Không chỉ Panasonic với dòng siêu zoom Tz, các hãng Canon, Sony, Olympic và Samsung cũng nhảy vào thị trường này. Máy ảnh nhỏ zoom lớn hấp dẫn thị trường bởi một điểm chúng nhỏ. Các máy này đều chỉ nhình hơn máy ảnh compact thông thường một chút nên bỏ túi áo, túi quần dễ dàng. Nhưng khác với máy compact, chúng có tầm zoom cực kỳ hữu dụng, có thể lên tới 240 - 300 mm (theo chuẩn máy phim 35 mm), chỉ trừ chiếc Sony H20 là hơi nghiêng về tele hơn là góc rộng. Canon SX200 IS. Ảnh: Photocapture. Năm nay, các mẫu siêu zoom đa dạng hơn năm ngoái, với sự góp mặt của Canon SX200 IS, Olympus mju 9000, Panasonic Lumix DMC-TZ6, Panasonic Lumix DMC-TZ7, Samsung WB500 và Sony Cyber-shot DSC-H20. Cả 6 mẫu này đều có tầm zoom 10x tới 12x và đương nhiên chống rung. Màn hình từ 2,7 đến 3 inch và đều có độ phân dải chuẩn 230.000 điểm ảnh (trừ Panasonic Tz7 với 460.000 điểm ảnh) liếc qua tính năng thì chúng giống nhau, chỉ riêng Canon SX 200 là có chế độ ưu tiên tốc độ và ưu tiên khẩu độ. Thực tế sử dụng, các máy ảnh thuộc nhóm này không chênh lệch nhau bao nhiêu về chất lượng hình, nên các yếu tố khác mới đóng vai trò quyết định. Dưới đây là bảng so sánh điểm mạnh, yếu của từng model. Model Mạnh Yếu Canon - Màn hình lớn. - Chất lượng hình tốt ở ISO thấp. - Lấy nét, cân bằng trắng, chụp đèn flash đáng tin cậy. - Chất lượng vỏ tốt. - Zoom 12x - Đèn flash luôn luôn bật cao ở chế độ chụp. - Viền tím nhẹ ở ảnh. - Thi thoảng có xu hướng dư sáng. - Lấy nét chậm khi thiếu sáng. - Khẩu độ ống kính mở nhỏ khi ở tầm zoom xa (F5.3). Olympus - Thiết kế rất gọn. - Màu sắc, đo sáng, cân bằng trắng và đánh flash khá tin cậy. - Tốc độ thực thi tốt. - Chất lượng hình kém ở ISO cao. - Lấy nét không tin cậy> - 100% hình ra bị mất nét (soft). - Xu hướng dư sáng, chi tiết ở khu vực thiếu tương phản bị nhòe mờ. - Không tự chỉnh cân bằng trắng được. Panasonic TZ6 - Chất lượng ảnh tốt. - Giao diện dễ hiểu. - Chất lượng hình ổn ở ISO cao. - Góc rộng 25 mm. - Khẩu độ ống mở khá tốt ở tầm zoom xa (F4.9) - Hơi dư sáng ở những cảnh có độ tương phản cao. - Màn hình LCD khó thấy ở khu vực quá sáng. Panasonic TZ7 - Chất lượng ảnh tốt. - Giao diện dễ hiểu. - Chất lượng hình ổn ở ISO cao. - Góc rộng 25 mm. - Khẩu độ ống mở khá tốt ở tầm zoom xa (F4.9). - Màn hình lớn với độ phân giải cao. - Chế độ quay phim đa dạng. - Hơi dư sáng ở những cảnh có độ tương phản cao. - Đôi khi thiếu sáng khi chụp với đèn flash. Samsung WB500 - Góc rộng 24 mm. - Chất lượng vỏ khung tốt, giao diện hợp lý (đặc biệt là chế độ bù trừ sáng). - Tốc độ thực thi tốt. - Phơi sáng và đèn flash tin cậy. - Khẩu độ ống kính mở nhỏ khi ở zoom tối đa (F5.8). - Lấy nét chập chờn khi thiếu sáng. - Khử nhiễu hơi mạnh ở mọi mức ISO. - Ảnh chất lượng yếu ở ISO cao. Sony H20 - Khẩu độ ống kính mở lớn ở tầm zoom tối đa (F4.4). - Chống rung tốt. - Ảnh với đèn flash tốt. - Lấy nét nhanh. - Ảnh đẹp ở ISO thấp. - Màu sắc và tông màu bắt mắt. - Tầm tele xa hơn các đối thủ. - Cấu trúc menu. - Ít nút bấm ngoài. - Nút chụp cười. - Hình mờ nhòe ở ISO cao. - Viền tím nhẹ ở ảnh. - Góc mở không lớn. Panasonic TZ6. Ảnh: Techarena. Khi thử nghiệm chất lượng ảnh thực tế, bạn sẽ không thất vọng với bất cứ model nào nếu chỉ chụp ban ngày là chính. Ngoài ra, không có gì khác biệt ở khổ ảnh thông thường, trừ khi phóng rất lớn. Đại diện của Panasonic và Sony cho hình khá chi tiết trên toàn khung hình. Sony ngầm định làm nét hơi gắt, nhưng cũng có thể chỉnh xuống được. Máy ảnh Canon hơi mất chi tiết nhẹ về phía viền khung hình. Samsung thể hiện độ sắc nét trên toàn khung hình, nhưng lại áp dụng khử nhiễu hơi mạnh tại ISO nền (ISO thấp nhất) làm cho bị mất ít chi tiết ở khu vực tương phản thấp. Ống kính Olympus cho hình bị mềm (soft) chứ không nét căng như các đối thủ khác, đã thế lại khử nhiễu hơi mạnh. Chụp tốt nhất trong số các mẫu này là Panasonic TZ6, TZ7 và Sony H20. Canon Powershot SX200 IS và Samsung WB500 chỉ ở mức trung bình, còn riêng Olympus Stylus 9000 là tồi nhất. Panasonic TZ7. Ảnh: Ubergizmo. Khi thử trong điều kiện thiếu sáng, cần ISO cao, cả 6 model đều "chật vật" khi để ISO trên 400. Tuy ảnh cho ra "xấu đều", nhưng mỗi "sự xấu" lại có phần khác nhau. Ở ISO 1.600 chiếc nào cũng cho hình rất nhiễu (các thể loại nhiễu sáng và nhiễu màu), hậu quả của khử nhiễu, lẫn màu và nhòe chi tiết. Sự pha trộn với tỷ lệ khác nhau của các yếu tố trên làm cho việc chọn "chiến tướng" càng trở nên khó khăn. Trong thử nghiệm này, sản phẩm của Olympus vẫn "đội sổ". Các mẫu khác, với kích thước 10 x 15 thì khó phân biệt được. So sánh chỉ mang tính cảm nhận chủ quan mà thôi. Tối ưu nhất trong thử nghiệm này vẫn là Panasonic TZ6, TZ7, Sony H20. Canon SX200, Samsung WB500 vẫn ở mức trung và "đội sổ" vẫn là Olympus Stylus 9000. Sony H20. Ảnh: Dimagemaker. Khi chụp với đèn flash, hầu hết máy đều cho chất lượng sáng tốt và thực tế không thấy nhiều sự khác biệt. Phân hạng ở đây chỉ có khái niệm tương đối dựa trên độ phơi sáng, tầm xa, lấy nét khi thiếu sáng, tốc độ hồi đèn và khử mắt đỏ. Xếp nhất bảng là Sony H20, Samsung WB500. Panasonic lùi về nửa sau. Olympus và Canon thể hiện kém nhất. Samsung WB500. Ảnh: Gayakuman. Với những xếp hạng nêu trên, cặp song sinh Panasonic TZ6 và TZ7 chính là lựa chọn đầu bảng. Với tầm zoom cực kỳ hữu dụng 12x, từ góc mở rộng tới tương đương 300 mm, khả năng thực thi và chất lượng ảnh tốt đều. Sony H20 ít nhiều tương đồng về chất lượng hình ảnh nhưng ít linh hoạt hơn bởi thiếu hẳn góc rộng và giao diện chỉ thiết kế cho ngắm và chụp mà thôi. Nếu bạn chủ yếu cần chụp xa và không thích chỉnh nhiều thông số thì H20 rất đáng lưu tâm. Canon SX200 rất khá. Ảnh của nó cũng vào hạng nhất nhưng kích thước máy lại lớn hơn cả. Đã thế đèn flash bật lên khá khó chịu, cộng với giao diện hơi phức tạp. WB500 thực sự là một nỗ lực của Samsung trong phân khúc máy này. Chất lượng hình chưa phải là tốt nhất và thỉnh thoảng còn lấy nét chập chờn khi thiếu sáng, nhưng WB500 cho góc mở lớn nhất trong nhóm (tương đương 24 mm) và giao diện thiết kết rất tốt (nhất là chế độ bù trừ sáng). Giá của nó cũng rẻ hơn "đồng nghiệp" (so với tính năng mang lại). Duy nhất một chiếc máy ảnh rớt đài là Olympus Stylus 9000. Chất lượng hình yếu nhất trong nhóm, với giao diện đôi lúc khó hiểu và không có gì đáng kể để bù đắp nhược điểm. Nguyễn Nhật Thanh (theo Dpreview) Sohoa