Mạng nào sẽ tiến đến Công nghệ 3G

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi Callme, 27 Tháng mười hai 2007.

  1. Callme Sát thủ tình trường

    GSM, CDMA, WiMAX con đường nào tiến lên 3G…? Mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với hiệp hội GSM tổ chức hội nghị 3G. Lợi ích thương mại của 3G đã được nhìn thấy rõ sau khi các mạng Việt Nam trúng tuyển và triển khai các ứng dụng mới cho di động.

    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Người dùng sẽ được hưởng lợi từ những mạng băng thông rộng này như việc lướt web với tốc độ cao, dịch vụ thoại bằng hình ảnh, hội nghị video, truy cập các thông tin y tế, nông nghiệp… Để hiểu hơn về 3G, e-Chip MOBILE giới thiệu bài viết này với mong muốn cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc về con đường tiến lên 3G.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif][/FONT]​
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]CDMA - Một thời hoàng kim[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Vào những năm cuối của thế kỷ XX, sự xuất hiện của công nghệ CDMA được nhiều người tin tưởng là một công nghệ hiện đại, tiên tiến thay thế cho công nghệ GSM chậm chạp (9 kbps), vốn chỉ có thể ứng dụng dịch vụ thoại. Từ con số 0, thị phần của CDMA đã nhanh chóng chiếm đến khoảng 15% thị trường thế giới với hàng trăm triệu thuê bao. Về mặt công nghệ,GSM là một giải thuật bao gồm 2 giải thuật ghép lại (FDMA và TDMA) nên đương nhiên là tần số sử dụng hiệu quả hơn, số lượng người dùng cùng một thời điểm nhiều hơn, và sự cố nghẽn mạng cũng được giảm thiểu…[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Con đường xán lạn của CDMA lúc bấy giờ còn được củng cố với việc hạ tầng các mạng 2G của CDMA khá dễ dàng để nâng cấp lên công nghệ 3G thật sự (CDMA2000 1xEV-DO với tốc độ tải xuống 2,4 Mbps), trong khi hạ tầng mạng 2G GSM cần phải thay đổi rất nhiều (đi liền với vốn đầu tư lớn) mới lên được thế hệ 3G WCDMA (xem Sơ đồ các thiết bị cần đầu tư để tiến lên 3G). Với hào quang này, nhà cung cấp dịch vụ mạng GSM hàng đầu của Mỹ là Cingular (sau này thành AT&T) năm 2002 cũng từng đưa ra tuyên bố sẽ hợp tác với Nortel để chuyển sang mạng CDMA. Mặc dù không thành hiện thực nhưng tính cho tới thời điểm 11/2007 đã có gần 50 nhà khai thác GSM ở các quốc gia khác đã chuyển qua CDMA (xem Market trends).[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trải qua 5 năm triển khai, con đường CDMA ngắn dần khi chỉ tiến thêm được một bước đó là lên công nghệ 1xEV-DO Rev.A với tốc độ truyền dữ liệu tăng lên 3,1 Mbps. Các nghiên cứu để nâng cấp CDMA lên 1xEV-DO Rev.B (3,5G), Rev.C (pre 4G)… hiện tại vẫn "dậm chân" trong phòng thí nghiệm của Qualcomm và 3GPP2, công ty và tổ chức chuyên nghiên cứu, phát triển CDMA. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu con đường của CDMA có hẳn là đang đi vào ngõ cụt? Thực ra hiện nay nhu cầu của người dùng về những ứng dụng tốc độ cao vẫn chưa lớn, với hơn 270 nhà khai thác CDMA trên 99 quốc gia hiện nay, công nghệ 3G EVDO Rev.A vẫn là một cái đích vừa tầm (mới chỉ có 14 mạng đã và 32 mạng đang triển khai). Do vậy, các mạng CDMA vẫn còn nhiều dịch vụ để khai thác trong thời gian gần và chờ đợi các nhà nghiên cứu của Qualcomm đưa các công nghệ 3,5G, 4G của CDMA vào thực tế.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Con đường rộng mở của GSM[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào đầu những năm 90 do Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) và sau này là tổ chức 3GPP hậu thuẫn. Mặc dù dung lượng và tốc độ không cao do đó đã có thời kỳ bị CDMA qua mặt, nhưng với tính mở và tính tiêu chuẩn hóa cao của GSM đã giúp nó dễ dàng triển khai trên mọi quốc gia, dễ dàng tương thích với nhiều nhà cung cấp từ thiết bị tổng đài cho đến điện thoại.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Sau một thời gian bị lấn át bởi CDMA, GSM đã tìm ra cho mình con đường phát triển riêng, công nghệ 3,5G đầu tiên trên thế giới là HSDPA đã được triển khai tại Mỹ vào cuối năm 2005. Với tốc độ lên đến 14,4 Mbps, HSDPA đã thực sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng về tốc độ băng rộng cho bất cứ dịch vụ di động nào: điện thoại có hình, xem tivi trực tuyến, tải phim, tải nhạc, online v.v… Như vậy công nghệ GSM của các nhà mạng thế giới đang được cập nhật dần lên W-CDMA (3G), HSDPA (3,5G)... GSM hiện nay đang áp đảo thị trường với hơn 2,5 tỷ thuê bao, chiếm 85% thị phần thế giới (12/2007, nguồn của thông cáo báo chí GSMA tại cuộc họp 3G vừa qua được tổ chức tại Việt Nam).[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif][/FONT]​
