Khoa học Huyền Bí _ Bạn tin hay không???

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi thinhbeo2001, 16 Tháng tư 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. thinhbeo2001 Thành viên

    Hôm nay, mình xin mạn phép các MOD và các MEM bên mình.
    Xin mở một BOX này để mọi ngừoi cùng nhau tranh luận.
    Thực ra trứoc đây mình cũng đã PM cho một số MOD và một số bạn định mở " quán hàng TỬ VI online" , và cũng có một ý trùng với một bạn trên forrum đã nói " để cho cửa hàng điện thoại của anh em mình càng ngày càng phát đạt".
    Vì vậy, mình muốn mọi ngừoi hãy vào đây để học hỏi lẫn nhau.
    Mình cũng xin nói thêm , mọi vấn đề thuộc Tử vi, tướng số, Phong thủy, Dịch học, Thần học, VU thuật, Bài tây... các bạn đều có thể trao đổi tại đây. Tuyệt nhiên không cổ súy cho hoạt động mê tín dị đoan, chỉ muốn mọi người biết chút ít về Bản sắc văn hóa, và quan trọng nhất biết đựoc chút ít về THIÊN MỆNH của mình đẻ điều chỉnh " NHÂN MỆNH"
    Mình mở BOX này với lý do như vậy, thiết nghĩ các MOD cần quan tâm nhiều hơn, tránh để các khách ghé thăm hiểu nhầm, cho là bên GSM mê tín dị đoan.
    Có câu này vẫn muốn nói với những MEM , và có thể là một số khách viếng thăm:
    " Nhân mệnh như thuyền, thiên mệnh như nước. Đẩy thuyền là nứoc, nước chảy thuyền trôi. Nước dừng thuyền đứng, Thuyền ngược nước lớn thuyền vỡ nát"
    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM!!!
  2. vinhvinhokay

    vinhvinhokay Guest

    Bác Thịnh ơi...cho em hỏi những người mệnh hỏa thì nên sử dụng các đồ vật sát thân có màu j` và kị màu j` vậy ? :) thankz bác nhé, nghe bác giải thik mà em thấy mê môn phong thủy này wa'!
    thinhbeo2001 thích bài này.
  3. thinhbeo2001

    thinhbeo2001 Thành viên

    Bài viết:
    251
    Được Like:
    117
    Cảm ơn bạn đãquan tâm đến PHONG THỦY - Văn hóa đặc sắc của Á ĐÔNG
    Trước hết bạn nên biết, theo quan điẻm của Phương đông và PHONG THỦY.
    Thế giới vạn vật, đều có năm dạng tồn tại, năm " HÀNH" gọi là KIM - THỦY - MỘC - HỎA - THỔ. theo thứ tự lần lựot gọi là tương sinh. Cách mỗi hành tương sinh gọi là tương khắc. VÍ dụ KIM cách MỘC qua THỦY là Tương khắc.
    Theo quan niệm của phương đông
    Hành hỏa - thuộc hướng NAM, tượng là con CHIM LỬA, ( hãy liên tưởng đến chứ Lạc hồng, tên nước việt cổ của chúng ta. Tuơng truyền khi đặt tên nước nhà vua muốn dùng đến câu chuyện con chim LẠC, ( giống chim hạc hay sao ấy) thường bay về phuơng NAM tránh rét, ý nói đây là vùng " đất lành chim đậu" , Nhưng cũng có cách giải thích khác hay hơn. Phuơng nam tượng là chim lửa, nên lấy tên LẠC HỒNG ý chỉ vùng đất phuơng NAM hưng vượng có chim LẠC trú ngụ. Còn bản thân chữ LẠC nếu hiểu đơn giản sẽ thấy đó là sự hoan hỉ, vui sướng tột bậc, gần nghĩa với từ lạc quan đó bạn)
    Quay lại với hành HỎA của bạn, Căn cứ trên những thứ thuộc hành hỏa, căn cứ trên NGŨ HÀNH sinh khắc người ta đưa ra những quan điểm về cách PHÙ mệnh hay Chấn .
    bản thân ngươfi mệnh hỏa nên biết mệnh, vì vậy cần tránh những thứ thuộc THỦY - chính xung
    Người mệnh hỏa nên dùng màu đỏ, hướng NAM - tuy nhiên cũng cần nói thêm là căn cứ trên tuổi CAN CHI của bản mệnh mà phân CUNG thuộc bát quái bạn à. Do đó có người mệnh hỏa nhưng lại thuộc ĐÔNG TỨ CỤC, có ngừoi mệnh HỎA lại thuộc TÂY TỨ CỤC. bản thân bạn mình nghĩ bạn hoặc thuộc vào các mệnh THIÊN THƯỢNG HỎA ( 78, 79) hoặc LÔ TRUNG HỎA ( 86, 87).
  4. ThanhXuanmobile

    ThanhXuanmobile Thành viên

    Bài viết:
    121
    Được Like:
    70
    Mình cũng mới đọc trên mạng một số bài nói về Phong thủy.Thấy nhiều người có vẻ quan tâm, mình xin post lại để mọi người tham khảo!

    "Trước nay, rất nhiều người vẫn xem phong thủy như một trường phái mê tín, nhưng khoa học đã chứng minh tác động của các nguyên tắc phong thủy là rất quan trọng, góp phần không nhỏ trong thành công cuộc sống con người. Không chỉ ở Trung Quốc mà ngay những nước tiên tiến nhất như Anh, Đức, Mỹ, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha, Singapore, Hàn Quốc... cũng đã nghiên cứu và áp dụng phong thủy vào trong cuộc sống. Ở một số nước còn có những viện khoa học và trường Đại học chuyên nghiên cứu về phong thủy.

    Phong thủy là bộ môn khoa học về môi trường sống, có nguồn gốc hình thành từ những kinh nghiệm thực tế, và rất khoa học dựa trên sự trao đổi về năng lượng. Trong cuộc sống thực tiễn, (...) những lời khuyên (về thuật phong thủy - ThanhXuanMobile) rất cần thiết và hữu ích về cách kiến tạo một môi trường sống thoải mái, hài hòa và ổn định, giúp bạn hiểu được mối tương quan sâu sắc giữa khoa học Phong thủy, môi trường xung quanh với cuộc sống, con người."



    (Trích trong Lời giới thiệu về việc xuất bản cuốn sách: PHONG THỦY TOÀN TẬP:
    Nghệ thuật Bài trí Nhà cửa theo Khoa học phương Đông do First News xuất bản trên trang: http://www.firstnews.com.vn/articles/PhongThuy.html)
  5. ThanhXuanmobile

    ThanhXuanmobile Thành viên

    Bài viết:
    121
    Được Like:
    70
    -Phong Thủy Là Gì ?!-

    -Tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Tung-


    --Tháng sáu năm 1997, Hồng Kông, nguyên là một thuộc địa của Anh, được chính thức trả về cho Trung Cộng. Một số người đã rời Hồng Kông qua các quốc gia khác trước ngày hạn kỳ chấm dứt. Nhưng nếu tính theo tỉ lệ, số người rời bỏ Hồng Kông, so với số người vẫn ở lại, thì con số đó quá nhỏ bé. Người ta nghĩ rằng, chỉ lớp người không giàu có mới liều ở lại, nhưng thực tế cho đến hôm nay, những người thuộc lớp tư bản vẫn ở lại Hồng Kông với nhiều lý do khác nhau mà họ tin tưởng.

    Một trong những lý do Một trong những lý do khiến người ta vững lòng là hình dạng hải cảng Hồng Kông trông giống như cái túi đựng tiền của người Hoa, mà miệng túi thắt nhỏ lại, giữ tiền bạc trong túi không bị hao hụt hay đổ ra ngoài.

