Làm gì khi điện thoại bị dính nước

Thảo luận trong 'Điện Thoại Phổ Thông' bắt đầu bởi Khỉ Con, 30 Tháng chín 2012.

  1. Khỉ Con interista

    Máy rửa bát, toa lét hay hồ bơi là những nơi bạn thường đánh rơi điện thoại nhất. Ngoài ra, điều kiện sương mù, bạn bị mắc mưa khi đang đi trên đường hay hơi khói bốc lên từ tách cà phê có thể khiến dế cưng của bạn trở nên ẩm ướt.

    [​IMG]
    Có khá nhiều người lỡ tay đánh rơi điện thoại vào bồn tắm sau đó lóng ngóng nhặt lên và không biết nên làm gì tiếp theo. Nếu đó là một loại smartphone với tính năng chống nước thì chẳng có gì để nói còn nếu không cũng đừng lo lắng. Hãy làm theo cách chúng tôi hướng dẫn dưới đây bạn có thể sẽ cứu được dế cưng của mình trước khi hư hỏng quá nặng.

    Nên

    Việc tháo điện thoại bị rớt nước ra có thể giúp các bộ phận khô nhanh hơn nhưng sẽ làm mất đi hiệu lực bảo hành của máy. Để tháo dỡ máy cần đòi hỏi phải có các công cụ chuyên dụng và một chút hiểu biết về kĩ thuật. Nếu không cẩn thận bạn có thể làm hư hỏng điện thoại mà không hề biết, do đó chúng tôi khuyên bạn không nên làm vậy mà hãy thực hiện các bước sau:

    1. Đầu tiên hãy vớt điện thoại ra khỏi môi trường nước ngay lập tức vì càng để lâu thì càng gây ra nhiều hư hỏng hơn.

    2. Không nên kiểm tra máy còn hoạt động hay không bằng cách bấm vào các nút bấm bất kỳ, bởi khi bạn bấm nút thì nước có thể tràn vào bên trong thiết bị.

    3. Tháo pin ra khỏi máy ngay để giảm thiểu tiêu hao điện năng cho thiết bị, rất có thể gây ra hiện tượng cháy, chập.

    [​IMG]
    4. Nếu điện thoại của bạn có pin nguyên khối như iPhone hay Nokia Lumia thì không thể tháo rời được. Do vậy lúc này bạn cần chấp nhận rủi ro và liều bấm một vài nút kiểm tra xem nó còn hoạt động hay không sau đó bạn hãy tắt nguồn ngay lập tức. Đặc biệt thận trọng nếu xử lý điện thoại trong trường hợp này.

    5. Tháo gỡ các thiết bị ngoại vi và phụ kiện của máy.

    6. Trích xuất thẻ SIM, thẻ nhớ microSD, để trống các jack cắm, bật nắp vỏ ra thông gió cho thiết bị khô nhanh hơn.

    7. Dùng khăn mềm khô để lau tất cả phụ kiện, thẻ nhớ, thẻ SIM , lau bên ngoài vỏ điện thoại. Nhớ hãy cẩn thận không cho nước lọt vào phía trong thiết bị.

    [​IMG]
    8. Mặc dù được lau kỹ càng nhưng hơi nước vẫn còn đọng lại trong thân máy của bạn. Để khắc phục điều đó cách phổ biến tiện lợi nhất đó là vùi điện thoại vào trong bát gạo khô. Gạo khô là nguyên liệu có tính hút ẩm cao có thể hấp thụ hơi ẩm rất tốt hơn nữa lại luôn có sẵn trong tủ bếp. Hoặc để hiệu quả hơn bạn cũng có thể sử dụng gói hút ẩm (hay có trong hộp giày, gói thực phẩm khô...). Sau đó đặt điện thoại và các linh kiện đi kèm vào hộp/ túi kín khí (giống như vỏ túi tăm bông) trong vòng từ 24 đến 48 giờ để tăng hiệu quả làm khô. Trên thị trường có bán những loại túi hút ẩm thiết kế đặc biệt dành riêng cho mục đích bảo vệ thiết bị điện tử - nếu có điều kiện bạn nên mua để dự phòng.

