Một số hạn chế và giải pháp khắc phục trong 2018 của ngành bảo hiểm

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi sphi6789, 28 Tháng hai 2018.

  1. sphi6789 Thành viên

    Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong thời gian qua, song phải thừa nhận rằng, ngành bảo hiểm nhân thọ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò cũng như sự phát triển của thị trường. Cụ thể:

    - Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm mặc dù được xây dựng tương đối đầy đủ, tuy nhiên cần có thêm các chính sách ưu đãi để khuyến khích hơn nữa các DNBH đầu tư vào các sản phẩm bảo hiểm an sinh xã hội, sản phẩm bảo hiểm cho người có thu nhập thấp, sản phẩm bảo hiểm y tế.

    - Năng lực quản trị, điều hành của một số DNBH, đặc biệt là các DN trong nước còn yếu. Một số DN phi nhân thọ trong nước hiện nay vẫn đang áp dụng mô hình quản lý phi tập trung, phân cấp trong khi đó, hệ thống công nghệ thông tin lại chưa được đầu tư đúng mức, thủ công dẫn đến hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    - Các kênh phân phối tuy phát triển đa dạng song tính chuyên nghiệp chưa cao, chi phí dành cho các kênh phân phối lớn. Vẫn còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

    Nhận thức được những tồn tại, hạn chế trên, trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển TTBH giai đoạn 2016-2020 và Đề án tái cấu trúc TTBH giai đoạn 2017- 2020, Bộ Tài chính cũng đã xây dựng các giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại trên, cụ thể:

    - Về hoàn thiện khung khổ pháp luật: Trước mắt, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách để hỗ trợ DN đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có ý nghĩa an sinh xã hội và có ý nghĩa đối với nền kinh tế như: Bảo hiểm vi mô, bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm tài sản công, bảo hiểm thủy sản...

    Về dài hạn, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để trình Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm, dự kiến vào năm 2020.

    - Nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các DNBH: Trước mắt, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện đánh giá, xếp loại các DNBH theo các tiêu chí quy định tại Thông tư 195/2014/TT-BTC để có biện pháp quản lý, giám sát phù hợp, đảm bảo duy trì an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động của DN.

    Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đang triển khai nghiên cứu mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro để từng bước áp dụng phù hợp với TTBH Việt Nam nhằm tăng cường tính chủ động cho DN trong việc sử dụng và quản lý nguồn vốn; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu chung của toàn thị trường đối với sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới, phục vụ cho việc định phí bảo hiểm, tạo mặt bằng về mức phí sàn, đảm bảo công khai, minh bạch, góp phần lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh trên thị trường.

    - Đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm: Hiện tại, Bộ Tài chính đang dự thảo để trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, bao gồm cả lĩnh vực bảo hiểm. Trên cơ sở Nghị định 27/2007/NĐ-CP, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục ban hành các hướng dẫn đối với bảo hiểm thương mại điện tử nhằm tạo hành lang pháp lý giúp các DNBH đa dạng hóa kênh phân phối.

    Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng sẽ tăng cường hình thức thi tập trung nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ đại lý bảo hiểm, góp phần chuyên nghiệp kênh phân phối này.

    - Về công tác quản lý, giám sát: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát để có những khuyến nghị, cảnh báo kịp thời cho các DNBH, đảm bảo cho TTBH cạnh tranh lành mạnh.

    Bên cạnh những giải pháp trên, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các DN tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá để nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội về bảo hiểm.