Share cho mọi ng bài mới trên Dân Trí chia sẻ về các ứng dụng nghe nhạc trên điện thoại 3G nè, thông tin khá đầy đủ và đánh giá khách quan Nghe nhạc bằng 3G : Thú vui xa xỉ ? Nghe nhạc trên Tivi, website, máy tính hay các máy nghe nhạc đã vô cùng quen thuộc nhưng sống trong thế giới âm nhạc “mọi lúc mọi nơi” với chi phí hợp lý thì dường như nghe nhạc trên điện thoại di động đang dần trở thành một xu hướng mới và hấp dẫn. Sở hữu 1 trong gần 300 dòng điện thoại thông minh có hỗ trợ 3G (từ Nokia, Blackberry, Samsung, Sony Ericsson, Motorola cho đến LG cùng một số dòng điện thoại Nhật Bản) và với cước phí dịch vụ 3G chỉ bằng một bát phở bữa sáng, người dùng đã có thể dễ dàng nghe nhạc ngay trên chiếc điện thoại của mình. Khuyến khích khách hàng tiếp cận các các dịch vụ tiện ích này, khôngít các sản phẩm nghe nhạc cho điện thoại đã ra lò. Tuy vậy, cho dù có đang sở hữu chiếc dế thông minh - mà chức năng chính là dùng để giải trí - thì chủ nhân của chúng vẫn còn có khá nhiều điều băn khoăn và có khi là quay lưng với ứng dụng tuyệt vời này. E ngại về chi phí “Ở Việt Nam mà nghe nhạc online trên điện thoại di động thì có mà đốt tiền”, anh Dũng, một người dùng 3G cho biết. Nghe nhạc miễn phí vốn đã là điều nghiễm nhiên xưa nay, tuy nhiên, “trả tiền để được hưởng dịch vụ chất lượng cao và tiện lợi” đang là điều mà những nhà cung cấp dịch vụ hướng tới. Quả thực, với cách tính cước phí (phí thuê bao và phí xem, phí tải) của một số ứng dụng nghe nhạc hiện nay thì có vẻ lo ngại này là có cơ sở. Bởi ngoài chi phí tất nhiên cho việc cài đặt 3G hàng tháng, người dùng của các ứng dụng này còn phải trả tiền data sử dụng. Có những ứng dụng mới nghe thì hấp dẫn bởi lời quảng cáo không mất phí đăng kí, không phải trả cước thuê bao, nhưng sự hào hứng nghe nhạc sẽ bị dập tắt ngay bởi tiền trong “ví” của họ sẽ ra đi theo những lượt nghe và tải bài hát. “Mới cài thử bắt đăng kí gửi tin nhắn, chắc là mất tiền nên không chơi”, bạn Kiên, sinh viên trường Học viện Tài chính bày tỏ. Để cài đặt ứng dụng nghe nhạc vào máy, tùy theo ứng dụng được yêu cầu tải, đăng nhập, nhập số điện thoại, gửi tin nhắn đăng kí..., thao tác có thể hơi phức tạp một chút (do yêu cầu công nghệ của từng sản phẩm) và hầu như các sản phẩm ứng dụng hiện nay đều là cài đặt miễn phí (Zing, NCT, Vietpop, Imuzik 3G, Chacha). Các nhà cung cấp ứng dụng nghe nhạc thường xuyên vẫn phải nghe những lời than phiền từ phía khách hàng của mình như: “Mạng 3G ở VN vẫn kém nên nghe nhạc trực tuyến cứ như là nghe đĩa CD bị xước”; “Nghe vẫn còn giật khá nhiều, down về còn chậm“. So với phiên bản website truy cập bằng máy tính thông thường, thì phiên bản wapsite truy cập bằng điện thoại hay ứng dụng cài đặt trực tiếp trong máy để nghe nhạc có chất lượng không bằng. Nguyên nhân có thể do hạ tầng cơ sở công nghệ của mạng 3G nói chung và của nhà cung cấp dịch vụ nói riêng. Các nhà mạng vào cuộc Lắng nghe những khúc mắc của người dùng, các nhà mạng uy tín đã chính thức ra mắt những ứng dụng nghe nhạc giải quyết được những vấn đề này, gần đây nhất là ứng dụng Chacha (phiên bản sắp ra mắt 2.0) của Vinaphone và ứng dụng Imuzik 3G của Viettel. Không chỉ làm yên