    Thêm vào đó, Cửu Long là đất được chín con rồng bảo vệ, cho nên người ta tin tưởng Hồng Kông, với những đặc điểm về Phong Thủy như vậy, bất cứ thời đại nào, cũng là nơi trù phú, thịnh vượng, và là vùng đất của cơ hội cho những kẻ có tài, có ý chí và muốn vươn lên. Đó là một ví dụ về niềm tin vào khoa Phong Thủy.

    --Như vậy, Phong Thủy là gì..?!

    Từ xưa đến nay, khi nói đến Phong Thủy, đa số đều nghĩ đến chuyện của các bậc thầy chuyên đi tìm những mộ huyệt phát công hầu, khanh tướng hay đế vương, hoặc những huyền thoại như Cao Biền dựng trụ đồng để trấn yểm long mạch của nước ta ngày trước v.v... Những ý niệm đó làm cho khoa Phong Thủy trở nên cao xa huyền bí và có vẻ xa vời với cuộc sống hôm nay.

    Phong Thủy nguyên là một khoa học của người Trung Hoa, có từ bốn ngàn năm trước. Thoạt đầu, thuở mà người Trung Hoa còn sống dọc hai bên lưu vực sông Hoàng Hà, họ có kinh nghiệm về việc đói no của họ tùy thuộc rất nhiều vào chuyện mưa gió của trời đất, và việc nghiên cứu về mưa gió cho vụ mùa có kết quả tốt, đã phát sinh ra khoa Phong Thủy.

    Dần dần, qua kinh nghiệm thực tiễn, con người cảm thấy cuộc sống hằng ngày còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác của thiên nhiên, và sự chi phối này thuận lợi hay không, tùy thuộc chặt chẽ vào vị trí của mỗi người trong khoảng không gian mà họ đang sinh sống. Do đó, sau chuyện mùa màng, thì chỗ ở của mỗi người đã trở thành lãnh vực chính của khoa Phong Thủy. Dần dần, theo sự tiến hóa của xã hội và kinh tế, khoa Phong Thủy đi vào lãnh vực cơ sở làm ăn và mộ phần.

    Khoa Phong Thủy dựa trên căn bản của Kinh Dịch, và cũng chia ra nhiều trường phái khác nhau. Hai trường phái được biết đến nhiều nhất, một là trường phái Địa Lý (Form School). Trường phái này lấy hình thể đất đai làm căn bản. Và trường phái thứ hai lấy phương hướng như là một yếu tố chính, gọi là trường phái Bát Trạch (Compass School). Cho đến cuối thế kỷ 19 và qua đầu thế kỷ 20, hai trường phái này sát nhập lý thuyết căn bản với nhau để tạo thành trường phái Địa Lý Bát Trạch cho đến ngày hôm nay. Cuốn sách này viết dựa trên những nguyên tắc căn bản của Địa Lý Bát Trạch.

    Theo đà tiến hóa của xã hội với thời gian, Phong Thủy hôm nay chỉ còn áp dụng nhiều trên hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mãi. Phần mồ mả, còn áp dụng chăng, có lẽ chỉ ở các nước Á Đông, và tại những vùng chưa đô thị hóa mà thôi. Riêng phần áp dụng khoa Phong Thủy vào hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mãi, vì để theo đúng bối cảnh sinh hoạt hiện tại, những nguyên tắc của khoa Phong Thủy ngày càng được biến đổi cho phù hợp với thực tế, ngày càng đơn giản. Bởi vậy, có thể nói một cách không quá đáng là:

    Khoa Phong Thủy ngày nay được xem như một nghệ thuật trang trí nhà cửa và văn phòng làm việc, cơ sở thương Khoa Phong Thủy ngày nay được xem như một nghệ thuật trang trí nhà cửa và văn phòng làm việc, cơ sở thương mãi, theo những nguyên tắc nào đó, để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, công việc làm ăn khả quan hơn.

    Nói như vậy, chắc chắn câu hỏi đầu tiên của những người có ý lưu tâm đến khoa Phong Thủy sẽ đầy vẻ hoài nghi:

    --Đơn giản quá thì có hiệu lực gì..?!

    Vâng, giống như tâm lý của một số người chỉ bị cảm mà đi khám bệnh, nếu bác sĩ cho trụ sinh, thì khen bác sĩ hay. Nếu bác sĩ chỉ cho Tylenol, thì nghi ngờ bác sĩ không biết chữa bệnh. Cái hay ở chỗ là uống Tylenol mà hết bệnh, không cần phải dùng trụ sinh. Đó cũng là câu trả lời: Đơn giản mà hiệu nghiệm. Câu chuyện nhỏ sau đây có thể biện minh cho điều này:

    Bà Jenny lập gia đình hơn 10 năm. Năm nay bà đã 36 tuổi, nhưng chưa có đứa con nào. Hai vợ chồng cùng đi làm và có một cuộc sống khá đầy đủ. Họ mong muốn có một đứa con. Một hôm, bà Jenny tâm sự với bà Yvonne Cheng, là bạn đồng nghiệp người Trung Hoa. Bà này hỏi bà Jenny có bao giờ nghe nói về khoa Phong Thủy của người Trung Hoa không? Bà Jenny nói chưa, nhưng sẵn sàng muốn thử xem.

    Một ông thầy Phong Thủy được giới thiệu. Khi ông thầy đến nhà bà Jenny, ông đi thẳng vào phòng ngủ của hai vợ chồng bà để xem xét. Sau đó ông đề nghị dời cái giường qua hướng Tây-Nam của căn phòng, sơn lại căn phòng màu vàng, là màu hợp với hướng Tây-Nam. Trên vách tường hướng Tây của căn phòng, treo 7 bức tranh nhỏ trong khung màu trắng bạc, và đặt dưới chân tường một con cọp nhồi bông, loại cho trẻ con chơi.

    Một năm sau, ông thầy được mời trở lại căn nhà này, để ăn mừng đầy tháng đứa con đầu lòng của bà Jenny.

    Đơn giản nhưng hiệu nghiệm. Hiệu nghiệm đến nỗi ngày hôm nay, khoa Phong Thủy đã được phổ biến sâu rộng ở các nước Tây Phương nói chung, và ở Mỹ nói riêng. Những nhà Phong Thủy người Mỹ đã theo học các danh sư về khoa này ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Mã Lai, hoặc ngay tại các China Town lớn như ở San Francisco, Los Angeles v.v... Sau khi thành tài, họ truyền bá lại bằng cách viết sách, mở những lớp giảng dạy, hoặc giữ các mục thường trực trên các nhật báo, các talkshow của các đài truyền thanh, truyền hình để giải đáp và hướng dẫn những thắc mắc về khoa Phong Thủy cho độc giả, thính giả và khán giả người Mỹ.

    Sách vở, báo chí khắp thế giới cũng phổ biến rất nhiều tài liệu nói về trường hợp những sòng bạc lớn được thiết kế đúng theo nguyên tắc của Phong Thủy, và những nhà băng lớn như Citibank, N. M. Rothschild và những đại công ty như Shell, Sime Darchy... khi mở các chi nhánh tại Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Mã Lai... đều thiết trí cơ sở theo đúng sự chỉ dẫn của các thầy Phong Thủy địa phương. Có thể lúc đầu họ nghĩ là “Nhập gia tùy tục”, và làm theo những điều này, nếu không có lợi thì cũng chẳng có hại gì. Nhưng họ thật ngạc nhiên khi thấy sự hiệu nghiệm, và đã mang những kinh nghiệm đó về Mỹ. Người ta cũng nghe những màn đấu Phong Thủy như những trận đấu phép trong chuyện Phong Thần. Chẳng hạn như câu chuyện sau đây thường được truyền khẩu tại Kuala-Lumpur, thủ đô của Malaysia:

    Có hai building thương mãi lớn nằm ngay trung tâm thủ đô Kuala-Lumpur. Building thứ nhất mà chúng ta tạm gọi là building A, building này có hai cái thang cuốn ở hành lang mặt tiền, chéo nhau, trông giống như một cái thập tự giá, và hướng thẳng ngay vào mặt tiền của một building đối diện bên kia đường, tạm gọi là building B. Từ lúc đó, thương vụ của building B từ từ giảm sút thấy rõ.

