Nhắn tin “IM-ing” chia đôi hai thế hệ

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi Lightblue, 27 Tháng một 2007.

  1. Lightblue Amie

    Nhắn tin “IM-ing” chia đôi hai thế hệ


    [​IMG] Trong khi giới trẻ thì không tưởng tượng được nếu cuộc sống thiếu các công cụ nhắn tin miễn phí instant messaging (IM), các bậc cao niên lại xem như IM không hề tồn tại. Điều này thể hiện sự khác biệt trong cách lựa chọn phương tiện giao tiếp giữa hai thế hệ khác nhau. Một khảo sát của công ty phân tích thị trường AP-AOL nhận thấy hai quan điểm rất rõ ràng của người dùng Internet trong thời điểm bùng nổ công nghệ thông tin. Theo AP-AOL, giới trẻ có thể tán ngẫu hàng giờ trên các công cụ nhắn tin IM mà không thấy chán, và đây cũng là nơi để chúng giao lưu, kết bạn và hẹn hò với nhau. Hơn thế, IM giúp học sinh chia sẻ bài tập với nhau.

    Rome, 17 tuổi, học sinh trung học ở Morristown (Mỹ), mỗi ngày dành ra 2 tiếng để “chat chit” bằng tin nhắn IM. “Tôi thường “IM-ing” để hỏi về bài tập, lên kế hoạch ngoại khóa với người khác và cũng để liên lạc với bạn thân và gia đình”. Rome cho rằng IM là phương tiện liên lạc hữu ích nhất hiện nay.

    Trong khi đó, ông Wilson, 51 tuổi, thợ cơ khí ở Kutztown (Mỹ), lại thích dùng e-mail và điện thoại để liên lạc với mọi người.

    “Instant messaging là hai từ mà tôi ghét nhất. Tôi dùng Internet để mua xe hơi, phụ tùng xe và đọc những chuyện đời thường về giới nghệ sỹ”, ông Wilson nói.

    Có đến 48% giới trẻ từ độ tuổi 13-18 sử dụng công cụ IM, trong khi đó, chỉ có vỏn vẹn 2% bậc cao niên tơ tưởng đến chức năng nhắn tin nhanh này.

    Thế nhưng, người dùng đã luống tuổi rất dễ bị “nhiễm” thói quen của giới trẻ. Faith Laichter, 50 tuổi, là giáo viên tiểu học ở Mỹ, cho biết, bà bắt đầu dùng đến IM sau khi “nhòm ngó” con cái. “Bây giờ tôi dùng nó khá thường xuyên. Đôi khi còn chat với 2 người cùng một lúc đấy”, Laichter khoe.

    “Nó cũng hay đấy nhỉ”, Steve Jones, một giáo sư ngành giao tiếp của trường ĐH Illinois ở Chicago, nói. “IM có thể giữ liên lạc với vài chục người cùng một lúc”. Tuy nhiên, điều này cũng không phải là tốt, theo nhận định của một giáo sư ngôn ngữ ở trường Đại Học American, Naomi Baron, vì nếu “chat chit” cùng lúc với 15 người thì đôi khi bạn sẽ bị sao lãng những nội dung mình đang trao đổi.

    Tuy nhiên, theo khảo sát, khi cần chia sẻ những tin tức quan trọng, cả giới trẻ và người lớn đều nhờ cậy đến điện thoại.

    Theo Dân Trí