Hội thảo chuyên đề về nghiên cứu Bảo mật máy tính của Microsoft Việt Nam đã diễn ra tại một khách sạn ở Hà Nội. Bên lề hội thảo, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam để giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ông Vũ Minh Trí - TGĐ Microsoft VietNam Theo những khảo sát gần đây, hàng ngày có khoảng 80.000 mã độc xuất hiện. Như vậy, vấn đề bảo mật và an ninh máy tính trở thành vấn đề cấp thiết được đặt ra trong các hoạt động phát triển phần mềm, ứng dụng nói riêng và các hoạt động phát triển công nghệ thông tin nói chung. Báo cáo chuyên sâu của Microsoft nghiên cứu về an toàn cho máy tính thực hiện mới đây tại các nước Đông Nam A’ công bố, gần 70% các máy tính và đĩa cài đặt phần mềm không bản quyền tại Đông Nam Á ẩn chứa mã độc. Phân tích đã được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu của Microsoft ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam. Trên 282 bộ đĩa cài và ổ cứng của các máy tính thương hiệu lấy mẫu, báo cáo đã đưa ra con số hơn 5601 trường hợp nhiễm mã độc thuộc 1131 loại mã độc bao gồm các lỗ hổng, botnet, mã phá chương trình, mã ăn cắp mật khẩu, trojans, và virus.. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam để giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. PV: Xin ông cho biết những rủi ro KH gặp phải khi sử dụng phần mềm có mã độc? Hậu quả của việc cài đặt Windows không bản quyền? Phần mềm không chính hãng, do được sao chép lậu, nên không đảm bảo chất lượng. Điều này khiến cho máy tính của người sử dụng dễ bị phơi nhiễm trước mã độc, virus tấn công dẫn đến các lỗi hỏng hóc, thậm chí là mất dữ liệu. Đối với doanh nghiệp, tác hại của phần mềm lậu còn lớn hơn rất nhiều khi hệ thống mạng bị tấn công, mất an toàn an ninh mạng, dữ liệu. Mã độc sẵn có trong phần mềm giả mạo sẽ lây nhiễm và đánh cắp thông tin từ máy tính của nạn nhân. Tội phạm mạng sau đó có thể sử dụng thông tin đó để thâm nhập bất hợp pháp và lợi dụng các dịch vụ trực tuyến của nạn nhân, bao gồm tài khoản ngân hàng trực tuyến, hệ thống email, và các trang web mạng xã hội. Tội phạm mạng có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến của nạn nhân để: (1) ăn cắp của nạn nhân (2) gây tổn hại cho gia đình, bạn bè của nạn nhân, và đồng nghiệp thông qua các email lừa đảo và các phương tiện truyền thông xã hội, yêu cầu họ bỏ tiền ra hoặc truyền tải đi các mã độc rộng rãi hơn và (3) làm gia tăng mạng lưu lượng truy cập Internet từ gây sập mạng.sai lệch, và đặc biệt là bị thất thoát nhiều thông tin quan trọng. Ông Vũ Minh Trí phát biểu tại hội thảo về nghiên cứu bảo mật máy tính PV: MSVN đang có kế hoạch hay biện pháp gì để chống lại nạn vi phạm bản quyền, thắt chặt việc cài đặt Windows không bản quyền? Microsoft cũng như Microsoft Việt Nam sẽ có nhiều biện pháp để thắt chặt việc cài đặt Windows nhằm đảm bảo có một môi trường và cộng đồng mạng an toàn hơn. Mặt khác Microsoft sẽ kết hợp với nhiều đối tác để có những chương trình, chiến dịch tốt nhất giúp khách hàng có cơ hội sở hữu máy tính cài sẵn Windows bản quyền dễ dàng. Hi vọng những điều này sẽ giúp người dân Việt Nam có ý thức hơn trong việc tôn trọng luật sở hữu trí tuệ và một mặt giúp giảm thiểu việc cài đặt và sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Việc khuyến khích khách hàng Việt Nam sử dụng Windows có bản quyền và đưa ra các thông tin phổ cập về lợi ích của sản phẩm chính hãng, tôn trọng sở hữu trí tuệ sẽ là những ưu tiên cao của Microsoft trong tương lai. Hội thảo về nghiên cứu bảo mật máy tính PV: Lời khuyên của ông đối với người dùng tại VN trong việc sử dụng phần mềm, hoặc các thiết bị CNTT như máy tính, điện thoại.... ? Lý do mà người dùng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo mật chính là người dùng chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm trong các lỗ hổng phần mềm đang sử dụng và Việt Nam chưa xây dựng được văn hóa an toàn thông tin để mỗi cá nhân đều nhận thức được trách nhiệm về đảm bảo an toàn thông tin cho mình. Việc nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa an toàn thông tin là vô cùng quan trọng, không chỉ đem lại lợi ích cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp mà còn cho cả sự phát triển của quốc gia nói chung Đối với người dùng, trước hết là vấn đề nhận thức, bản thân người dùng phải hiểu được sử dụng phần mềm có bản quyền không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi được bảo vệ khỏi những tổn thất do tội phạm mạng gây ra. Sử dụng phần mềm có bản quyền cần trở thành văn hóa và thói quen của người dùng ở bất cứ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ khi vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp bán máy vi tính đã tự ý chỉnh sửa phần cứng của máy và thay thế bằng một thiết bị phần cứng khác chạy phần mềm lậu. Ngay cả khi chọn mua những sản phẩm có thương hiệu từ Acer, HP, Lenovo, Dell…, người tiêu dùng cũng chưa hẳn đã được an toàn tuyệt đối. Vì vậy, để bảo vệ mình khỏi những tổn thất gây ra bởi phần mềm lậu, doanh nghiệp và người sử dụng cần thận trọng và chủ động khi quyết định mua các thiết bị máy tính, và phải chắc chắn chúng được cài đặt các phần mềm có bản quyền. Ngoài ra, người dùng chỉ nên mua thiết bị từ các cửa hàng bán lẻ đáng tin cậy, tránh những khuyến mãi khủng “tốt một cách đáng nghi ngờ” và đặc biệt phải lưu ý kiểm tra sản phẩm được đóng gói nguyên tem và có chứng nhận hàng chính hãng (tham khảo tại www.howtotell.com). Theo: Dientutieudung