    Người quản lý của building B bèn thỉnh một thầy Phong Thủy đến để cố vấn. Sau khi tìm ra nguyên nhân, ông thầy đề nghị với người quản lý tìm mua một khẩu súng đại bác bằng đồng, loại để chưng trước cổng, đặt nhắm ngay vào cây “thập tự giá" của building A. Một thời gian ngắn sau đó, việc làm ăn của building B lên lại mức bình thường, và ngược lại, công việc của building A ngày càng xuống. Quan sát “trận chiến”, các thầy Phong Thủy tại thủ đô Kuala-Lumpur cùng đồng ý, nếu chủ nhân của building A vấn kế, thì họ sẽ đề nghị dùng kiếng gắn trước mặt tiền của building này để phản hồi uy lực của khẩu đại bác của building bên kia.

    Nếu vậy, thì trận chiến sẽ tiếp diễn mãi. Cho nên, ngày nay, một vài thành phố như ở Hồng Kông, Đài Loan, khi xây cất, họ tế nhị tránh không đụng chạm đến những building láng giềng chung quanh. Chẳng hạn, góc cạnh của building sẽ được xây tròn, tránh sự tổn hại về mặt Phong Thủy đối với những building khác.

    Phong Thủy không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ tại các nước tư bản, mà ngay cả Trung Quốc, một nước Cộng Sản, chủ trương vô thần, nhưng thực tế vẫn không chối bỏ được nguồn cội. Khi chính quyền Bắc Kinh cho thiết trí xây dựng Bank of China ở Hồng Kông, thoạt tiên, ai cũng nghĩ kiến trúc này rất xấu về mặt Phong Thủy. Toàn bộ kiến trúc gồm nhiều góc cạnh và như một lưỡi kiếm sắc bén chĩa thẳng lên trời. Nhưng sau khi công trình đã hoàn tất, các nhà Phong Thủy lão luyện ở Hồng Kông mới thấy rằng, Bank of China đã được sự cố vấn của các nhà Phong Thủy trong nội địa khi vẽ thiết kế, và điều đáng nói là kiến trúc này, xét về phương diện Phong Thủy, có hình dạng với ý đồ nhằm triệt hạ những ngân hàng khác chung quanh bằng tiềm lực vô hình mà chỉ những người am tường về Phong Thủy mới nhìn thấy.

    Và như đã nói ở trên, Phong Thủy ngày hôm nay được đơn giản như là một nghệ thuật chưng dọn, trang trí nhà cửa, văn phòng, cho nên, trong khuôn khổ của cuốn sách này, chỉ trình bày những nguyên tắc căn bản của khoa Phong Thủy và lướt qua một vài ý niệm về Âm Dương, Ngũ Hành v.v..., chứ không đề cập đến những nguyên lý cao xa của Kinh Dịch, để mọi người đều hiểu một cách dễ dàng, nhất là đối với những độc giả còn trẻ.

    (Theo: http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=64448)
  6. ThanhXuanmobile

    ThanhXuanmobile Thành viên

    Bài viết:
    121
    Được Like:
    70
    Vị trí của bốn phương trong phong thủy

    Chúng ta đã hiểu về 8 hướng, 24 phương vị, nhưng yếu tố chính quyết định các phương hướng này chính là bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Vậy 4 hướng chính này có vị trí thế nào? Từ xưa, người ta đã rất quan tâm đến sức mạnh của phương hướng. Nó gồm có 4 phương chính: phía Bắc (gió lạnh) được ngự trị của nước (thủy), phía Nam (ánh nắng ấm áp) biểu tượng của lửa (hỏa), phía Đông (mặt trời mọc) biểu tượng của gỗ (mộc), phía Tây (mặt trời lặn) biểu tượng của kim loại (kim). Trái đất (thổ) chiếm giữ vị trí trung tâm được bao bọc bởi các phương hướng này.

    Hướng Bắc

    Hướng Bắc tượng trưng phần âm của các đồ vật và mạng (cốt) của nó là thủy. Sao Bắc Đẩu chính là tâm điểm, chiếm vị trí trung tâm và là ngôi vị đáng nể trên bầu trời đêm.
    Trong thuật phong thủy, bất cứ loại cửa nào mở ra ở nhà hướng Bắc đều không được ưa chuộng. Sự băng giá, tuyết phủ vào mùa đông là những lý do để người ta không làm nhà về hướng này. Với căn nhà xây hướng Bắc, người ta sẽ xây các bức tường vững chắc ở phía bên ngoài căn nhà để bảo vệ các hướng cửa đi vào một căn phòng hoặc phòng ngủ, đó là điều có thể chấp nhận được và các cánh cửa, cửa sổ đều hướng về phía Nam để đón nắng ấm của phương Nam và trung hòa cơn gió lạnh thổi từ phương Bắc đến. Bởi ánh sáng của bầu trời đêm hướng Bắc tốt hơn, chúng ta nên hướng chúng vào một mái nhà dốc hoặc vào một góc. Những ai muốn tăng thêm cái nhìn ấm áp cho tường phía Bắc, bên trong căn nhà có thể trang trí thêm một bức tranh có màu đỏ cam hoặc màu sắc ấm áp khác, hay trang trí những thứ khác trên tường để trung hòa vị trí lạnh lẽo này. Một lò sưởi sát tường nền hướng Bắc cũng rất tốt.

    Hướng Nam

    Theo phong thủy, hướng Nam tượng trưng cho dương lực, mùa hạ, sự ấm áp và phương Nam đầy nắng ấm, mạng của hướng này là hỏa. ở cả nội và ngoại phong thủy, hướng Nam là tốt nhất và lành nhất. Theo truyền thuyết Trung Quốc, các đình chùa và các cấu trúc xây dựng quan trọng đều hướng mặt về phía Nam.


    Hướng Đông
    Hướng Đông biểu tượng của mùa xuân, tượng trưng là rồng (tiêu biểu cho phái nam), cốt của nó là mộc, tương quan với lửa nhưng khắc với đất và kim loại.
    Đối với nội phong thủy, một bức tường vững chắc hoặc một bình phong bao bọc cái bàn hay chiếc ghế được đặt ở vị trí đặc biệt và được xem như là lực đẩy lùi những phần tử không tốt. Với ngoại phong thủy, nếu có một ngọn núi hoặc đồi nhỏ uốn khúc ở đằng trước ngôi nhà là rất tốt và tốt hơn nữa nếu có thêm một dòng nước hay con mương chảy ở phía Đông để nuôi dưỡng khu đất này. Và thế đất ở phía Đông căn nhà cần phải hơi cao hơn thế đất phía Tây. Một bức họa hay một tác phẩm điêu khắc hình con rồng được treo trên tường phía Đông trong nhà (khiến quỷ thần phải sợ), sẽ giúp cho gia chủ vượt qua những cảnh xấu như: cột khói, một vật lớn có những cạnh nhọn, một thân cây chết...

