Đối với màn hình tinh thể lỏng LCD/LED, chất lượng tấm nến (panel) là yếu tố quyết định chính đến khả năng hiển thị hình ảnh, độ bền cũng như giá trị của chiếc TV. Trên thị trường hiện nay sử dụng phổ biến chủ yếu 3 loại tấm nền là TN (Twister Nematic - Nematic dạng xoắn), VA (Vertical Alignment - Liên kết theo chiều dọc) và IPS (In-Plane Switching - chuyển hướng trong mặt phẳng), ngoài ra còn có TV OLED với tấm nền hoàn toàn khác biệt và cao cấp hơn. Trong đó, TN là loại cấu trúc panel LCD ra đời sớm nhất và cũng đơn giản nhất. Trong khi đó, panel VA là công nghệ phát triển dựa trên cấu trúc panel TN nhưng các tinh thể lỏng được xếp dọc và ánh sáng nền được kiểm soát bới trục đứng. Rất nhiều mẫu TV LCD LED của Samsung, Toshiba hay Sony đang sử dụng công nghệ VA này. Tuy nhiên, việc sắp xếp theo dạng đứng lại khiến cho góc nhìn của cấu trúc panel này chưa rộng. Được phát triển bởi LG Display, IPS được coi là cuộc cách mạng về công nghệ panel hiển thị trên LCD khi cho phép các tinh thể lỏng được sắp xếp theo chiều ngang, thay vì dọc như VA. Nhờ vậy, hình ảnh được hiển thị với góc nhìn rộng hơn và độ tương phản lớn hơn, không bị biến đổi màu sắc khi xem ở các góc khác nhau. Ngoài ra, tấm nền IPS cũng ổn định và bền hơn, cho tuổi thọ sử dụng lâu hơn. Khi gõ hoặc ấn vào màn hình LCD LED IPS, điều dễ nhận thấy là màn hình không bị lóe sáng hay lưu lại hình ảnh như VA. Vì thực tế, cấu trúc tinh thể lỏng VA có khả năng hồi phục chậm hoặc không thể phục hồi sau các va chạm. Với những đòi hỏi khắt khe khi thưởng thức phim ảnh, hình ảnh trên màn hình TV, tấm nến IPS cũng tạo ra được lợi thế. Đây là loại panel tinh thể lỏng duy nhất thể hiện sự nhất quán về độ tương phản và màu sắc ở mọi góc độ xem. Bên cạnh đó, thời gian đáp ứng của màn hình IPS nhanh hơn hẳn VA, giúp cho hình ảnh chuyển động ở tốc độ cao không bị mờ. Sự khác nhau này có thể thấy rõ rệt phi thưởng thức các bộ phim hành động, hay một trận đấu thể thao như bóng đá. Lợi thế về chất lượng hiển thị của IPS so với các công nghệ Panel cũ như TN và VA được minh chứng khi không những được Apple sử dụng trên iPhone, Ipad, mà còn được ứng dụng trên nhiều sản phẩm hiển thị khác nhau ở lĩnh vực đồ họa, thiết kế, y tế, hay quảng cáo...