Kênh kiến thức bổ ích cho bà kon đây!

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi VDG, 11 Tháng ba 2006.

  1. VDG Ex-Mod

    Chào tất cả mọi người... thiệt tình thì nói lòng vòng cũng không hay hơn gì nói thẳng, dzậy VDG nói thẳng cho lẹ nha.

    Ai cũng biết những gì mình biết chỉ là giọt nước giữa đại dương - là cái chưa biết, đúng hông nà?

    E hèm, hôm nay, tôi - VDG mạo muội mở ra topic này với hy vọng những gì mọi người biết có thể gom góp vào để bổ sung kiến thức cho nhau, đặc biệt là những kiến thức phổ thông (đại loại như tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày? tại sao con cá không thể lên bờ? :D)

    Lời mở đầu chỉ có nhiu đó, hy vọng được mọi người ủng hộ hen... Dzỗ tay cái cho xôm tụ nà =D>=D>=D>
  2. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Trời trời. Thế thì VDG phải mở màn gì đó đi chứ. Tại sao tháng 2 có 28 ngày? Tại sao con cá không thể lên bở?!
  3. VDG

    VDG Ex-Mod

    Bài viết:
    996
    Được Like:
    1,081
    Những điều thú vị nho nhỏ về CNTT mà ít người biết đến...

    - Dòng máy tính cá nhân (PC) đầu tiên có tên Kenbak I, do John Blankenbaker làm ra năm 1971 và đã bán được 40 chiếc.

    - Cửa hàng máy tính đầu tiên trên thế giới được mở tại Santa Monica (Mỹ) năm 1975.

    - Hệ điều hành máy tính đầu tiên được nhà khoa học Gene Amdahl hoàn thành năm 1954, sử dụng cho máy tính IBM 704.

    - Chiếc máy tính xách tay đầu tiên là chiếc HX-20 của Hãng Epson, ra đời năm 1982.

    - Trên bàn phím của Pháp, chữ A nằm ở chỗ của chữ Q trên bàn phím thường. Ngoài ra, bạn phải giữ phím Shift để gõ được các chữ số ở phía trên.

    -Tương tự trên bàn phím tiếng Đức thì 2 chữ Y & Z sẽ đổi chỗ cho nhau so với bàn phím thông dụng .

    St
    Hà Vân and vuthanhphu like this.
  4. VDG

    VDG Ex-Mod

    Bài viết:
    996
    Được Like:
    1,081
    Thì VDG đang mở hàng nà.... còn 2 câu hỏi đó là tui théc méc từ hồi chưa dậy thì tới giờ đó..ai biết giải thích dùm cái
  5. VDG

    VDG Ex-Mod

    Bài viết:
    996
    Được Like:
    1,081
    Tiếp: Tại sao lưỡi cho ta biết được mùi vi?

    Con người có 5 giác quan :khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác và cảm giác. Lưỡi thuộc vị giác, cho ta biết được mùi vị của thức ăn hoặc thức uống.

    Lưỡi nằm bên trong miệng và là một phần cơ quan trọng của cơ thể. Mặt trên của lưỡi có những hạt sần nhám, những hạt này gọi là gai lưỡi. Gai lưỡi gồm những hạt "núm" vị giác. Cuống lưỡi có những thớ tế bào giống như sợi tóc. Ở chóp lưỡi có những thớ tề bào thần kinh. Những thớ này nối với dây thần kinh vị giác.
    Có bốn vị chính :ngọt, mặn, chua và đắng cay.

    Tất cả các vị khác là sự kết hợp của các vị được kể ở trên .Bốn vị chính này được cảm nhận theo những phần khác nhau của lưỡi. Chẳng hạn, vị mặn và vị ngọt được cảm nhận ở đầu lưỡi, vị chua được cảm nhận ở hai bên cạnh lưỡi và vị đắng được cảm nhận ở phần cuối lưỡi. Lưỡi cũng nhạy cảm với các chất kích thích như tiêu chẳng hạn.

    Vị của thức ăn chỉ được cảm nhận khi nó ở dạng lỏng. Khi ta nhai, một phần thức ăn trộn vào trong nước bọt làm kích hoạt những gai vị giác, các thớ tế bào thần kinh truyền tín hiệu vị giác tới trung tâm vị giác trong não bộ. Ngoài lưỡi ra, mũi của chúng ta cũng có thể ngửi được mùi thức ăn. Ngửi là một phần của vị giác.

