Con nghiện iPhone, iPad đã trở thành vấn nạn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều bậc phụ huynh không lường trước được những tác hại mà đồ công nghệ này gây ra cho con mình. Tá hỏa vì con nghiện iPhone, iPad Khi bé Tít được hơn 1 tuổi, chị Nga (Hà Đông, Hà Nội) mừng khôn xiết khi bé tự biết gạt tay để mở phím điện thoại Iphone. Theo chị đó là điều không phải bé nào cũng biết làm. Gia đình chị cho rằng bé có tiềm năng thông minh sẵn trong người. Rồi chị hí hửng đi cài thêm nhiều phần mềm hữu ích cho bé như dạy bé đếm, nhận diện bảng chữ cái, đồ vật, con vật và chị khuyến khích cho bé chơi. Tít thích nhất là trò chặt chuối, bắn chim, chị cũng ủng hộ vì cho rằng chơi giỏi món này chứng tỏ cơ tay con phải rất khéo léo. Chị rất hài lòng khi cho bé ăn rất nhàn, cho thìa nào bé ăn thun thút thìa đó. Ông bà nội ở nhà già yếu nên chăm bé cũng vất vả nhưng chị đã có "chiến sĩ vú em" là những thiết bị di động này trong tay và chị yên tâm là bé có thể ngồi yên suốt cả ngày. Ngày thì như vậy, tới tối dù rất muốn dành thời gian cho con, chơi với con nhưng công việc của anh chị nhiều, hôm nào bận thì sau giờ ăn, anh chị lại lôi máy tính ra làm việc hoặc mệt quá thì ngủ sớm kệ cho Tít chơi game bên cạnh. Con nghiện iPhone, iPad đã trở thành vấn nạn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều bậc phụ huynh không lường trước được những tác hại mà đồ công nghệ này gây ra cho con mình (Ảnh minh họa) Chị chẳng để ý gì thậm chí còn hoan nghênh, hãnh diện khi con còn bé mà chơi trò gì cũng biết: "Bé xíu thế thôi nhưng bé phá đảo trò chặt chuối rồi nhé". Cho đến một ngày chị giật mình khi chị nhận thấy bé Tít hoàn toàn thu mình, khép kín, ít nói, cứ thấy người lạ là khóc, Tít sẽ nóng nảy hung hăng vô cùng nếu Iphone, Ipad hết pin. Đi tới thăm khám tại bệnh viện Nhi, chị xót xa khi biết con mình bị chứng tự kỷ thể nhẹ, các bác sĩ khẳng định Tít bị tự kỷ là do lạm dụng đồ chơi công nghệ khi còn quá sớm. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi – bệnh viện Bạch Mai cho rằng rất nhiều trẻ em bị tự kỷ, chậm nói, ít nói là do cha mẹ tạo điều kiện cho con chơi những trò chơi này từ khi quá sớm. Nhiều bậc cha mẹ còn sung sướng, hãnh diện khi thấy con thành thạo khéo léo bấm trò chơi điện tử chíu chíu trên màn hình. Bé Mun nhà chị Thư (Lĩnh Nam, Hà Nội) là một ví dụ. Ngay từ nhỏ bé đã biếng ăn nên rất còi, mỗi bữa cho con ăn với nhà chị Thư là cả một sự đấu tranh cân não với con. Thế nhưng sau khi có trò chơi là iPhone, iPad đặc biệt là trò chém hoa quả, bé ăn rất ngon lành. Chị mừng húm khi cân của bé được cải thiện. Thế nhưng sau một thời gian cho con chơi, Thư tỏ ra thờ ờ với tất cả mọi thứ, thậm chí có xu hướng bạo lực với bố mẹ - điều mà bé chưa từng thể hiện trước đó. Cha mẹ nên cho bé tiếp xúc với con người thật, môi trường thật Bác sĩ Dũng cho rằng nhiều trường hợp đưa con tới viện, bố mẹ nhận ra tình trạng của con thường đã muộn, khi những biểu hiện bệnh lý đã quá rõ ràng. Bé sẽ gặp bất lợi về tư duy, sự phát triển thể chất, trí tuệ khi dùng liên tục những thiết bị công nghệ này trong một thời gian dài. Chúng sẽ khiến bé khó khăn khi gặp