Những “con sâu” trong “sắc áo, màu cờ”

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi anhhuycan83, 17 Tháng tám 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. anhhuycan83 Thành viên

    Những “con sâu” trong “sắc áo, màu cờ” Thứ năm, 16/8/2007, 12:01 GMT+7
    vietnamnet.vn
    Sự việc Thiếu úy Đỗ Hoài Phương Minh, cán bộ Phòng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bình Dương dùng kiếm tấn công nhân viên an ninh hàng không, sân bay Đà Nẵng chỉ là một trong nhiều vụ cán bộ chiến sĩ Công an vi phạm pháp luật thời gian qua.
    >> Những cuộc rượt đuổi làm kinh động dân lành
    >> Tài xế không dừng xe, CSGT xịt hơi cay vào buồng lái

    Dư luận đặt câu hỏi: Tổng cục Xây dựng lực lượng (Tổng cục III) và hệ thống các đơn vị đảm nhận công tác này của Bộ Công an đã hoạt động thế nào? Việc xây dựng lực lượng của ngành Công an có vấn đề?...

    [​IMG]
    Khi bị CS 113, Công an Đà Nẵng đưa về trụ sở vì hành vi dùng kiếm tấn công nhân viên an ninh hàng không, Thiếu uý CSGT Đỗ Hoài Phương Minh vẫn ngông nghênh gọi điện thoại và đe doạ ngay những "đồng sự" của mình
    “Chuông không reo cũng... bắn”
    Đã là Công an thì phải được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ (CCHT) để thực hiện nhiệm vụ “đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm”. Tuy nhiên, không ít cán bộ chiến sĩ (CBCS) Công an đã dùng vũ khí, CCHT được trang bị vào những việc “lãng xẹt”, thậm chí còn “trấn áp ngược”, doạ nạt những người dân.
    Đến nay, khó ai có thể thống kê đầy đủ những vụ việc CBCS Công an sử dụng vũ khí sai quy định, trái phép bởi các “đầu vụ” xuất hiện trên mặt báo quá nhiều và dĩ nhiên đó cũng chỉ là số ít trong thực tế các vụ việc xảy ra (chẳng ai dại gì “vạch áo cho người xem lưng”). Tuy nhiên cũng xin đơn cử một số vụ việc:
    Cuối tháng 8-2003, Trung tá Hoàng Mai, Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự (nay là Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội), Công an tỉnh Đồng Nai ngồi trên xe ôtô mang biển kiểm soát 60C-0637, khi qua trạm thu phí Quốc lộ 51 đã không chấp hành hướng dẫn của nhân viên soát vé mà còn mở cửa xe ôtô đi xuống, rút súng đòi bắn nhân viên trong trạng thái say xỉn, nồng nặc mùi rượu.
    Một dân phòng thấy vậy tới can thiệp, Trung tá Mai liền rút súng bắn người này nhưng viên đạn đi chệch hướng. Sau đó, Trung tá Mai huy động 7 người tới trạm thu phí truy bắt dân phòng nọ và dùng báng súng, roi điện đánh đập người này.
    Cũng thời điểm tháng 8-2005 sau đó, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận đã phải làm công văn yêu cầu Công an tỉnh xử lý nghiêm việc 6 chiến sĩ Cảnh sát cơ động (CSCĐ), thuộc Phòng PC22, Công an Bình Thuận được tăng cường ở huyện Tánh Linh.
    Một buổi tối, sau khi đã dự 2 cuộc nhậu, các CSCĐ say mềm và trở về chỗ ở. Trên đường về, xe máy bị xịt lốp, nhóm CSCĐ gõ cửa tiệm sửa xe nhưng do quá khuya, lại buồn ngủ nên chủ tiệm không làm. CSCĐ gây sự, chủ tiệm sửa xe lao vào đánh và gây náo loạn khiến hàng trăm người dân đổ ra xem.