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhằm thỏa mãn nhu cầu càng tăng của khách hàng, và không thể chờ đợi thí nghiệm lâu hơn nữa, một số nhà cung cấp CDMA tại các thị trường phát triển đã phải thay đổi theo 2 hướng: hoặc từ bỏ CDMA nhảy hẳn qua con đường GSM với công nghệ HSDPA (hãng Telstra của Úc), hoặc đi song song cả hai (3 nhà khai thác Hàn quốc: KTF, SK-Telecom, LG-Telecom).[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trả lời câu hỏi của người viết bài về việc thay đổi này, ông Jacques Bensimon, Chủ tịch công ty hàng đầu thế giới về đào tạo viễn thông và tin học Logtel – Israel, cho rằng: “Đó là điều tất yếu… Tôi cho rằng các thế hệ kế tiếp của CDMA như EVDO Rev.B, Rev.C sẽ mãi chỉ là trên giấy tờ”.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Sự xuất hiện của WiMAX[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Được phát triển bởi một tổ chức không phải viễn thông là IEEE (Viện kỹ sư điện – điện tử), WiMAX đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia như là một giải pháp khác tiến lên 4G. Tuy được đánh giá cao nhưng công nghệ và các triển khai trong thực tế của WiMAX cũng chưa mang lại tính khả thi cao về khả năng di động. Mặc dù các ứng dụng cố định (cung cấp kết nối Internet tốc độ cao, điện thoại VoIP…) đã được thử nghiệm khá tốt ở một số thị trường, nhưng điều quan trọng ở đây là: vẫn chưa có một ứng dụng thật sự di động nào (ví dụ điện thoại di động) của WiMAX khả thi để tung ra thị trường.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tuy nhiên, một tin vui đối với những người ủng hộ WiMAX là vào ngày 19/10/2007 tại Geneva vừa qua, với việc tổ chức Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU (thuộc Liên hiệp quốc) chấp thuận WiMAX vào bộ các tiêu chuẩn công nghệ viễn thông 3G toàn cầu (IMT-2000), đã danh chính ngôn thuận thừa nhận khả năng ứng dụng WiMAX vào thiết bị di động.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tuy nhiên, trong tương lai gần, chắc chắn WiMAX không phải là đối thủ giành giật thị phần của điện thoại di động. Cần có những cải tiến nhiều về công nghệ (tiêu chuẩn 802.16m đang được nghiên cứu?) trong thời gian tới thì WiMAX mới mong trở có thể trở thành một chuẩn cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhận định[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Với tình hình trên, chúng ta có thể nhận định rằng hiện nay con đường phát triển của GSM là sáng sủa nhất. Tuy nhiên, với những nghiên cứu ráo riết của nhà chế tạo Qualcomm về công nghệ UMB-Ultra mobile Broadban (tên gọi khác của EVDO Rev.C, thuộc thế hệ tiền 4G: pre-4G), của IEEE với WiMAX 802.16m, trong vài năm nữa biết đâu con đường của WiMAX và CDMA sẽ rộng mở và thông thoáng trở lại?[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tình hình tại Việt Nam[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Vốn tiếp cận nhanh với các công nghệ trên thế giới, ngành viễn thông Việt Nam hiện nay đã và đang tiến bước trên cả 3 con đường GSM, CDMA, WiMAX. Trong thời gian tới, ngoài việc phụ thuộc vào tính khả thi của các công nghệ 3,5G, tiền-4G của các tổ chức thế giới, vấn đề sống còn của các nhà khai thác hiện nay chính là vấn đề dải tần số. Theo Hiệp hội GSM, thì họ đã đem kinh nghiệm của mình chia sẻ với Việt Nam “Chính phủ trong khu vực nên cấp phép cho băng 2,1 GHz để giúp các nhà khai thác khai trương các mạng Băng rộng Di động để cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể hưởng truy cập Internet tốc độ cao và các dịch vụ đa phương tiện (multimedia) tiên tiến trên ĐTDĐ và máy tính.”