Kiếm tiền từ ứng dụng di động trên Google Play: Có dễ ?

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi SangCongDang, 10 Tháng mười hai 2014.

  1. SangCongDang Thanks for reading

    Gsm.vn – Cộng đồng internet Việt Nam không ai không biết đến anh Nguyễn Hà Đông, cha đẻ trò chơi Flappy Bird mà còn biết đến anh về kỷ lục kiếm tiền từ ứng dụng di động. Chia sẻ trên trang The Verge trước khi “đóng cửa” Flappy Bird, Đông cho biết mỗi ngày App Store và Google Play trả anh 50,000 USD tiền quảng cáo ( tương đương một tỷ đồng). Trên thực tế, việc kiếm tiền nhiều như anh Đông ở Việt Nam nhờ ứng dụng di động rất hiếm, nhưng làm giàu từ ứng dụng di động thì lại có rất nhiều trường hợp.

    Android của Goolge là hệ điều hành rất nhiều nhà lập trình trong nước chọn để kiếm tiền vì nền tảng mở, kiểm duyệt dễ và nhiều người sử dụng. Theo một nguồn tin chưa kiểm chứng nói với gsm.vn, chỉ cần có hơn vài triệu lượt tải về trên Google Play, chủ nhân của ứng dụng đó đã bỏ túi vài ngàn USD/tháng. Liệu việc kiếm tiền từ Google Play có dễ dàng như vậy ?
    Nếu trả lời là dễ thì năm tấm ảnh dưới đây sẽ làm bạn phải thay đổi suy nghĩ vì thói quen của người sử dụng ngày nay đã khác thời Google mới mở cửa kho ứng dụng của mình.

    Qua rồi thời kỳ “hữu xạ tự nhiên hương”
    [​IMG]

    Đa phần các lập trình viên ở Việt Nam thành công trên Goolge từ thời hệ điều hành này còn sơ khai, chưa có nhiều ứng dụng trên đó. Giờ đã không còn thời kỳ “hữu xạ tự nhiên hương” nữa, hiện có hơn 1 triệu ứng dụng trên Google và việc tìm ra ứng dụng của “ai đó” không phải dễ dàng. Trừ phi, ứng dụng đó phải khác biệt như Flappy Bird của Hà Đông.

    Tải về rồi sao nữa ?
    [​IMG]

    Khi đã được người sử dụng tải về, chủ nhân của ứng dụng đó khoan hãy vội mừng. Tấm hình trên là thống kê từ Google Play trên 1 triệu ứng dụng thì có đến 95% ứng dụng được tải về và bị người sử dụng bỏ qua chỉ trong một tháng. 20% ứng dụng chỉ được sử dụng có một lần. Điều này có nghĩa là nếu chủ nhân ứng dụng có hơn một triệu lượt tải về mà rơi vào trong một trong hai tình huống trên thì khoan hãy vội mừng. Hãy tìm cách giữ chân họ lại với ứng dụng càng lâu càng tốt.

    Bắt đầu kiếm tiền
    [​IMG]

    Khi giữ chân người sử dụng càng lâu, càng có cơ hội kiếm tiền từ họ. Nhưng thống kê từ Goolge thật phũ phàng, có đến 91% ứng dụng được tải về là miễn phí. Trong số 250 ứng dụng kiếm tiền nhiều nhất thì 76% doanh thu từ ứng dụng đó đến từ việc IAP ( In-Apps Purchase - hình thức thanh toán bên trong ứng dụng như các game Clash of Clan, Star Conquer, Cloud Rider, Candy Rush..). Các trường hợp kiếm tiền “khủng” như Flappy Bird ( game miễn phí, thu tiền từ quảng cáo) là rất hiếm.

    Hãy tìm ra người sử dụng chịu chi nhất
    [​IMG]

    Như đã biết, phần lớn các ứng dụng sống tốt trên Google Play là nhờ hình thức IAP. Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu người sử dụng sẵn sàng chi trả IAP cho chủ nhân của ứng dụng đó ? Thống kê của Google cho biết chỉ có 2 – 6% người sử dụng của một ứng dụng sẽ tạo ra 95% doanh thu cho chủ nhân nó. Một lần nữa, Google cảnh báo rằng nếu không có những người chịu chi cho ứng dụng thì có nhiều lượt tải về cũng vô ích.

    Phân loại người sử dụng

    [​IMG]

    Đây có thể xem là việc khó khăn nhất của các nhà phát triển ứng dụng, họ phải phân loại cho được người sử dụng của mình. Hình trên cho thấy cột bên trái là những người không bao giờ chi trả cho ứng dụng và cột bên phải là những người sẵn sàng chi hoặc chi rất nhiều. Số lượng ở cột bên trái bao giờ cũng nhiều hơn cột bên phải.

    Các nhà phát triển ứng dụng phải phân tích cho ra ai là người sẵn sàng chi trả trong ứng dụng của mình để có các kế hoạch tiếp thị kích thích họ chi trả nhiều hơn.

    Kết luận: Google không ngớ ngẩn khi đưa ra các vấn đề “khó như hái sao trên trời” cho các nhà phát triển ứng dụng sẽ gặp trên Google Play. Vì mọi chuyện sẽ dễ “thở” hơn nhiều khi sử dụng các dịch vụ có thu phí của hãng từ quảng cáo, theo dõi, phân tích người sử dụng…Khá nhiều trường hợp phát triển độc lập như lập trình viên Mahmud Ahsan của Malaysia cho biết các dịch vụ như AdMob của Google đã đóng góp 35% doanh thu của anh. Các công ty phát hành game di động có tên tuổi ở Việt Nam như VNG, Appota, Divmod..đều thừa nhận các dịch vụ của Google có tác động khá lớn đến doanh thu của họ.
    Một lần nữa, xin nhắc lại trường hợp thành công của Nguyễn Hà Đông là rất hiếm. Các nhà phát triển nên lưu tâm rằng “không có bữa ăn trưa nào miễn phí”. Google cũng như bất kỳ công ty nào trên thế giới, sẽ không bao giờ xây dựng một nền tảng cho phép mọi người kiếm tiền tự do trên đó.
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng mười hai 2014
    ChiêuTrúc and BinhDa like this.