Cùng một mẫu iPhone "bốc hơi" nhanh chóng khỏi kệ hàng khắp nước Mỹ nhưng chúng khó có thể lập “kỳ tích” tương tự tại các nước khác. Theo dữ liệu mới, đây không phải tình trạng tạm thời. Đó là dấu hiệu cho thấy thế giới đã chạm đến ngưỡng của kỷ nguyên smartphone và cách Apple thu hút khách hàng không còn hiệu quả nữa. Số liệu của hãng nghiên cứu IDC về lượng smartphone xuất xưởng trong quý I năm 2013 tại Tây Âu cho thấy thị phần của Apple đã giảm còn 20%. Một năm trước, thị phần iPhone tại thị trường này là 25%. Phần lớn mất mát của Apple lại là chiến thắng của Samung (chiếm 45% thị phần, tăng từ 39% cùng kỳ năm 2012). Sony và LG cũng giành được kết quả khả quan khi lần lượt chiếm 7% và 6% thị phần, tăng từ 4% và 2% cùng kỳ năm 2012. Theo Francisco Jeronimo, Giám đốc Nghiên cứu di động châu Âu của IDC, những người muốn mua smartphone cao cấp có thể đã sở hữu một chiếc như thế. Trong khi đó, những người mua mới lại có thu nhập thấp hơn và muốn mua smartphone đơn giản chỉ vì chúng đã rẻ hơn trước. “Chúng ta đang bước vào giai đoạn hai của làn sóng du nhập smartphone, nơi được lèo lái bởi những người không có nhu cầu smartphone”. Những khách hàng này chi tiêu ít hơn và có ít lý do để phung phí hơn khi ngày càng nhiều sản phẩm rẻ hơn hiện diện trên thị trường. Ngoài ra, những nhà mạng châu Âu cũng không hào phóng khi nói về trợ giá điện thoại. iPhone dường như không đắt hơn smartphone cùng loại khác tại Mỹ, song sự khác biệt lại trở nên đáng kể nếu mua đứt, không kèm hợp đồng nhà mạng. Không gian dành cho các nhà sản xuất smartphone cao cấp càng ảm đạm nếu nhìn xa hơn thị trường giàu nhất thế giới. Ví dụ, thị trường châu Á - Thái Bình Dương (loại trừ Nhật Bản thịnh vượng) đã chiếm một nửa nhu cầu mua sắm smartphone trong quý đầu năm 2013. Hãng smartphone Trung Quốc đang tăng cường phục vụ những mẫu điện thoại thông minh đủ tốt và đủ rẻ. Triển vọng dành cho những công ty hạng sang như Apple tại những thị trường nghèo không hề xán lạn. IDC gần đây cho biết Apple không còn là một trong năm thương hiệu smartphone hàng đầu tại Ấn Độ. Những thị trường nghèo nhất châu Á cũng không “với tới" Apple khi họ luôn yêu cầu sản phẩm giá thấp hơn rất nhiều so với giá mà Apple hay Samsung sẵn sàng bán. “Chúng (sản phẩm giá rẻ) là những thứ mà họ (Apple, Samsung) không thể cung cấp hoặc không háo hức cung cấp do không muốn làm tổn hại tới danh tiếng của mình”, ông Jeronimo nhận định. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển. Điều đó giải thích vì sao các hãng smartphone liên tục đưa ra phiên bản hợp túi tiền hơn của những thiết bị cao cấp. Doanh số smartphone ngày nay đang nghiêng về doanh số smartphone giá rẻ. Bất chấp tin đồn đang phát triển iPhone giá rẻ, chiến lược chính của Apple nhằm tiếp cận thị trường cấp thấp tới nay vẫn là bán đời máy cũ với giá thấp hơn. Khi nói về điện thoại giá rẻ, Apple có nhiều điều để mất hơn các đối thủ còn lại. Hãng luôn duy trì là một thương hiệu xa xỉ, trong khi Samsung và HTC lại có lịch sử bán thiết bị tương đối rẻ tiền. Đối tượng khách hàng của Apple dường như là một câu lạc bộ độc quyền. Điều này hiệu quả khi áp dụng tại Mỹ, song khác biệt hoàn toàn khi bước ra khỏi biên giới. Theo ICTNews/BusinessWeek
Tớ lúc đầu cũng mua ! nhưng có một lần đọc một bài báo thời còn stea job ! táo đã sản xuất iphone tại trung quốc , nhưng tính giá thành sản phẩm tính giá thuâ nhân công và nhà máy tại mỹ nên giá khá cao ! tạo ra siêu lợi nhuận, nếu xét về cấu hình thà tớ chọn ĐT Jâpn cấu hình cao ! giá thành thực tế . cái cuối cùng ip5. sẽ không mua thêm 1 phiên bản nào nữa giờ mơ f06e