    [​IMG]
    9. Khi thiết bị đã khô, hãy lắp pin và các linh kiện vào, khởi động máy và hy vọng dế của bạn đã có thể hoạt động trở lại.

    10. Trường hợp xấu nhất, điện thoại không hoạt động, bạn cần mang tới các trung tâm bảo hành hoặc các cửa hàng sửa chữa để kiểm tra lại.

    Không nên

    Có nhiều cách để làm khô điện thoại nhưng những cách sau đây bạn không nên áp dụng vì nó sẽ gây ra tổn hại cho điện thoại thậm chí mức hư hỏng còn tệ hơn trước khi xử lý.

    1. Nhiều người cho rằng có thể làm khô điện thoại bằng cách sử dụng máy sấy tóc hoặc dùng các thiệt bị tạo nhiệt nóng. Các phương pháp này có thể làm bay hơi nhanh chóng nước trong máy nhưng nhiệt độ cao có thể gây hư hại cho các linh kiện khác. Trong trường hợp thiết bị cầm tay bị ướt sũng, dùng máy sấy không giúp làm khô nhanh mà còn khiến hơi nước ngưng tụ lại ở những chỗ khác trong thiết bị. Do đó bạn không nên dùng phương pháp nguy hiểm này để sấy khô điện thoại, máy tính hay các thiết bị điện tử.

    [​IMG]
    2. Trong một diễn đàn công nghệ, có lời khuyên được đưa ra là để điện thoại vào trong ngăn đá tủ lạnh, bọc khăn giấy để tránh thiệt hại đóng băng. Bí kíp này được giải thích bằng nguyên lý: khi máy còn ướt nếu để trong nhiệt độ thấp gần nhiệt độ đóng đá thì độ dẫn điện của nước sẽ giảm, do đó giúp điện thoại không bị cháy hoặc chập khi sử dụng. Tuy nhiên đây không phải là một biện pháp lâu dài bởi ngay sau khi đá tan thì điện thoại của bạn lại trở về với tình trạng ban đầu thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều. Mặc khác, thay đổi nhiệt độ có thể làm vỡ màn hình vốn mỏng manh của máy. Do vậy đây cũng là một phương pháp không nên áp dụng.

    3. Nếu như điện thoại chỉ bị dính nước ở bên ngoài, nhiều người dùng đã tự mình lau khô thiết bị bằng tăm bông. Sự nhỏ gọn của nó có thể giúp làm khô những khe nhỏ như jack cắm tai nghe hay cổng USB, khe thẻ nhớ microSD. Nhưng hãy cẩn thận bởi những sợi bông có thể sẽ bị dính lại vào trong thiết bị và làm hư hỏng điện thoại của bạn.

    4. Một cách khắc phụ khác được đưa ra đó là sạc pin để làm tăng dần nhiệt độ cho máy, theo đó làm khô hơi nước tồn đọng. Xin đừng làm theo cách này, bởi vì nó nguy hiểm không khác gì cho một dòng điện chạy qua một mạch điện bị ướt.

    [​IMG]
    5. Một cảnh báo cho người dùng đó là đừng bao giờ hong khô điện thoại bằng cách cho vào lò vi sóng. Hành động trên có thể gây ra một tác hại cực kỳ to lớn chẳng hạn như cháy nổ, khi đó điện thoại của bạn có lẽ vĩnh viễn không thể hoạt động nữa.

    Cẩn thận với hiện tượng ăn mòn (quá trình oxi hóa kim loại)

    Nếu thực hiện những cách trên và điện thoại của bạn đã được cứu sống, điều đó thật may mắn nhưng vấn đề chưa thực sự kết thúc ở đó. Bởi các kim loại bên trong điện thoại khi tiếp xúc với nước gặp không khí sẽ tạo ra quá trình oxi hóa tạo ra rỉ sét theo thời gian. Tuy thợ sửa điện thoại có thể khắc phục hoàn toàn tác hại rỉ sét bằng cách lau chùi với cồn thì bạn cũng không nên tự mình thực hiện điều này ở nhà. Do đó mặc dù tạm thời dế cưng đã được cứu sống nhưng hỏng hóc chỉ là vấn đề thời gian.

