ĐTDĐ đã "lột xác" từ những "cục gạch" đến loại điện thoại "1G", "2G", và nay là điện thoại màn hình cảm ứng, smartphone, phablet. . Giữa thập niên 1940, các thiết bị dùng cho MTS (mobile telephone service – dịch vụ điện thoại di động) bắt đầu trở nên phổ biến. Vì sử dụng sóng radio, những thiết bị này chỉ hoạt động ở khu vực địa lý có giới hạn và không thực hiện được cuộc gọi đường dài. Dần dần, công nghệ được cải tiến, điện thoại radio được cài đặt trên xe hơi và trở nên khá phổ biến trong thập niên 1990. Điện thoại radio trong xe hơi Thách thức tiếp theo cho các nhà sản xuất điện thoại là tạo ra một thiết bị cầm tay. Motorola là người tiên phong với chiếc điện thoại di động cầm tay đầu tiên, Motorola DynaTAC, ra mắt năm 1973. Motorola DynaTAC Hầu hết những chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên (cuối những năm 1970 và trong suốt thập niên 1980) đều chạy mạng analog “1G”. Công nghệ này còn khá thô sơ, khá dễ dàng để người khác hack tín hiệu điện thoại của bạn và nghe trộm các cuộc gọi. Mạng 1G hiện nay không còn tồn tại nữa. Cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, các nhà mạng bắt đầu chuyển sang mạng “2G”. Những mạng này cung cấp chất lượng cuộc gọi cao hơn và an toàn hơn. Các biến thể của mạng 2G với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và chất lượng thoại rõ ràng hơn vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Các mạng 2G cũng rất quan trọng vì chúng cho phép người dùng gửi tin nhắn văn bản và truyền dữ liệu. Cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, Nokia là vua của những loại điện thoại 2G. Điện thoại di động bước sang kỷ nguyên Internet với mạng 3G ra đời vào đầu những năm 2000. Mạng 3G có thể truyền dữ liệu với tốc độ băng rộng. Ban đầu, điện thoại 3G chỉ có thể truy cập một số trang web với nội dung đơn giản chủ yếu là văn bản. Cuối cùng, mạng 3G được cải tiến và cho phép tải audio, video và hiển thị cả website đầy đủ. Motorola Razr đã từng là dòng điện thoại 3G nổi tiếng nhất. Rất có thể bạn đã sở hữu một trong các mẫu Motorola Razr dưới đây. Đầu những năm 2000, người dùng smartphone (điện thoại thông minh) chủ yếu là các doanh nhân. Vua smartphone lúc đó là BlackBerry. Những chiếc BlackBerry đầu tiên chủ yếu là những thiết bị gửi và nhận email có khả năng thực hiện cuộc gọi thoại, nhưng theo thời gian chúng dần được cải tiến hơn rất nhiều. Điện thoại BlackBerry Tuy nhiên, điện thoại thông minh đã thay đổi hoàn toàn khi Apple ra mắt iPhone màn hình cảm ứng vào năm 2007. Phải tới vài năm sau, các đối thủ của Apple mới theo kịp xu thế mới. Google là hãng đầu tiên đưa ra một đối thủ thực sự thách thức được iPhone: hệ điều hành Android. Chiếc điện thoại Android đầu tiên ra mắt cuối năm 2008 là T-Mobile G1 do HTC sản xuất. T-Mobile G1 không tốt bằng iPhone, nhưng nó là một khởi đầu lớn. T-Mobile G1 Android chỉ thực sự bắt đầu cất cánh vào cuối năm 2009 với điện thoại Motorola Droid. Motorola Droid chạy một phiên bản Android mới được phát triển khá tốt khi so sánh với iPhone. Chiếc điện thoại này cũng có bàn phím vật lý và pin có thể tháo rời – hai thứ mà iPhone không có. Motorola Droid Google giới thiệu chiếc smartphone đầu tiên của công ty, Nexus One, hồi tháng 01/2010. Mặc dù phần cứng do HTC sản xuất, Nexus One vẫn được coi là điện thoại của Google. Thật không nay, Nexus One không thành công và Google ngừng bán sản phẩm này chỉ sau vài tháng. Nexus One Không lâu sau khi Nexus One ra mắt, các hãng sản xuất lớn khác như Samsung và HTC bắt đầu tung ra một loạt điện thoại Android. Năm 2010, Samsung ra mắt điện thoại Galaxy S đầu tiên. HTC giới thiệu EVO 4G. Cả hai sản phẩm này đặt ra một tiêu chuẩn mới về điện thoại Android chất lượng cao. HTC EVO 4G Microsoft chậm chân trong cuộc chơi smartphone màn hình cảm ứng. Xuất hiện vào mùa thu năm 2010, hệ điều hành di động Windows Phone 7 của Microsoft chỉ nhận được những đánh giá lãnh đạm và thờ ơ. Kể từ đó tới nay, những đánh giá về Windows Phone đã khả quan hơn rất nhiều sau khi phiên bản mới nhất, Windows Phone 8, trình làng. Điện thoại Windows Phone Verizon phát hành mạng 4G LTE phủ sóng rộng đầu tiên tại Mỹ vào đầu năm 2011. LTE là công nghệ đem lại tốc độ truyền dữ liệu cực cao, dẫn tới sự ra tăng hoạt động dùng điện thoại làm điểm phát Wi-Fi cũng như kết nối Internet cho laptop, tablet trên đường di chuyển. Năm 2011, Samsung giới thiệu Galaxy Note, một thiết bị lai giữa smartphone và tablet (thường gọi là phablet) tại triển lãm IFA. Một năm sau, Galaxy Note phiên bản 2 trình làng. Điện thoại Galaxy Note bán rất tốt. Phablet có sẽ là xu hướng lớn của năm 2013 khi mỗi nhà sản xuất đều được mong đợi sẽ phát hành một thiết bị loại này. Galaxy Note Sau vài năm không thể theo kịp các đối thủ, RIM sẽ chính thức tung ra BlackBerry 10 vào ngày 30/01/2013. BlackBerry 10 được coi là cơ hội cuối cùng cho RIM trên thị trường smartphone. BlackBerry 10 được coi là hệ điều hành quyết định số phận của RIM trên thị trường di động Theo ICTnews