[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nếu muốn nâng cấp lên thế hệ mới cao hơn nữa, tất cả các nhà mạng Việt Nam đều cần băng tần mới để triển khai (Các công nghệ 3,5G như HSDPA, EV-DO Rev.B đều cần băng thông từ 5 MHz đến 20 MHz, trong khi băng thông các doanh nghiệp được cấp hiện tại thông thường chỉ 8 MHz). Việc Bộ Thông tin và Truyền thông đầu năm 2008 tổ chức thi tuyển dải tần 3G chính là “cánh cửa” để các nhà cung cấp bước vào tương lai. Do vậy, dễ hiểu tại sao các công ty viễn thông đều coi kỳ thi tuyển này là vấn đề sinh tử cho sự phát triển của chính mình.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Theo ICT News, Ông Phạm Ngọc Tuấn, Tổng giám đốc công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) khẳng định SPT sẽ quyết tâm thi tuyển 3G”. Mạng di động S-Fone cũng đã bước 1 chân vào 3G khi đưa vào công nghệ CDMA 2000 1x EVDO. Tuy nhiên, nếu phát triển lên 3G, công nghệ này sẽ bị hạn chế bởi thiết bị đầu cuối, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Vì vậy, ông Tuấn cho rằng, nếu SPT trúng tuyển 3G thì sẽ đi theo công nghệ khác chứ không phải đi theo con đường CDMA.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif][/FONT]​
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ông Bùi Thiện Minh cho rằng, đến thời điểm này mới chuẩn bị thi tuyển để cấp phép 3G là đã hơi muộn. Thị trường 3G sẽ dần dần thay thế cho thị trường 2G, như vậy nhà khai thác phải có thời gian quá độ mà vẫn có doanh thu. Chậm cấp phép 3G sẽ nảy sinh tình trạng, mỗi năm các nhà khai thác đầu tư vài nghìn trạm thu phát sóng di động BTS của 2G. Trong khi đó, nếu triển khai 3G, các nhà khai thác di động này sẽ phải đầu tư lại và gây lãng phí không nhỏ cho nhà nước.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Với dự kiến chỉ có khoảng 4 giấy phép được cấp, trong khi số nhà khai thác dịch vụ di động là 7 (sẽ có thêm GTEL đến từ Bộ Công an), lợi thế đang thuộc về 3 nhà cung cấp GSM là MobiFone, Vinaphone và Viettel. Với thị phần lớn, thuận lợi về việc cải tiến công nghệ, kể cả ưu thế khác hậu thuẫn phía sau, giấy phép 3G rất khỏ tuột khỏi tay 3 nhà khai thác này. Chiếc vé còn lại là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp SPT (S-Fone), EVN Telecom (E-Mobile), Hanoi Telecom (HT Mobile) và cả GTEL.[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Sau cuộc thi này, nếu Chính phủ không có sự cấp phép nào mới về tần số và công nghệ, các doanh nghiệp thi trượt sẽ đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng: không có băng tần mới để triển khai, không có công nghệ mới để nâng cấp, sẽ không có khách hàng mới, không tương lai. (Trong tương lai gần, một khi điện thoại 3G càng rẻ tiền, lại có nhiều dịch vụ phong phú, giá cước hợp lý, khách hàng sẽ lựa chọn công nghệ mới như là một xu thế tất yếu, thị trường Nhật Bản là một ví dụ điển hình).[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đi tìm lối ra[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Khi đó, để giúp các doanh nghiệp tồn tại, về phía nhà nước, có lẽ sẽ cấp cho các doanh nghiệp thi trượt những dải tần khác để nâng cấp công nghệ (thay vì dải tần sẽ thi tuyển hiện nay theo chuẩn thế giới là 1900-2100 MHz). Tuy nhiên, vì hoạt động ở dải tần khác biệt, một số nhà khai thác sẽ gặp nhiều khó khăn khi tìm nguồn cung cấp điện thoại, cũng như khả năng roaming của các thuê bao khi ra nước ngoài. Có thể hình dung vấn đề này như mạng EVN Telecom với mạng CDMA trên dải tần 450 MHz hiện nay. Doanh nghiệp này phải tự xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại cho khách hàng của mình và khả năng roaming của thuê bao E-Mobile rất hạn chế…[/FONT]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Về phía doanh nghiệp, một khả năng được nhiều chuyên gia tiên đoán là các hãng sẽ liên kết, sáp nhập với nhau để tận dụng công nghệ, dải tần, nguồn vốn và thị trường. Từ bài học của các nước khác, con số các nhà cung cấp thường quy tụ về con số 3 (hoặc 4), thay vì lên đến cả chục như Việt Nam hiện nay. Đây là một điều rất dễ xảy ra trong thời gian tới.[/FONT]

    (Chúng ta cùng chờ xem)
    nguyenhuyphuxxx thích bài này.