    Khi chất lỏng được đưa vào miệng, thì lưỡi nếm thông qua các "dây thần kinh mùi vị". Tín hiệu mùi vị này được truyền lên não và ta cảm nhận được vị của thức ăn này. Chúng ta không cảm nhận được mùi vị một cách chính xác khi bị cảm, sốt hoặc bị táo bón (chứng khó tiêu hoá). Bởi vì những hạt gai vị giác lúc đó bị phủ bởi những chất đục và không được kích hoạt lên. Nhiệt độ của cơ thể hoặc thậm chí độ nóng của thức ăn cũng không kích hoạt những hạt gai vị giác.

    Như vậy, khi đau yếu, chúng ta không cảm thấy muốn ăn. Số lượng các hạt "gai" vị giác ở trên lưỡi của một người trưởng thành có khoảng chừng 5000 hạt, lưỡi của trẻ con thì ít hơn rất nhiều. Khi chúng ta già đi, những hạt này sẽ mất đi khả năng của chúng và số lượng các hạt này sẽ giảm đi. Người ở lứa tuổi 70, số lượng hạt này chỉ còn 40 hạt. Giống như tế bào da của chúng ta, nó thường xuyên được thay thế. Cứ mỗi 10 ngày, những hạt gai vị giác sẽ được thay thế.
  6. VDG

    VDG Ex-Mod

    Bài viết:
    996
    Được Like:
    1,081
    Tại sao chúng ta nổi da gà?

    Hãy thử tưởng tượng trong một ngày hè nóng bức bạn đi bơi. Nước trong bể thật ấm nhưng gió thổi bên ngoài lại mạnh, bạn bước lên khỏi mặt nước và bỗng thấy rùng mình, rồi tự nhiên... "nổi da gà". Tại sao vậy?

    Sau đó bạn thay đồ, vào trong phòng để sưởi ấm. Bạn uống một tách trà nóng, chui vào chăn và bật đài lên. Bạn chợt nhận ra giai điệu quen thuộc từ xa xưa, bài hát mà bà ngoại vẫn ru khi bạn còn nhỏ. Một lần nữa bạn lại thấy lạnh sống lưng và... "nổi da gà".

    Tại sao những sự kiện dường như không liên quan tới nhau lại gây ra cùng một phản ứng cơ thể như vậy? Câu trả lời chính là ở cảm xúc sinh lý.

    Nổi da gà là một hiện tượng sinh lý kế thừa từ tổ tiên của chúng ta - rất có ích cho họ nhưng lại không giúp đỡ chúng ta là bao nhiêu. Nó là những nốt tí hon nổi lên trên da trông giống như da gà sau khi bị nhổ lông. Những nốt này xuất phát từ sự co cơ dính liền với mỗi sợi lông. Mỗi cơ co lại tạo ra một chỗ lún nông trên bề mặt da, do vậy mà khiến vùng xung quanh trồi lên. Sự co cơ cũng khiến cho sợi lông dựng đứng khi cơ thể cảm thấy lạnh. Ở những động vật có bộ lông dày, lông dựng lên sẽ mở rộng khoảng không khí giữ nhiệt bao quanh cơ thể, giúp cơ thể chịu lạnh tốt hơn. Ở con người, phản ứng này không có tác dụng bởi chúng ta không còn nhiều lông, nhưng hiện tượng nổi da gà vẫn tồn tại.

    Ngoài những lúc bị lạnh, động vật còn xù lông lên khi chúng cảm thấy bị đe dọa, như mèo bị chó tấn công. Lông dựng cùng với động tác uốn cong mình về phía sau sẽ khiến con mèo to ra, tạo uy thế với đối phương. Con người thường nổi da gà khi trải qua các tình huống xúc động, như tiến vào nhà thờ trong ngày cưới, đứng trên bục nhận phần thưởng và nghe quốc ca, hoặc đơn giản chỉ là lúc xem phim kinh dị. Mọi người cũng dễ nổi da gà khi hồi tưởng những sự kiện có ý nghĩa, như nghe lại một bản nhạc đã từng nhảy với người yêu nhiều năm trước đây.

    Nguyên nhân của mọi phản ứng này chính là cơ thể đã phóng ra một cách vô thức hormone adrenaline. Hormone này không những gây ra sự co cơ trên da mà còn ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể. Ở động vật, hormone này tiết ra khi chúng bị lạnh hoặc gặp trường hợp nguy cấp, giúp chúng sẵn sàng phản ứng như đánh trả hay rút chạy. Ở con người, adrenaline thường phóng ra khi chúng ta bị lạnh hoặc lo sợ, cả khi bị stress hoặc có cảm xúc mạnh, như giận dữ hoặc phấn khích. Những dấu hiệu khác của adrenaline còn bao gồm chảy nước mắt, ra mồ hôi, chân tay run rẩy, huyết áp tăng, tim đập mạnh và sôi bụng.

