Mẫu iPad mới của Apple chỉ được đánh giá khả năng tháo lắp thuận tiện, còn việc sửa chữa khá phức tạp do thiết kế dán pin bằng keo. Phiên bản iPad được dùng để "phẫu thuật" có màu trắng. Sử dụng các miếng nậy để tách phần màn hình với lớp vỏ phía dưới. Dùng miếng hút chân không để tách rời phần màn hình. Ở iPad Air, Apple vẫn sử dụng kiểu màn hình không dính liền lớp kính giúp thay thế và sửa chữa linh kiện dễ và rẻ hơn. Tháo khớp nối giữa màn hình và phần bảng mạch. Diện tích phần lớn của iPad Air là dành cho pin với hai thỏi pin. Apple vẫn sử dụng kiểu dán pin vào bề mặt dưới. Điều này gây khá nhiều khó khăn trong việc sửa chữa. iPad Air có pin 3,73V với dung lượng 32,9Wh, (sử dụng hai cell). Trên iPad 4 là pin 43Whr, 3 cell. Tuy nhiên,thời lượng pin sử dụng lại như nhau. Tách rời màn hình của máy. Phần linh kiện này do LG sản xuất. Tháo rời khay sim của máy. Tiếp đến là tháo bo mạch chủ của iPad Air. Trên bảng mạch chính, ô màu đỏ là Apple A7, SoC trung tâm dựa trên kiến trúc ARMv8 và hỗ trợ cho điện toán 64-bit. Phần ô màu cam là RAM 1GB, màu vàng là bộ nhớ trong 16GB, màu xanh lá là chip Apple M7 do NXP sản xuất, màu hồng là module Wi-Fi, màu đen là bộ giải mã âm thanh cùng loại với iPhone 5c. Ở mặt sau của bo mạch với màu đỏ là bộ xử lí Qualcomm LTE M9616 với RAM riêng của nó là 128MB, màu xanh là bộ khuếch đại năng lượng giống iPhone 5s, màu xanh lá là hai module sóng di động, màu đen là IC quản lý nguồn Cáp của cổng Lightning sau khi tháo rời. Camera phía trước. Hệ thống loa kép của iPad Air. Camera phía sau 5 megapixel. Toàn bộ phần linh kiện của iPad Air. Theo Số hóa