    Thấy đồng đội bị đánh, một CSCĐ đã chạy về đem súng AK đến uy hiếp. Khi phát hiện một thanh niên chạy vào căn nhà đối diện tiệm sửa xe và tưởng đó là người vừa đánh "quân mình", một CSCĐ đã đuổi theo, bắn 20 phát đạn khiến chị chủ nhà bị thương.
    Mới đây nhất, khoảng 0 giờ ngày 8-4-2007, Trung uý La Mạnh Hiển cùng 3 đồng nghiệp công tác tại Công an TP. Hà Nội là Thiếu úy Trần Trung Hiếu (Đội Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Công an quận Đống Đa); Thượng sĩ Nghiêm Minh Phương (Công an phường Vĩnh Hưng, Hoàng Mai); Nguyễn Tiến Phước (Đại đội 4 - Trung đoàn cảnh sát cơ động) đến quán Bar Karaoke (số 9 Nguyễn Khắc Cần, Hoàn Kiếm) để hát.
    Khoảng 3 giờ sáng ngày 8-4-2007, cả nhóm ra về. Trong khi lấy xe, do có sự hiểu nhầm giữa nhóm của Hiển và nhóm thanh niên khác nên xảy ra xô xát, ẩu đả. Khi bị nhóm thanh niên đánh bằng ghế nhựa, gậy, Hiển rút súng K54 và bắn liên tiếp 2 phát chỉ thiên.
    2 thanh niên trong nhóm vẫn tiếp tục lao vào hành hung, Hiển bắn tiếp một phát súng xuống đường. Thấy tình thế nghiêm trọng, Bùi Bích Diệp xông vào can. Hiển bắn một phát sượt qua ống chân, một phát trúng vào lưng Diệp. Ngay sau đó, Công an TP. Hà Nội đã tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Lã Mạnh Hiển. 3 Cảnh sát đi cùng bị đình chỉ công tác.
    Cướp và trộm
    Ngay sau khi lực lượng Cảnh sát nhân dân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập (20-7-2007), dư luận sững sờ khi biết tin: Thượng sĩ Cao Văn Giang, cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an huyện Tiên Lãng, Hải Phòng bị bắt vì hành vi cướp tài sản của anh Lê Sĩ Thú (ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) lúc rạng sáng 24-7-2007, trên Quốc lộ 10 (thuộc địa bàn huyện An Lão, TP. Hải Phòng).
    Giang và đồng bọn đã dùng dùi cui điện khống chế và khoá tay anh Thú bằng còng số 8 để cướp chiếc cặp đựng gần 560 triệu đồng, 20.000 USD, điện thoại di động. Khi bị bắt, Giang đã khai nhận hành vi cướp tài sản và ngay sau đó, Công an TP. Hải Phòng đã tước danh hiệu Công an nhân dân, bắt tạm giam Thượng sĩ Giang.
    Trước thời điểm Thượng sĩ Giang ở Công an TP. Hải Phòng đi cướp, lãnh đạo Công an TP. Hồ Chí Minh cũng “cắn răng” ký quyết định đình chỉ công tác 4 chiến sĩ Cảnh sát giao thông (CSGT) thuộc Đội 1, Phòng CSGT Đường bộ vì hành vi... trộm cắp. Chẳng là: Đêm 5-6-007, sau chầu nhậu “mút chỉ” tại quán quận 10, các CSGT (gồm Hạ sĩ Trần Trường Sơn, Ngô Thái Sơn, Lê Trung Hiếu và Nguyễn Tuấn Minh) kéo nhau đi “thư giãn” ở quán massage.
    Tại đây, cả nhóm phát hiện khách đánh rơi chìa khóa tủ đựng đồ cá nhân. Một CSGT đã mở tủ lấy 4,1 triệu đồng đem chia nhau. Một CSGT khác dùng chìa khóa, vé gửi xe Honda @ của khách ra bãi lấy xe chạy về nhà. Sau đó, Công an địa phương đã bắt giữ kẻ gian, thu hồi tang vật trả lại cho nạn nhân. Cả 4 CSGT đều thừa nhận hành vi của mình. Trong số các CSGT này, Hạ sĩ Trần Trường Sơn đã vi phạm kỷ luật... 21 lần.
    Theo Thanh Hải - Song Linh
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.