vấn đề trong giao lưu, tiếp xúc, ngôn ngữ bị hạn chế. Theo chuyên gia tâm lý Hồng Hà, bậc phụ huynh không nên cho bé tiếp xúc với thiết bị công nghệ, tivi trước 3 tuổi. Để trẻ có thể phát triển một cách hài hòa về thể chất lẫn trí tuệ, cha mẹ cần phải là nhân tố quan trọng nhất để giúp bé hòa nhập với môi trường xung quanh, cho bé tiếp xúc với con người thật, việc thật chứ không đơn thuần là những đồ chơi ảo trên điện thoại, tivi. Sau 3 tuổi, cha mẹ có thể cho con xem tivi, chơi game trên điện thoại, thiết bị di động song cho con chơi phải có sự kiểm soát của cha mẹ về chương trình, trò chơi nào là hợp lý, trong khoảng thời gian là bao nhiêu… Con nghiện Iphone, Ipad, tivi có xu hướng ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại như ngày nay, nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ ít quan tâm, thiếu sự hiểu biết, phụ thuộc vào công nghệ. Người lớn còn có nguy cơ bị phụ thuộc chứ đừng nói đến là những đứa trẻ với sự hiểu biết còn ngây thơ. Nếu không có biện pháp kịp thời ngăn chặn, trẻ em sẽ bị ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về thể lực và trí lực. Cha mẹ cần hiểu rằng khi bé liên tục ngồi yên để chăm chú chơi game, xem tivi sẽ khiến bé bị trì trệ, mệt mỏi, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, ảnh hưởng tới thị lực của bé. Để có thể thay đổi thói quen xấu này ở trẻ trước hết người lớn cũng cần phải thay đổi cách tư duy suy nghĩ. Sau 3 tuổi, cha mẹ có thể cho con xem tivi, chơi game trên điện thoại, thiết bị di động song cho con chơi phải có sự kiểm soát của cha mẹ về chương trình, trò chơi nào là hợp lý, trong khoảng thời gian là bao nhiêu… (Ảnh minh họa) Phụ huynh nên dành thời gian chơi với bé, kéo bé ra khỏi chỗ ngồi và cai nghiện dần dần iPhone, iPad cho bé. Cha mẹ là người đưa cho bé phương tiện này để chơi, việc đánh mắng, tước đoạt đi đồ chơi của bé ngay lập tức là điều không nên làm. Cha mẹ cần phải "cai nghiện" cho bé dần dần, trò chuyện để bé hiểu, và tìm kiếm những trò chơi tích cực để bé cùng tham gia. Trên một diễn đàn về mẹ và bé, bé Bống 2,5 tuổi, nhà chị Thủy (Mỹ Đình, Hà Nội) cứ thấy bố mẹ sơ hở là cầm lấy iPhone, iPad chơi miệt mài. Thời gian đầu chị cũng không quá sát sao bởi nhiều ứng dụng trên iPad khá hay cho con nhưng khi con thấy con suốt ngày chìm đắm trong game, chị quyết định cất luôn đồ vật này. Chị cho rằng: "Tôi không phủ nhận iPad có sức hấp dẫn với cả người lớn chứ đừng nói là trẻ con vì nhiều game có tính giáo dục cao song điều này không có nghĩa là mình phó mặc chuyện chơi với con, dạy dỗ con vào thiết bị công nghệ". Theo aFamily
Con bé nhà mình 2 tuổi, nghiện nặng iphone và ipad. Mình đang cố gắng cho nó cai mà chưa đc, đọc bài này thấy buồn ghê
Mình nghĩ vấn đề nghiện iphone, ipad có một phần trách nhiệm lớn là do sự lơ là, thiếu quan tâm của bố mẹ với con nhỏ. Cứ phó mặc cho mấy món đồ điện tử đánh bạn với con cái. Nếu bố mẹ gần gũi, chịu khó quan sát, nhắc nhở con cái thường xuyên, có lẽ việc " nghiện dùng " đã hạn chế xảy ra. Việc này cũng gần giống triệu chứng nghiện game của thanh thiếu niên. Tất nhiên ở lứa tuổi lớn hơn thì phụ huynh càng lơi lỏng quản lý.