng kiến việc chặt hạ hàng trăm cây xanh trên đường phố Thủ đô, ông Trần Đăng Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó tổng giám đốc Đài TH Việt Nam đã gửi bức thư ngỏ tới Chủ tịch Thành phố Hà Nội. Trong thư, ông Trần Đăng Tuấn viết: Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây nhiều lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ đô mà trong cả nước. Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt một số cây nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như cây nguy hiểm, bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn; Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống; Để đảm bảo giao thông. Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6.700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay. Tôi xin kiến nghị ông Chủ tịch: Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6.700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không? Hãy thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6.700 cây đó để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người dân không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở Xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại. Hãy để các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt. Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt. Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào. Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch. Mong ông Chủ tịch quan tâm xem xét kiến nghị này. (Theo Nguồn: pizzasenzaglutine.info / eclip.biz)