    Hướng Tây

    Đây là nơi ngự trị Bạch Hổ (cọp), với cốt là kim. Hướng này tượng trưng cho mùa thu và tương quan với nước, nhưng khắc với gỗ và lửa. Nước tượng trưng cho âm và vì thế màu mỡ, thịnh vượng, giàu có và phát triển... Các vật có liên hệ với nước như: sông, hồ, ao, nước bể nuôi cá, cây mọc dưới nước, bình cắm hoa có nước... đều có lợi cho hướng Tây.
    Trong phong thủy thực hành hiện đại, nước được đặt ở phía Tây của căn phòng mang ý nghĩa có tiền bạc và giàu có. Hướng này tượng trưng cho sự dồi dào, tình thương và mơ mộng, vì rằng nước nuôi dưỡng những sự kiện và các mối quan hệ. Vì thế, bức tường phía Tây, hoặc một góc phòng phía Tây Bắc của một phòng ngủ, là vị trí rất thích hợp để bài trí những vật có liên quan đến nước. ở các đền chùa, nhà thờ, các bàn thờ, điện thờ, người ta cũng thường bố trí hướng mặt về phía Tây (phương Tây cực lạc)./.

    Sơn Tùng

    (Theo: http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/khoahocdoisong/2005/3/14725.ttvn )
  7. ThanhXuanmobile

    ThanhXuanmobile Thành viên

    Bài viết:
    121
    Được Like:
    70
    "Phong Thủy" và "thuật phong thủy" :D

    - "Phong thủy" khác với "thuật phong thủy". "Phong thủy" tồn tại khách quan. "Thuật phong thủy" là hoạt động chủ quan đối với khách quan. Bản thể của "Phong thủy" là thiên nhiên, bản thể của "thuật phong thủy" là con người. :D

    (Sưu tầm)
  8. hiveman

    hiveman Thành viên

    Bài viết:
    644
    Được Like:
    346
    Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam?
    (theo báo Thanh Niên)

    Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề " tác quyền" của bộ Kinh này. Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam. Với sự thận trọng cần thiết, Thanhnien Online xin giới thiệu bài viết sau đây của học giả Nguyễn Thiếu Dũng để rộng đường tham khảo.
    Từ hai nghìn năm trước khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tổ tiên chúng ta ở thời đại Hùng Vương đã sáng tạo Kinh Dịch và dùng học thuyết này xây dựng nền tảng cơ bản cho văn hoá Việt Nam, nhờ thế trong suốt một nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, chúng ta vẫn đứng vững không bị đồng hoá như các dân tộc ở Hoa Nam.
    Người Trung Hoa không biết từ thời điểm nào đã tiếp thu được Kinh Dịch của Việt Nam và họ cũng đã dùng Kinh Dịch để góp phần xây dựng nền tảng văn hoá của họ. Cho nên trong sinh hoạt, chúng ta có nhiều điểm giống họ, sau một nghìn năm mất chủ quyền, ta mất luôn tác quyền Kinh Dịch và những gì ta nghĩ, ta làm thấy giống Trung Hoa ta đều tự nhận mình học của Trung Hoa. Kỳ thật không phải như vậy. Người Trung Hoa rất trọng hướng Đông, khi họ tiếp khách, chủ nhà ngồi quay mặt về hướng Đông để tỏ chủ quyền. Trong thời lập quốc họ luôn luôn hướng về biển Đông, không kể Nam Kinh những Kinh đô danh tiếng của Trung Quốc đều lần lượt nối nhau tiến dần từ Tây Bắc sang Đông. Ngày nay những thành phố lớn của họ cũng đều tập trung ở bờ Đông. Thế mà trong Kinh Dịch họ phải công nhận hướng Nam là hướng văn minh, mặc dầu trong sử sách họ vẫn cho Hoa Nam là xứ man di. Mỗi khi cần bói Dịch họ đặt Kinh Dịch trên bàn thờ cho quay mặt về hướng Nam như hướng ngồi của Hoàng đế, rồi lạy bái cầu xin. Cử chỉ này cho thấy trong tiềm thức họ không quên nguồn gốc Kinh Dịch đến từ phương Nam, từ đất nước của các vua Hùng.
    Trong vòng 60 năm trở lại đây một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã trực giác thấy rằng Kinh Dịch là tài sản của Việt Nam nhưng khi nói như thế họ vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của truyền thuyết nên vẫn thừa nhận Phục Hy là nhân vật sáng tạo Kinh Dịch. Cho nên không tránh được mâu thuẫn.
    Ngày nay chúng ta có đầy đủ chứng lý để nói ngay rằng Kinh Dịch là sản phẩm của Việt Nam, do chính tổ tiên người Việt sáng tạo, trên chính quê hương Việt Nam với nhiều bằng chứng vật thể còn lưu dấu trên đồ gốm Phùng Nguyên, đồ đồng Đông Sơn. Phục Hy, Văn Vương chưa từng làm ra Dịch.
    1) Chứng lý vật thể: Kinh Dịch xuất hiện tại Việt Nam một nghìn năm trước khi có mặt tại Trung Quốc:
    Tại di chỉ xóm Rền, thuộc nền Văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã đào được một chiếc nồi bằng đất nung (11, tr 642) trên có trang trí bốn băng hoa văn, mỗi băng nầy tương đương với một hào trong quẻ Dịch, theo phép đọc Hổ thể thì đây chính là hình khắc của quẻ Lôi Thuỷ Giải. Đây có thể xem là chứng tích xưa nhất trên toàn thế giới hiện chúng ta đang có được về Kinh Dịch. Chiếc nồi báu vật vô giá này mang trên mình nó lời cầu nguyện của tổ tiên chúng ta về cảnh mưa thuận gió hòa, mong sao được sống một đời an bình không có họa thuỷ tai. Lôi Thuỷ Giải là mong được giải nạn nước quá tràn ngập (lũ lụt), hay nước quá khô cạn (hạn hán). Niên đại của Văn hoá Phùng Nguyên được Hà Văn Tấn xác định: ”Phùng Nguyên và Xóm Rền đều là các di chỉ thuộc giai đoạn giữa của văn hoá Phùng Nguyên. Hiện tại chưa có niên đại C14 cho giai đoạn này. Nhưng hiện nay chúng ta đã có một niên đại C14 của di chỉ Đồng Chỗ là di chỉ mà tôi cho là thuộc giai đoạn sớm của Văn hoá Phùng Nguyên: 3800 + 60 BP (Bln-3081) tức 1850 + 60BC (Hà Văn Tấn 1986: 181-182). Như vậy, các di chỉ Phùng Nguyên và Xóm Rền phải muộn hơn niên đại này. Nhưng Phùng Nguyên và Xóm Rền lại sớm hơn các niên đại C14 của lớp dưới di chỉ Đồng Đậu. Hiện nay lớp này có các niên đại: 3330 + 100BP (Bln-830), 3050 + 80BP (Bln-3711); 3015 + 65BP (HCMV 05/93); 3100 + 50BP (HCMV 06/93).
    Nếu tin vào các niên đại C14 này thì giai đoạn giữa của văn hoá Phùng Nguyên nằm vào khoảng giữa thế kỷ 17 và thế kỷ 14 trước Công Nguyên... tương đương với văn hoá Thương ở Trung Quốc, thậm chí với giai đoạn sớm của văn hoá này (1, tr 578-579).
    Về phía Trung Quốc, tuy theo truyền thuyết cho là Kinh Dịch do Phục Hy thời đại tối cổ Trung Quốc tạo ra nhưng trên thực tế không có chứng cứ nào để xác nhận chuyện này. Triết gia đầy uy tín của Trung Quốc Phùng Hữu Lan đã khẳng định trong Trung Quốc Triết học sử: ’’Suốt thời nhà Thương chưa có Bát Quái” (bản Hồng Kông 1950, tr 457). Chưa có Bát Quái nghĩa là chưa có Kinh Dịch. Quẻ Dịch xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc là trên sách Tả Truyện thời Xuân Thu-Chiến Quốc (772-221 BC). Vào thời kỳ này trên một số lớn các trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam đã có khắc hình quẻ Lôi Thuỷ Giải bằng 6 dải băng nghĩa là đầy đủ 6 hào. Vậy là rõ ràng Kinh Dịch đã có ở Việt Nam từ thời các Vua Hùng, so với chứng cứ cụ thể của Trung Quốc Kinh Dịch đã có ở nước ta trước Trung Quốc cả nghìn năm. Chuyện này chẳng khác chi chuyện tổ tiên ta đã biết trồng lúa nước nghìn năm trước Trung Hoa mà Trần Trọng Kim vẫn viết trong Việt Nam sử lược là người Trung Hoa có công dạy dân ta làm ruộng.