tâm khách hàng chưa từng sử dụng 3G và nghe nhạc trực tuyến, hai ứng dụng này còn nổi trội hơn hẳn so với các ứng dụng cùng chức năng đang có trên thị trường. Nam Long, sv ĐH Bách Khoa chia sẻ:“Là dân công nghệ nên mình không ngại chuyện cài đặt nhiều lần để tìm ra ứng dụng tốt nhất để dùng. Nói về tốc độ nghe nhạc thì khi dùng mọi người sẽ thấy rõ Imuzik 3G load nhanh hơn hẳn. Vừa mở bài hát ra là nó đã tự load và play luôn, không hề bị giật, có lẽ do hạ tầng mạng của Viettel khá tốt, mình khá hài lòng”. Dạo quanh một vòng các trang hướng dẫn của các ứng dụng nghe nhạc nổi bật hiện nay, người dùng không khỏi băn khoăn vì mỗi nơi tính theo một kiểu và không rõ ứng dụng nào mới có chi phí hợp lý nhất, phù hợp với nhu cầu nghe nhạc của mình và đương nhiên phải đi kèm với chất lượng tốt. Về cơ bản có thể thấy cách tính phí của các ứng dụng được chia làm các loại: Trọn gói nghe, tải nhạc thoải mái; Nghe nhạc thoải mái, tải nhạc tính tiền; Nghe/tải lần nào tính tiền theo lần đó. Với gói cước trọn gói, người dùng có thể dễ dàng so sánh: Chacha của nhà mạng Vinaphone có gói 30.000 đ/tháng, nghe/tải nhạc miễn phí. Tương tự, NCT cung cấp gói NCT30 cũng với cước phí thuê bao 30.000 đ/tháng, nhưng điểm trừ là khi xem/tải nhạc mất phí 3G theo lưu lượng sử dụng, mà con số ngầm này người dùng không kiểm soát được. Khác hơn một chút so với trọn gói, các nhà cung cấp ứng dụng còn cho ra các gói nghe miễn phí, tải nhạc tính tiền. Imuzik 3G có vẻ rẻ hơn cả với phí thuê bao 10.000 đ/tháng, nghe nhạc miễn phí 10 giờ/tháng, nghe nhiều hơn trả thêm 3.000 đ/giờ, tải nhạc chỉ 1.000 đ/bài. Chacha9 (Vinaphone) theo sau với phí thuê bao ít hơn một chút 9.000 đ/tháng, nghe nhạc miễn phí, tải nhạc mất phí 3.000 đ/bài hát, 5.000 đ/video. Cuối cùng là Gói NCT15, phí thuê bao lớn nhất 15.000 đ/tháng, nghe nhạc miễn phí. tải nhạc 3.000 đ/bài, riêng với mạng Vinaphone nghe/tải nhạc còn mất thêm phí 3G. Một người dùng của Imuzik3G cảm nhận:“Mình thích nhất chức năng tự động tải cả playlist mà không phải tải từng bài, lại không giới hạn số lần tải. Tự động tải list 50 bài hết có tầm 5 phút, sau đó ngắt 3G nghe thỏa mái”. “Trước đây mình không nghĩ là 1 ứng dụng nghe nhạc lại có thể đọc được cả tin tức âm nhạc quốc tế, còn giúp mình kết nối và chia sẻ bạn bè trên Facebook nữa” – Lan, một nhân viên văn phòng đang dùng ứng dụng Chacha chia sẻ. Bên cạnh đó, một số tính năng đặc biệt nữa của một số ứng dụng mới của các nhà mạng viễn thông (Chacha – Vinaphone, Imuzik 3G – Viettel) cũng nhận được sự hài lòng từ cộng đồng người dùng như tính năng tìm kiếm nhạc bằng Tiếng Việt không dấu, tải cả list nhiều bài, ứng dụng nghe được cả nhạc có sẵn trong máy và nhạc tải về. Phiên bản Chacha 2.0 sắp ra mắt hứa hẹn nhiều cải tiến hấp dẫn đang chờ người dùng khám phá. Giao diện wapsite dịch vụ của Viettel và Vinaphone Với chất lượng dịch vụ tốt, có thể nói ChaCha và Imuzik 3G đang là những ứng dụng đang dần khẳng định được ưu thế vượt trội hơn hẳn của mình trong cộng đồng nghe nhạc trực tuyến, đặc biệt là trên thiết bị di động, hứa hẹn mang lại những trải nghiệm âm nhạc chất lượng cao với chi phí “dễ chịu” nhất. Nguồn: Dân Trí