    (theo sciam)
    chocolate_22 thích bài này.
  7. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Về việc tháng 2 có 28 ngày, rồi có năm thường, có năm nhuận 366 ngày, là vì đó là vòng xoay của trái đất quanh mặt trời 1 năm dư ra mấy giờ --> gom 4 năm 1 lần. Còn về tại sao chỉ có 28 ngày thì tui đọc ở đâu đó, do trước đây 1 ông vua chia 1 năm ra các tháng và đặt tên cho các tháng ấy...

    Cá không lên bờ được, vì trước giờ nó đã không lên (cái này là thật). Trước đây từ thời nguyên thủy, 1 số động vật dưới nước do điều kiện khí hậu thay đổi nên từ từ chuyển từ cuộc sống dưới nước lên cạn, và do đó thay đổi 1 số đặc điểm thân thể (như con người chuyển từ trên cây --> đất cũng thay đổi 1 số đặc điểm về tay, chân,...). 1 điều nữa do đặc điểm hô hấp của cá và đặc điểm da, điều kiện thức ăn... nên trước giờ cá không chuyển lên trên bờ để sống.

    Tui chỉ nhớ sơ vậy thôi à... Chẳng biết sai sót gì nghiêm trọng không :D
    zic_198x thích bài này.
  8. VDG

    VDG Ex-Mod

    Bài viết:
    996
    Được Like:
    1,081
    Vậy ..tại sao chia mấy tháng kia là 30 hoặc 31 ngày mà tháng 2 chỉ có 28? Rồi tại sao ko fải là tháng nào khác mà lại là tháng 2?
  9. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Đúng là nó còn 1 khúc phía sau nữa. Để có gì tui xem lại rồi post sau ha...
  10. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Có ngay đây - Why does February have only 28 days?

    January and February both date from about the time of Rome's founding. They were added to a calendar that had been divided into ten month-like periods whose lengths varied from 20 to 35 or more days. A winter season was not included, so those period lengths are believed to have been intended to reflect growth stages of crops and cattle. When introduced, January was given 29 days and put at the beginning of the calendar year. February was given 23 days and put at the end. Then, for an undetermined period shortly after Rome's founding, months were said to have begun when a new moon was first sighted. At some later time, month lengths were separated from lunations and again became fixed. At that time, February's original length was extended by five days which gave it a total of 28.

    1 cách giải thích khác đầy đủ hơn:
    [FONT=Verdana,Helvetica] Why does February have only 28 days? You’d think with seven 31-day months, it would have been easy enough to give February 30, but calendars have never been easy. When the Romans first began working on the one that has become ours, February didn’t even exist.
    [​IMG]
    The problem from the beginning was to reconcile the moon’s 29 1/2 day month with the sun’s 365 1/4 day year. The Romans’ first effort, supposedly devised by their founder, Romulus, included 10 months that added up to only 304 days. Clearly, Romulus had not conceptualized the problem.

    The legend continues that King Numa Pompilius added January and February. The days now added up to 355, approximately the number in 12 lunar cycles but still 10 to 11 days short of a solar year. So Numa invented an extra month called Mercedinus that would be added to February every other year.

    Numa’s calendar was getting closer to a system that would work, but its lingering attachment to the lunar cycle made it unwieldy. Julius Caesar decided to ignore the lunar cycle and get rid of Mercedinus by arranging the number of days in the twelve months to add up to exactly 365 1/4. February wound up with 29 days plus an extra every fourth year.

    Julius Caesar’s calendar, which is referred to as the Julian calendar, is essentially the one we use today — with a few minor adjustments. It may have been Augustus, or maybe his admirers, who made the final adjustment to February. February 29 got shifted to August, which had been named in honor of Augustus, because August needed an extra day to be equal to July, which had been named in honor of Julius.

    So that’s how February came to be only 28 days. Interestingly enough a recent proposal for calendar reform suggests that all months should have 28 days and that there should be 13 of them. This fixed calendar would add up to 364, requiring only one extra day— two in leap years — to make the calendar dead simple.

    If math were all that mattered it might work, but our current calendar’s luni-solar roots are deeply embedded in our religious, cultural, and even business lives. The irregular civil calendar that governs our days remains our most enduring connection to these ancient roots.
    [/FONT]
    zic_198x thích bài này.