    _______________________
    [SIZE=-1]Cacbon-14 có chu kỳ bán rã 5.700 năm và nó được sử dụng rộng rãi để xác định niên đại[/SIZE]
  9. hiveman

    hiveman Thành viên

    Bài viết:
    644
    Được Like:
    346
    2) Chứng lý ngôn ngữ học: Một số tên quẻ Dịch là tên tiếng Việt không phải tiếng Trung Quốc:
    Người ta thường gọi Kinh Dịch hay Kinh Diệc và cứ đinh ninh Diệc là do Dịch đọc chệch đi, kỳ thật tổ tiên ta nói Kinh Diệc và người Trung Hoa đã đọc chệch đi thành Dịch. Tiếng Trung Hoa Dịch còn có thể đọc là Diệc(Xem Khang Hy Từ Điển). Diệc là một loài chim nước, có họ với loài cò. Đây là những loài chim quen thuộc với đồng ruộng, với văn minh nông nghiệp, văn minh Văn Lang. Kinh Dịch là kết tinh của văn minh nông nghiệp, các nhà sáng tạo kinh Dịch Việt Nam lấy hình ảnh con diệc, con cò làm tiêu biểu cho hệ thống triết học của mình là hợp lý, nhưng người Trung Quốc muốn làm biến dạng cho khác đi, cho rằng chữ Dịch là hình ảnh con tích dịch - một loại thằn lằn hay biến đổi màu sắc theo thời gian chẳng thân thiết gần gũi gì với người nông dân cả. Điều này đã được ghi chú rất rõ trên trống đồng Đông Sơn về sau sẽ giải rõ.
    Tên tám quẻ đơn Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài đều là tiếng Việt không phải là tiếng Trung Quốc. Các học giả Trung Hoa rất lúng túng khi giải nghĩa nguồn gốc tên những quẻ này vì họ cứ cho đó là tiếng Hoa nên tìm mãi vẫn không lý giải được. Ở đây chỉ dẫn một quẻ để minh chứng. Quẻ Ly không có nguồn gốc Trung Hoa, đây chỉ là chữ ghi âm tiếng Việt, một dạng chữ Nôm loại giả tá. Kinh Dịch bản thông hành ghi là Ly, âm Bắc Kinh đọc là Lĩ, nhưng bản Bạch Thư Chu Dịch đào được ở Mã Vương Đôi thì lại ghi là La, âm Bắc Kinh đọc là lúo (đọc như lủa). Rõ ràng đây là cách ghi của hai người Trung Hoa ở hai nơi hoặc hai thời điểm nghe người Việt Nam nói là quẻ Lửa, một người bèn ghi là lĩ (Ly), một người lại ghi là lủa (La). Còn người Việt Nam viết chữ Nôm Lửa thì lại dùng chữ lã làm âm. Cả ba âm Ly, La, Lã đều là cận âm với âm lửa, dùng để ghi âm âm lửa. Như vậy quẻ Ly không phải là quẻ có nghĩa là lìa hay là dựa như người Trung Hoa nghĩ mà chính là quẻ Lửa tức là quẻ Hoả như về sau họ đã dịch đúng nghĩa của nó.
    3) Chứng lý đồ tượng: Kinh Dịch Trung Hoa thiếu một hình đồ trọng yếu, trong khi hình đồ này đang được cất giấu tại Việt Nam. Chứng tỏ Việt Nam mới là nước sáng tạo Kinh Dịch.
    Đồ tượng và quái tượng (quẻ) là những hình tượng cơ bản cấu tạo nên Kinh Dịch. Cả hai đều có những giá trị bổ túc cho nhau để hình thành Kinh Dịch. Đọc Dịch mà chỉ chú trọng đến quẻ không chú ý đến Đồ là một thiếu sót đáng tiếc vì như thế là đã bỏ qua quá nửa phần tinh tuý của Dịch. Những ứng dụng quan trọng của Dịch đa phần đều căn cứ trên đồ, như thuyết trọng nam khinh nữ chi phối sâu đậm nhân sinh quan Trung Quốc thời kỳ phong kiến là ảnh hưởng Càn trọng Khôn khinh của Tiên Thiên Đồ, xem phong thuỷ, coi tử vi, học thuyết Độn Giáp, Thái Ất phát sinh ở Trung Hoa là do ảnh hưởng của Hậu Thiên Đồ. Y học, Võ thuật, Binh Thư Đồ trận lừng danh của Trung Quốc đều từ các Thiên Đồ mà ra. Theo thuyết Tam tài, cơ sở để xây nên toà lâu đài Kinh Dịch thì phải có ba Đồ chính là Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ và Trung Thiên Đồ nhưng suốt cả hai nghìn năm nay, Trung Quốc chỉ lưu hành hai Đồ Tiên Thiên và Hậu Thiên. Người Trung Hoa tuyệt nhiên không tìm ra Trung Thiên Đồ, cuối cùng họ đành bó tay, rồi thản nhiên kết luận, không cần có Trung Thiên Đồ. Đã có Tiên Thiên Đồ làm thể và Hậu Thiên Đồ làm dụng là đủ lắm rồi. Đây chính là khuyết điểm lớn nhất của Dịch học Trung Quốc mà cũng là cái may lớn nhất cho ta để từ chỗ sơ hở này ta tìm ra chứng lý quan trọng nhất, quyết định nhất để xác nhận tác quyền của Việt Nam. Trung Quốc không có Trung Thiên Đồ, một Đồ quan trọng bậc nhất dùng làm la bàn để viết nên kinh văn các lời hào, Việt Nam lại cất giữ Trung Thiên Đồ! Vậy thì ai là chủ nhân Kinh Dịch? Câu hỏi đã được trả lời, bí ẩn hai nghìn năm đã được trưng ra ánh sáng.