    [​IMG]
    Kiểm tra điều kiện bảo hành

    Để đảm bảo các điều kiện bảo hành sản phẩm, các nhà sản xuất điện thoại đã đặt nhãn tiếp xúc (LCI) vào các thiết bị cầm tay để dùng như một phép thử khi tiếp nhận các yêu cầu bảo hành từ phía khách hàng. Hãy tìm vị trí của nhãn LCI đó trên máy. Đó là một nhãn dán có màu trắng, nếu như thiết bị đã qua tiếp xúc với nước nó sẽ tự động chuyển sang màu đỏ. Trong hầu hết các trường hợp các nhà sản xuất có thể từ chối sửa chữa hoặc thay thế linh kiện cho bạn nếu nhãn LCI đã chuyển màu.

    Miếng nhãn được đặt ở các vị trí khác nhau ứng với từng loại máy, nhà sản xuất đã cố che giấu chúng khỏi tầm tay của người dùng. Mặc dù có xác định được tình trạng của các nhãn LCI hay không, thì bạn vẫn nên liên lạc với các nhà sản xuất để tìm sự giúp đỡ từ phía họ. Đó là một giải pháp lâu dài, nhưng nếu bạn nhất thiết phải dùng điện thoại hoặc cần những dữ liệu lưu trữ trong đó ngay thì bạn có thể sử dụng những bí kíp trên.

    Trên đây chỉ là một vài gợi ý của chúng tôi về việc xử lý khẩn cấp điện thoại khi bị rớt nước, hãy chia sẻ thêm những kinh nghiệm của các bạn dưới bài viết để có thêm những thông tin hữu ích cho người dùng.



    Theo Genk - Cnet​
    lyductuong, klp1706 and HuyTim like this.
  2. klp1706

    klp1706 Thành viên

    Bài viết:
    386
    Được Like:
    96
    bài này hay đấy thớt phát huy tiếp đi!
  3. smartcare.vn

    smartcare.vn Thành viên

    Bài viết:
    22
    Được Like:
    0
    Vùi điện thoại vào trong gạo khô,cái này cũng hay,ngày xưa đồng hồ đeo tay bi vô nước mình dùng cách này cũng hiệu quả...
  4. dung1709

    dung1709 Nick Vi Phạm

    Bài viết:
    17
    Được Like:
    0
    hihi tốt quá một kinh nghiệm hữu ích .................
  5. sondong

    sondong Thành viên

    Bài viết:
    178
    Được Like:
    22
    Tốt nhất dùng loại chống nước..he
  6. zingviet

    zingviet Thành viên

    Bài viết:
    16
    Được Like:
    0
    em chưa thấy cách này bao giờ. Hiệu quả thật hả bác?
  7. tacongviet

    tacongviet Thành viên

    Bài viết:
    18
    Được Like:
    1
    Trước mình cũng bị quên trong máy giặt, sáng hôm sau mới nhớ ra không chú ý lấy máy sấy tóc cứu em nó nhưng thôi rồi em nó ngủ luôn từ đó đến giờ huhu
  8. SHOPTA.VN

    SHOPTA.VN Thành viên

    Bài viết:
    46
    Được Like:
    0
    Vùi điện thoại và trong gạo cách này mới thiệt, giờ mình mới nghe nói
  9. hiwayvn

    hiwayvn Thành viên

    Bài viết:
    19
    Được Like:
    0
    lên cho thông tin bổ ích
  10. chaly86

    chaly86 Thành viên

    Bài viết:
    17
    Được Like:
    1
    up cho thông tin bổ ích,mình toàn lấy máy sấy sấy mới hài chữ :D xong rồi thấy nước ngưng tụ ở mặt kính màn hình thật