Kết quả khoa học: Băng tần không ảnh hưởng sức khỏe

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi conan2901, 24 Tháng ba 2009.

  1. conan2901 Gác Cổng Chợ

    Kết quả khoa học: Băng tần không ảnh hưởng sức khỏe



    (TNO) Sáng 23.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tần số vô tuyến điện. Đây là dự luật chuyên ngành nhưng lại có mức độ ảnh hưởng lớn tới đời sống.

    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết, hiện tại hệ thống thông tin vô tuyến điện đang phát triển hết sức nhanh chóng, có sự bùng nổ mạnh mẽ, được ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống xã hội.
    Chỉ lấy ví dụ ở lĩnh vực điện thoại di động, truyền hình, phần nào chúng ta cũng hình dung được sự phát triển khủng khiếp của lĩnh vực này. Tính đến tháng 5.2008, số lượng thuê bao điện thoại di động của Việt Nam đã lên tới con số 40 triệu. Số lượng các tuyến vi ba truyền dẫn dùng cho các mạng viễn thông đã gấp 10 lần so với năm 2004. Đến quý I năm 2008, số lượng các đài phát thanh truyền hình được cấp phép sử dụng tần số là hơn 2.200 đài, gấp 3 lần so với năm 2000.
    Từ sự phát triển quá nhanh như trên, dự án Luật Tần số vô tuyến điện đặt vấn đề phải thu phí sử dụng tần số vô tuyến điện. Đây là khoản thu do Nhà nước quy định, được xác định trên cơ sở giá trị kinh tế của phổ tần số sử dụng, mục đích sử dụng, mức độ chiếm dụng tần số, phạm vi phủ sóng. Thường trực Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội tán đồng với quy định này của dự luật.
    Tuy nhiên, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Phạm Minh Tuyên và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận lại không đồng tình khi dự luật quy định, một phần phí sử dụng tần số vô tuyến điện được dùng để bù đắp những chi phí cho công tác quản lý. Theo ông Tuyên, không thể có chuyện cứ mỗi luật ra đời, vì e ngại nhau, lại đẻ thêm ra một cái túi gọi là quỹ. Quy định như vậy là trái với Luật Ngân sách Nhà nước.
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề, tại sao dự luật chỉ đặt vấn đề thu phí. Ông Hiển cho rằng thu phí hay lệ phí đối với sử dụng tần số vô tuyến điện đều không đúng, tần số vô tuyến điện là một loại tài nguyên, vì thế phải thu thuế tài nguyên. ”Anh nào sử dụng càng lớn, lãi càng nhiều thì càng phải nộp nhiều thuế” - ông Hiển nhấn mạnh.
    Tránh tình trạng đầu cơ tần số
    Về quy định cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện, dự luật quy định áp dụng phương thức đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số đối với các băng tần số, kênh tần số có giá trị thương mại cao. Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, để đảm bảo tính khả thi của luật, dự luật quy định theo hướng cho phép áp dụng phương thức đấu giá trong cấp giấy phép quyền sử dụng tần số.
    Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền đề nghị: “Nên đề cao vai trò, trách nhiệm quản lý của nhà nước trong việc quản lý sử dụng tần số vô tuyến điện”. Ông Hiền đặt câu hỏi: “Đấu giá băng tần số là dựa trên cơ sở nào vì nó có đặc thù riêng, không màu, không vị?”. Theo ông Hiền, thay vì phải đấu giá thì nên đề ra các tiêu chí đối với từng loại khi được sử dụng. Ông Hiền còn lưu ý về tình trạng đầu cơ tần số vô tuyến điện, dự luật phải có các quy định để tránh hiện tượng đầu cơ sau đó cho thuê lại.
    Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cho biết, có hai vế quan trọng của luật là quản lý của nhà nước và quyền lợi của người dân. Từ góc độ của người dân, Chủ tịch Ksor Phước băn khoăn: “Đây là dự luật mang tính chuyên ngành nhưng còn liên quan đến cả sức khỏe của con người, luật phải cho chúng ta hình dung được vô tuyến điện nó ảnh hưởng như thế nào”.
    Đây cũng là lo lắng của nhiều người, khi gần đây có nhiều trạm phát sóng được lắp đặt trên các nhà cao tầng trong đó có nhiều người dân sinh sống. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp giải thích: “Dân có cảm giác ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng kết quả từ khoa học thì không sao”. Về ý kiến của người dân xung quanh vấn đề này, ông Hợp cam kết: “Sẽ chỉ đạo giải quyết dứt điểm".
    Ngoài ra, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cũng đề cập tới vấn nạn tin nhắn nhảm nhí, thư rác mà dư luận đang hết sức bức xúc. Ông Hợp cho biết, tin nhắn nhảm nhí là do thuê bao trả trước gây ra, và khẳng định: “Bộ có chủ trương sẽ quản lý chặt chẽ vấn đề này”.
    Có thành lập hay không Ủy ban Tần số vô tuyến điện, vẫn còn hai luồng ý kiến trái ngược. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh cho biết, phần lớn các ý kiến phát biểu trong Ủy ban đều nhất trí với việc quy định thành lập Ủy ban Tần số vô tuyến điện như dự luật. Nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận lại cho rằng, việc thành lập ủy ban là không cần thiết.
    salem2501 thích bài này.