Người đàn ông gián tiếp gây thảm họa Titanic

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi Lightblue, 1 Tháng chín 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Lightblue Amie

    Người đàn ông gián tiếp gây thảm họa Titanic


    [​IMG] David Blair - người rút lui khỏi tàu Titanic vào phút chót. (Ảnh: This is London). (Dân trí) - Nếu ngày ấy sĩ quan David Blair không quên gửi lại chiếc chìa khóa thì các thủy thủ của con tàu định mệnh đã có thể mở cửa chòi gác trên đỉnh cột buồm, đã có thể lôi ra chiếc ống nhòm quan sát và nhìn thấy tảng băng trôi sớm hơn, và hơn 1.500 hành khách đã có thể không thiệt mạng.

    David Blair đến từ thành phố Tayside, Scotland đã từng có hai ngày du ngoạn trên Titanic từ Belfast cho đến Southampton trước khi nó chính thức bắt đầu hành trình huyền thoại vào ngày 31/4/1912. Trong suốt thời gian đó, một hoa tiêu của tàu nhớ lại, Blair không lúc nào rời chiếc ống nhòm nửa bước.



    Nhẽ ra Blair đã là sĩ quan chỉ huy cao cấp thứ 2 trong chuyến vượt Đại Tây Dương đến New York đầu tiên của Titanic, tuy nhiên đến phút chót, lãnh đạo tập đoàn đóng tàu White Star Line lại quyết định đưa Henry Wilde - vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm của con tàu không kém phần nổi tiếng Olympic - vào vị trí thay thế. Kết quả là David Blair bị thuyên chuyển sang một con tàu khác.



    Quá thất vọng, Blair đã gửi một tấm bưu thiếp tâm sự với người chị dâu: “Tôi đã phải nhường lại phòng chỉ huy cho người đồng sự đến từ tàu Olympic. Thật đáng buồn bởi như vậy là tôi đã nhỡ mất chuyến đi đầu tiên trên con tàu nguy nga lộng lẫy bậc nhất thế giới”.



    Mãi sau này, Blair mới biết rằng ông đã được cứu mạng chính nhờ lần hạ cấp kém may mắn đó.



    11 giờ 45 phút đêm ngày 14/4/1912, tàu Titanic với trọng lượng 46.000 tấn đâm sầm vào núi băng trôi trên vùng biển bắc của Đại Tây Dương. Đến 2 giờ 20 phút sáng ngày 15 thì bắt đầu lao ngược đầu xuống lòng đại dương sâu thẳm.



    [​IMG]

    Chiếc chìa khóa nắm giữ số phận
    tàu Titanic

    Fred Fleet - một trong số ít những thủy thủ sống sót sau thảm họa đắm tàu Titanic năm 1912 - sau này trong phiên chất vấn của thượng nghị sĩ Smith, trưởng ban điều tra của Hoa Kỳ về vụ đắm tàu thảm khốc nhất trong lịch sử hàng hải thế giới đã trả lời như sau: nếu có chiếc ống nhòm thì mọi việc đã khác hẳn, tảng băng được phát hiện sớm hơn - đủ thời gian để tàu đổi hướng lái và thoát khỏi tai nạn thảm khốc.



    95 năm sau, chiếc chìa khóa nắm giữ số phận con tàu huyền thoại chính thức được đem ra đấu giá, cùng với tấm bưu thiếp mà ngài Blair gửi cho người chị dâu năm nào.



    Và Alan Aldridge, một nhân viên thuộc công ty đấu giá Henry Aldridge and Sons ở Wiltshire lên tiếng bảo vệ viên sĩ quan đãng trí bằng lập luận như sau: “Với tư cách là chỉ huy cao cấp thứ 2 của tàu Titanic, ông Blair có quyền giữ chìa khóa của chòi gác trên đỉnh cột buồm, nơi mà người ta cho rằng đã cất giữ chiếc ống nhòm quan sát.



    Tuy nhiên trong lúc vội vã “cuốn gói” ra đi, Blair đã quên mang trao lại chiếc chìa khóa định mệnh cho đồng sự thay thế của mình - Charles Lightoller. Có lẽ chính ông cũng không biết, chỉ một đồ vật bé xíu cũng có thể quyết định vận mệnh của hơn 1.500 con người.



    [​IMG]

    Charles Lightoller - người thay thế vị trí chỉ huy của Blair và là sĩ quan cao cấp nhất trong số những người sống sót

    Về phần truy cứu trách nhiệm thì có lẽ nên điều tra những vấn đề xung quanh thuyền thưởng EJ Smith - người trước đó đã nhận cảnh báo về núi băng nhưng vẫn cho tàu chạy với tốc độ lớn.



    Và cũng không thể bỏ qua sự lơ đãng của sĩ quan Lightoller, nếu ông ta cẩn trọng hơn thì đã có cách tìm ra chiếc ống nhòm trước khi sự việc trở thành quá muộn”.



    Một năm sau thảm họa tàu Titanic, bản thân David Blair đã được trao Huân chương cảm tử Nhà vua vì những nỗ lực và thành tích cứu vớt trên biển.



    Ông giữ lại chiếc chìa khóa để làm kỷ niệm và sau này trao lại cho con gái Nancy. Đầu những năm 1980 cô này đã gửi tặng nó cho Hội những người đi biển Anh và quốc tế.



    Người ta hy vọng chiếc chìa khóa và tấm bưu thiếp sẽ mang về khoảng 70.000 bảng Anh sau phiên đấu giá vào ngày 22/9 tới đây.



    Hải Minh

    Theo This is London
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.