    Tác giả bài này có may mắn là đã thiết lập được Trung Thiên Đồ. Đồ này quẻ Càn ở phương Nam, quẻ Đoài ở phương Đông Nam, quẻ Tốn ở phương Đông, quẻ Khảm ở phương Đông Bắc, quẻ Ly ở phương Bắc, quẻ Cấn ở Tây Bắc, quẻ Chấn ở Tây và quẻ Khôn ở phương Tây Nam.
    Đây chính là Đồ thứ ba trong số ba Thiên Đồ trọng yếu của Kinh Dịch mà người Trung Hoa không tìm ra. Nếu Tiên Thiên Đồ là Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ là Địa Đồ thì Trung Thiên Đồ là Nhân Đồ nghĩa là Đồ nói về con người. Có một danh hoạ tài ba nào chỉ trong một hình vẽ có thể biểu đạt ba hình thái khác nhau về con người? Điều này chưa ai làm được, ngay cả máy móc tân tiến nhất, hiện đại nhất cũng không thể làm việc này. Thế mà Trung Thiên Đồ cùng một lúc có thể diễn tả ba trạng thái khác nhau đó: Trung Thiên Đồ có mục đích nói về những vấn đề liên quan đến con người cho nên hình đồ Trung Thiên có thể biểu thị ba khía cạnh khác nhau của con người về mặt sinh lý, về mặt siêu lý và về mặt đạo lý:
    a) Con người sinh lý: Quẻ Càn tượng cho bán cầu não phải, Quẻ Khôn tượng cho bán cầu não trái. Khi một người bị tai biến mạch máu não ở bán cầu phải thì tay chân bên trái thường bị liệt, ngược lại cũng thế. Vì Càn thuộc dương nên liên quan đến tay trái gồm hai quẻ Chấn dương và Cấn dương và vì tay trái đã dương thì chân trái lại thuộc về âm nên chân có quẻ Ly âm. Trái lại, bán cầu não trái Khôn âm sẽ ảnh hưởng đến tay phải Trạch âm và Tốn âm cùng với chân Khảm dương. Điều này tương đồng với kết quả thực nghiệm của Leokadia Podhorecka (1986), trình bày năm 1986 tại hội nghị quốc tế về Trường sinh học tại Zagrev về tính bất đối xứng phải - trái trong nhân thể (2, tr 117). Hình đồ cũng thể hiện được y lý Đông Phương cho rằng Thiên khí tả truyền: Dương khí đi từ bên phải (Càn dương) sang bên trái (Cấn, Chấn dương), Địa khí hữu truyền: Âm khí đi từ bên trái (Khôn âm) sang bên phải (Đoài, Tốn âm). Con người muốn sống cần phải thở (Càn phế, chủ khí), sau đó phải được nuôi dưỡng bằng thức ăn (Khôn, tỳ vị). Con người khoẻ mạnh khi tâm (Ly) giao hoà với thận (Khảm), nếu tâm thận bất giao sẽ sinh tật bệnh, vị y tổ Việt Nam Lê Hữu Trác đã phát triển học thuyết này để chữa bệnh rất hiệu quả.
    [​IMG]
    Con người siêu lý
    b) Con người siêu lý
    : Theo trãi nghiệm của các hành giả Yoga hoặc Khí công, Thiền, thì cơ thể có bảy trung tâm năng lượng tác động chi phối sự sống của con người, gọi là bảy đại huyệt hay là bảy luân xa. Trung Thiên Đồ chính là biểu đồ hệ thống bảy luân xa đó, theo thứ tự từ dưới lên: luân xa 1 là Hoả xà Kundalinê chính là quẻ Ly hoả, Luân xa 2 là Mệnh môn quan chính là quẻ Khảm (thận thuỷ), Luân xa 3 là Đơn điền Ngũ Hành Sơn chính là quẻ Cấn sơn, Luân xa 4 là Luân xa tâm gồm hai quẻ Tốn (tâm âm) và Chấn (tâm dương), luân xa 5 là trung tâm Ấn đường chính là quẻ Đoài, luân xa 6 nằm ở chân mi tóc hay huyệt Thượng tinh mà Đạo giáo thường gọi là Kim mẫu chính là quẻ Khôn (Địa mẫu), Luân xa 7 là huyệt Thiên môn Bách hội chính là quẻ Càn Thiên.
    [​IMG]
    Con người đạo lý
    c) Con người đạo lý:
    Trung Thiên Đồ còn biểu đạt một mẫu người đạo lý tâm linh: quẻ Sơn Tượng cho tính người tham lam muốn tích luỹ như núi (Tham), quẻ Ly Hoả tượng cho người có tính sân như lửa (Sân), quẻ Khảm Thuỷ tượng cho người có tính si như nước đổ dồn về chỗ thấp (Si), ba thói xấu đó sẽ dẫn con người đến chỗ ác tượng trưng bằng quẻ Tốn (tâm âm, nhục tâm, vọng tâm), (như thuyết Tam Độc của Phật Giáo). Nhưng nếu con người biết phát triển tâm từ bi như tình yêu của mẹ tượng bằng quẻ Khôn (Địa Mẫu - Từ Bi), khiến tâm thanh tịnh an lạc tượng bằng quẻ Đoài (Vui, Hỉ), lúc nào cũng sẵn lòng cảm thông tha thứ cho người, tượng bằng quẻ Càn (Xả) thì con người sẽ đạt được cõi phúc, tượng bằng quẻ Chấn (Tâm dương, Chân tâm, Đạo tâm), (như thuyết Tứ vô lượng tâm của Phật giáo).
  10. hiveman

    hiveman Thành viên

    Bài viết:
    644
    Được Like:
    346
    4) Phát hiện Trung Thiên Đồ trong truyền thuyết
    Kinh Dịch có tám quẻ đơn: Càn còn gọi là Thiên có tượng là trời, là vua, là cha. Khôn còn gọi là Địa có tượng là đất, là hoàng hậu, là mẹ. Khảm còn gọi là Thuỷ có tượng là nước, là cá (ngư). Ly còn gọi là Hoả có tượng là lửa. Cấn còn gọi là Sơn có tượng là núi. Đoài còn gọi là Trạch có tượng là đầm (hồ). Chấn còn gọi là Lôi có tượng là sấm, là con trai trưởng. Tốn còn gọi là Phong có tuợng là gió, là cây (mộc).
    Khi tám quẻ đơn chồng lên nhau ta được 64 quẻ kép, nhưng khi tám quẻ đơn được đặt trên vòng tròn ta sẽ được ba thiên đồ căn bản: Tiên Thiên Đồ thường được người Trung Hoa gọi là Tiên Thiên Đồ Phục Hy vì cho là do Phục Hy chế ra, Hậu Thiên Đồ cũng được người Trung Hoa gọi là Hậu Thiên Đồ Văn Vương vì cho là do Văn Vương thiết lập, ở đây chúng tôi chỉ gọi là Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ vì đã chứng minh được Kinh Dịch do người Việt Nam sáng chế nên Phục Hy, Văn Vương chẳng can dự gì vào việc sáng tạo các thiên đồ. Dịch đồ thứ ba chính là Trung Thiên Đồ đã được tổ tiên Việt Nam cất giấu trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ.
    Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ không chỉ là một huyền sử về nguồn gốc dân tộc "Con Rồng cháu Tiên", một thông điệp về tình đoàn kết, nghĩa yêu thương giữa các dân tộc anh em, đồng bào mà còn chứa đựng một thông tin về di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam đã được tổ tiên chúng ta bí mật cất giữ trong đó: tôi muốn nói đến Kinh Dịch đứa con lưu lạc của Việt Nam đã được Trung Quốc nuôi dưỡng và đã thành danh ở đó. Nếu chúng ta kết hợp những thông tin nằm rải rác trong các truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, truyện Hồ tinh, Mộc tinh, Ngư tinh ta sẽ thiết lập được một Trung Thiên Đồ mà người Trung Quốc chưa hề biết đến. Theo Kinh Dịch, Lạc Long Quân thường được nhân dân gọi là Bố mỗi khi có việc cần giúp đỡ có thể ký hiệu bằng quẻ Càn có tượng là vua, là cha. Lạc Long Quân thường sống ở Thuỷ phủ ký hiệu là quẻ Khảm có tượng là nước. Lạc Long Quân diệt được Hồ tinh là con cáo chín đuôi sống hơn ngàn năm ở đầm Xác Cáo nay là Hồ Tây, sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Đoài tức quẻ Trạch có tượng là đầm. Đất Phong Châu thời Thượng cổ có cây Chiên đàn sống hàng ngàn năm, chim hạc thường đến đậu ở đấy nên nơi đó còn gọi là đất Bạch Hạc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), lâu ngày cây hoá thành yêu tinh dân gọi là thần xương cuồng, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ra sức đánh đuổi, cứu dân thoát khỏi sự bức hại của xương cuồng. Sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Tốn còn gọi là quẻ Phong có tượng là mộc. Lạc Long Quân cũng có công diệt được ngư tinh, con yêu ngư xà ăn thịt người, chuyện này cũng thuộc quẻ Khảm ký hiệu ở trên. Truyền thuyết thường nói chung là Lạc Long Quân (quẻ Càn) diệt hồ tinh (quẻ Đoài), diệt mộc tinh (quẻ Tốn), diệt ngư tinh (quẻ Khảm) để cứu dân, từ đó ta đã có được một vế của Trung Thiên Đồ: Càn - Đoài - Tốn - Khảm. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân nói với Âu Cơ (được tôn xưng là Quốc mẫu, là mẹ, ký hiệu là quẻ Khôn): (1, tr 30). Như thế là truyền thuyết đã xác định rất rõ tính cách tương phản giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân thuộc quẻ Khảm (Thuỷ) thì Âu Cơ thuộc quẻ Ly (Hoả). Truyền thuyết kể tiếp: "Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang". Lên Phong Châu là lên núi ký hiệu là quẻ Cấn có tượng là núi, tôn người con cả ký hiệu là quẻ Chấn vì Chấn có tượng người con trưởng. Ta lại có thêm vế thứ hai của Trung Thiên Đồ: Ly - Cấn - Chấn - Khôn. Đến đây ta đã khai quật được Trung Thiên Đồ từ lớp ngôn ngữ truyền thuyết, các quẻ xếp theo thứ tự Càn - Đoài - Tốn - Khảm - Ly - Cấn - Chấn - Khôn theo chiều ngược kim đồng hồ.
    5) Vai trò Trung Thiên Đồ trong việc hình thành văn bản Kinh Dịch:
    a) Bố cục Kinh Dịch: Kinh Dịch có 64 quẻ, 30 quẻ đầu thuộc về thượng kinh, 32 quẻ sau thuộc về hạ kinh. Nhìn vào cách sắp đặt vị trí các quẻ Dịch trong bản kinh văn thông hành ta không thể không nghĩ rằng các nhà làm Dịch đã sử dụng Trung Thiên Đồ như là la bàn để phân bố các quẻ. Mở đầu kinh văn là hai quẻ Càn số 1, Khôn số 2 đúng như vị trí Càn Khôn đứng bên nhau trên Trung Thiên Đồ, cuối thượng kinh là hai quẻ Khảm số 29 và Ly số 30 đúng như vị trí Khảm Ly dưới Trung Thiên Đồ. Mở đầu hạ kinh là hai quẻ Trạch Sơn Hàm số 31 và quẻ Lôi Phong Hằng số 32 đúng như vị trí quẻ Đoài Trạch đối qua tâm với quẻ Cấn Sơn tạo thành quẻ Trạch Sơn Hàm, quẻ Chấn Lôi đối qua tâm với quẻ Tốn Phong tạo thành quẻ Lôi Phong Hằng nằm giữa Trung Thiên Đồ. Cuối hạ kinh là hai quẻ Thuỷ Hoả Ký Tế số 63 và Hoả Thuỷ Vị Tế số 64 đúng như vị trí quẻ Khảm Thuỷ giao hoán với quẻ Ly Hoả tạo thành.
    Khác hẳn với Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ các quẻ Càn Khôn Ly Khảm đứng đối nhau qua tâm, biểu hiện trạng thái phân ly, trên Trung Thiên Đồ các quẻ Càn Khôn Ly Khảm đứng gần nhau từng đôi một biểu hiện trạng thái giao hội. Ở tự nhiên mọi vật có thể đối nghịch, vừa tương phản vừa tương thành. Nhưng ở con người thì khác, con người là một chỉnh thể, một thái cực, một toàn đồ âm dương phải tương hội điều hoà, nếu một bên thiên thắng con người sẽ bất ổn, phát sinh bệnh tật.
    b) Đặt tên cho quẻ Dịch: Nhiều nhà chú giải Kinh Dịch Trung Quốc khi giải thích nghĩa chữ giao của hào thượng cửu quẻ Thiên Hoả Đồng nhân số 13 "Đồng nhân vu giao" thường chỉ dừng lại ở vấn đề chính trị xã hội nên hiểu giao theo một nghĩa rất hẹp, họ cho giao là vùng đất ngoại ô kinh thành nếu muốn đồng thì nên tìm người ở xa mà liên hiệp. Hiểu như vậy thì không sát nghĩa và không đúng với lập ý của người làm ra Kinh Dịch. Có lẽ vì người Trung Quốc trong tay không có la bàn Trung Thiên Đồ là đồ đã bị Tổ tiên người Việt Nam cất giấu rất kỹ không truyền ra ngoài nên không hiểu rằng giao tức là giao hội, khi hoả xà Kundalinê từ lâu cuộn mình ở đốt xương cùng có đủ điều kiện lên hợp nhất với thần Vishnou cư trú ở huyệt Thiên môn nghĩa là khi luân xa số 1 là quẻ Ly Hoả hoà nhập với luân xa số 7 là quẻ Càn Thiên là lúc con người đạt đến trạng thái toàn thức, hạnh phúc hoàn hảo nhất, con người đạt đến mức độ giao hội cùng vũ trụ, tha nhân, vì thế mới đặt tên cho quẻ này là Thiên Hoả Đồng nhân. Giao nằm ở hào thượng cửu (theo Dịch lý thuộc tài thiên), tức là ở mức độ đồng nhân cao nhất, mức độ hoà đồng siêu việt, Nếu hiểu giao như nghĩa các chữ Đông giao (ngoại ô phía đông), Nam giao (ngoại ô phía Nam) thì không phù hợp với cấu trúc quẻ Dịch, hiểu như vậy là mặc nhiên nhận giao thuộc về đất phải nằm ở hào hai, tài Địa. Cũng như quẻ Đồng Nhân, các Dịch học gia Trung Quốc cũng bị hạn chế khi hiểu quẻ Đại Hữu chỉ là sở hữu tài sản vật chất họ không ngờ rằng Đại Hữu là sở hữu tài sản tinh thần vĩ đại, quẻ này chính là ghi lại thành tựu một quá trình công phu trãi nghiệm của hành giả đã hợp nhất với vũ trụ, mà mỗi hào mô tả thành quả một chặng đường liên tục từ hạ đẳng công phu đến thượng đẳng công phu.
    c) Đọc lại Kinh Dịch: Nhờ có Trung Thiên Đồ ta có thể đọc lại Kinh Dịch một cách chính xác hơn, điều này nghe có vẽ nghịch lý vì ta làm sao thông thạo ngôn ngữ Trung Hoa hơn người Trung Hoa được, nhưng vì ta có Trung Thiên Đồ là la bàn tổ tiên ta dựa vào đấy để viết các lời hào nên chúng ta có cách đọc thuận lợi hơn. Ở đây tôi chỉ xin dẫn ra một thí dụ để minh chứng. Kinh Dịch có ba quẻ nói đến Tây Nam, quẻ Giải: "Lợi Tây Nam", quẻ Kiển: "Lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc”, quẻ Khôn: "Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng”. Căn cứ vào Hậu Thiên Đồ, quẻ Khôn (đất) nằm ở hướng Tây Nam, quẻ Cấn (núi) nằm ở hướng Đông Bắc, Vương Bật, người thời Tam Quốc, trong Chu Dịch chú giải thích như sau: ”Tây Nam là đất bằng, Đông Bắc là núi non. Từ chỗ khó mà đi đến chỗ bằng, cho nên khó khăn sẽ hết, từ chỗ khó mà đi lên núi, thì sẽ cùng đường”, Khổng Dĩnh Đạt trong Chu Dịch chính nghĩa viết: ”Tây Nam thuận vị là hướng bằng phẳng dễ đi, Đông Bắc hiểm vị là chỗ trắc trở khó khăn. Đường đi lắm trắc trở, tất cả đi đến chỗ bằng dễ đi thì khó khăn sẽ hết, trái lại nếu đi vào chỗ hiểm thì càng bế tắc cùng đường. Đi ở phải hợp lý vậy”, (3, tr 846).Trương Thiện Văn trong Từ điển Chu Dịch giải thích: ”Lợi cho việc đi về đất bằng Tây Nam, không lợi cho việc đi về phía núi non đông bắc. Tây nam tượng trưng cho đất bằng, Đông bắc tượng trưng cho núi non. Đây nói ở thời kiển nạn mọi hành động đều phải tránh khó khăn hiểm trở, phải hướng về phía bằng phẳng thì mới có thể vượt qua kiển nạn,vì vậy nói lợi tây nam, bất lợi đông bắc”, (3, tr 907). Nói chung lời giải thích của đa số Dịch gia Trung Quốc đều dựa vào vị trí các quẻ trên Hậu Thiên Đồ và đều cho núi là trở ngại, nhưng giải như vậy không thể khớp với Dịch lý, quẻ Kiển tức là quẻ Thuỷ Sơn Kiển, hình tượng nước ngập núi, trận đại hồng thuỷ. Vậy núi chỉ là trở ngại thứ yếu. Sự thật đối với người cổ đại núi tuy có khổ ải hơn nơi bằng phẳng nhưng không phải là trở ngại đáng kể. Đối với người cổ đại núi là nhà, hang hốc là nhà. Núi che chở cho họ, cung cấp thực phẩm, đùm bọc nuôi dưỡng họ. Nói cho cùng với tượng quẻ như vậy, người ta không lo về núi mà nỗi lo triền miên chính là nước. Suốt thời cổ đại, nhất là ở Việt nam, chiến tranh bất tận là chiến cuộc giữa NGƯỜI với NƯỚC. Con người khơi dòng lấy đất canh tác, đẩy lùi biển để giành đất sống. Khi con người thắng biển nghĩa là khi Sơn tinh thắng Thuỷ tinh, Kiển nạn được giải. Vấn đề lật ngược, quẻ Thuỷ Sơn Kiển lật thành quẻ Sơn Thuỷ Mông, Thoán từ ca ngợi chiến công thần thánh này là Lợi Trinh (thắng lợi bền chặc).
    Ở Hậu Thiên Đồ cũng như ở Trung Thiên Đồ, quẻ Khôn cùng ở vị trí Tây Nam nhưng ở vị trí Đông Bắc thì quẻ của hai đồ hoàn toàn ngược nhau. Nếu Hậu Thiên Đồ là quẻ Cấn (núi) thì ở Trung Thiên Đồ lại là quẻ Khảm (nước). Ta thấy rõ muốn hiểu nghĩa lời hào của ba quẻ đó không thể dựa vào vị trí quẻ trên Hậu Thiên Đồ, vì không chính xác. Chỉ có thể dựa vào vị trí quẻ trên Trung Thiên Đồ mới làm sáng tỏ được nghĩa quẻ. Con người không ngại núi mà chỉ e sông, e biển. Câu lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc không phù hợp với thực tiển Trung Quốc vì con đường sống của họ luôn dịch chuyển từ Tây Bắc sang Đông Bắc, hành trình các kinh đô của các triều đại Trung Hoa thường đi từ núi ra biển:Tây An - Trường An - Lạc Dương - Khai Phong - Bắc Kinh. Đó là hành trình ngược với lời hào ba quẻ: Giải, Khôn, Kiển.
    Trong khi đó lời hào ba quẻ trên lại hoàn toàn phù hợp với thực tiển Việt Nam. Đối với Việt Nam, Đông Bắc mới thực là bất lợi, đó là biển cả là cửa ngỏ cho phong kiến phương bắc xâm lược. Việt Nam chỉ có con đường sống là mở nước về phương Nam và Tây nam. Lịch sử Việt Nam đã chứng thực lời đó, đã hai lần chúng ta tiến về hướng Tây Nam, đợt đầu tiến về đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, đợt sau tiến về vựa lúa châu thổ sông Cửu Long. Lời hào trên vẫn còn là lời dự báo ứng nghiệm với Việt Nam ngày nay: Tây Nam đắc bằng khi gia nhập khối Đông Nam Á, con đường Tây nam đang ở thế thuận lợi.
    6/ Kết luận:
    Chúng ta còn nhiều chứng lý từ vật thể đến phi vật thể, từ ngôn ngữ đến văn bản, nhưng mấu chốt hơn hết để chứng minh Kinh Dịch do Tổ tiên người Việt Nam sáng tạo vẫn là vai trò của Trung Thiên Đồ. Khi một người muốn chứng minh một vật là sản phẩm do chính mình đúc ra thì ngườI đó phải trưng ra khuôn đúc, ở đây cũng vậy Trung Quốc không có Trung Thiên Đồ giống như không có khuôn đúc thì làm sao bảo rằng Trung Quốc đã sáng chế ra Kinh Dịch. Thật ra Trung Quốc chỉ có công phát huy Kinh Dịch nhờ đó Kinh Dịch mới có bộ mặt vĩ đại như ngày nay, cũng như họ đã làm rạng rỡ cho Thiền nhưng không ai có thể quên Thiền có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ. Đã đến lúc cái gì của César phải trả lại cho César. Khi chúng ta nhận ra rằng Kinh Dịch là di sản của Tổ tiên ta sáng tạo, ta sẽ hiểu được do đâu ta cũng cùng giải đất với các dân tộc vùng Hoa Nam, núi liền núi, sông liền sông mà họ bị đồng hoá còn chúng ta thì không. Kinh Dịch chính là cuốn Cổ văn hoá sử của Việt Nam mà Tổ tiên chúng ta còn lưu lại ngày nay, tuy có bị sửa đổi nhuận sắc nhiều lần nhưng những vết tích của nền văn minh thời các vua Hùng dựng nước vẫn còn đậm nét trong nhiều quẻ Dịch.
    Người sáng tạo Kinh Dịch đã dựa vào Trung Thiên Đồ để bố cục vị trí các quẻ đúng như bản thông hành hiện đang phổ biến. Các Dịch học gia Trung Quốc căn cứ vào vị trí các quẻ theo Hậu Thiên Đồ nên có nhiều câu trong Kinh văn bị họ giảng sai với ý nguyên tác, muốn giảng cho đúng phải dựa vào Trung Thiên Đồ, không thể làm khác được.
    Trung Thiên Đồ giữ một vị trí quan trọng và quyết định như vậy đã được Tổ tiên Việt Nam cất giấu rất kĩ trong truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ. Từ truyền thuyết này có thể tìm lại Trung Thiên Đồ. Trung Thiên Đồ còn được khắc ghi cẩn trọng trên Trống đồng Đông Sơn có điều kiện tác giả bài này sẽ công bố sau.
    Chúng tôi còn nhiều minh chứng khác để kiện toàn chứng lý cho kỳ án này. Không còn nghi ngờ gì nữa, Kinh Dịch chính là sáng tạo của Tổ tiên Việt Nam. Muốn hiểu đúng bản chất văn hoá Việt Nam không thể không khảo sát Kinh Dịch, như là sáng tạo của Việt Nam.
    Hà Vân, thinhbeo2001, tins and 2 others like this.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.