NTT Docomo- Quá khứ và triển vọng tương lai...

Thảo luận trong 'JMP: Tin Tức, Đánh Giá' bắt đầu bởi buiqtrung, 31 Tháng năm 2009.

  1. buiqtrung Ex-Mod

    Tình cờ đọc được 1 bài báo cũ...nhưng nghĩ cũng có nhiều thông tin hữu ích cho ai quan tâm....
    Thất bại của DoCoMo trên đấu trường quốc tế

    [​IMG]

    [​IMG]Cập nhật lúc 05:18 - Thứ ba, 05/08/2008
    Nhật Bản từng đi tiên phong trên toàn thể giới trong nhiều ngành công nghệ. Nhưng trong ngành công nghiệp số, giờ đây họ đang vất vả giành lấy một chỗ đứng. Họ đã bỏ qua nhiều cơ hội để trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực này. Liệu có thể thay đổi một thứ văn hóa kinh doanh đã trở nên thâm căn cố đế?
    Anh hùng nhất khoảnh
    Bạn đã nghe về DoCoMo? Có thể là không, trừ phi bạn đã từng sống ở Nhật Bản. NTT DoCoMo chính là một trong những công ty điện thoại di động (ĐTDĐ) lớn nhất thế giới. Hoạt động trong một thị trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, DoCoMo rất đỗi tự hào về con số 50 triệu khách hàng và khét tiếng về các sản phẩm công nghệ cao. Chừng ấy lý do đã đủ để DoCoMo phải trở thành một ngôi sao chói sáng trong ngành kinh doanh ĐTDĐ đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu.

    Nhưng sự thể không hẳn vậy. Nếu như ở thị trường Nhật Bản, DoCoMo đã từng làm mưa làm gió thì ở ở ngoài biên giới nước này, thương hiệu DoCoMo lại rất ít được biết đến.

    Đó là câu chuyện đáng ra phải có một hồi kết khác hẳn. Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, ban lãnh đạo DoCoMo tuyên bố họ đã lên kế hoạch chinh phục cả thế giới. Khi ấy, ứng dụng mobile Internet cực kỳ ăn khách của công ty, được biết với cái tên gọi “i-mode”, đang là dịch vụ “hot” nhất trên thị trường Nhật. Và DoCoMo có ý định “thừa thắng xông lên”, mở rộng các chuẩn dịch vụ Internet không dây này ra cả thế giới. Họ rầm rộ tìm kiếm các chỗ đứng vững chắc bằng cách tung tiền ào ạt mua cổ phiếu các công ty nước ngoài, những cổ phiếu sau đó mau chóng trở thành các tổn thất đau đớn. Và chẳng có gì khác hơn, ngay sau đó là hiện tượng các công ty “dot-com” bong bóng nổ bụp.
    Thay vì mổ xẻ những toan tính lạc điệu, DoCoMo vẫn cứ mê mẩn với loại dịch vụ Internet “siêu đẳng” của mình tới mức chẳng nhận ra rằng đã từ lâu, cái “thực đơn” rối rắm mà khách hàng Nhật Bản khoái khẩu, trên thực tế chẳng gây ấn tượng gì cho các “thượng đế” nước ngoài, những người luôn tìm kiếm những giao diện trực giác hơn. Một lý do khiến DoCoMo chẳng bao giờ có sự đối thoại với bên ngoài là không một nhân vật nào trong ban điều hành cấp cao của họ là người ngoại quốc. “Với một cách tiếp cận thích đáng, đáng ra họ có thể xây dựng một đế chế Google thứ hai,” chuyên gia Gerhard Fasol thuộc Công ty tư vấn Eurotechnology có trụ sở ở Tokyo nhận định. “Họ có cơ hội, nhưng đã phung phí”.
    DoCoMo chỉ là chương mới nhất trong cả câu chuyện dài về sự tụt hậu trong các cuộc cách tân của người Nhật trong hai thập kỷ qua. Nhưng đó là sự trớ trêu đến nghiệt ngã, bởi trong khi đó thì đất nước này vẫn duy trì vị thế của một cường quốc công nghệ.
    Cay cú với Apple
    Năm 2006, Nhật Bản chi 130 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển công nghệ (tương ứng với 1% GDP, cao hơn Mỹ hoặc bất kỳ một thành viên EU nào, và xếp thứ ba thế giới sau Thụy Điển và Phần Lan). Nhật Bản là nơi có nhiều bằng sáng chế được đăng ký hơn bất kỳ một nước nào khác. Nhưng từ gần nửa thập kỷ qua, không ít nhà phân tích và giới truyền thông đã cảnh báo về thực trạng nền kinh tế nước này trong kỷ nguyên số hoá, về những lối mòn trong hệ thống giáo dục, sự trì trệ của chính phủ trước yêu cầu cải tổ cấp bách nền kinh tế. Một thực tế không thể phủ nhận là khá nhiều nhà quản lý Nhật vẫn sa lầy trong thứ tư tưởng bảo thủ, trong khi những nhân tố sáng tạo lại không thể tìm được không gian, hoặc cụ thể là một nguồn vốn để phát triển ý tưởng. Đó là cái hội chứng mà đôi lúc người Nhật buồn bực kết luận trong một câu hỏi khá chua xót, rằng tại sao mà họ không phải là những người sáng tạo ra chiếc iPod nhỏ xíu?
    Đó chẳng phải chuyện là về chiếc máy nghe nhạc thú vị khiến người Nhật cứ hay thao thức hàng đêm, mà là việc chiếc iPod (và người bà con iPhone của nó đã đổ bộ lên xứ Phù Tang hôm 9/6) đã trở thành biểu tượng của một phương thức kinh doanh mới. Trong khi những thương hiệu Nhật Bản sừng sỏ như DoCoMo, NEC, Sony và nhiều “đại gia” đất nước Thiên hoàng đang loay hoay tìm hướng đi mới, thì những đối thủ như Apple và Google đã tiến một bước dài trong việc gắn kết các sáng tạo công nghệ với các chiêu tiếp thị bài bản, thiết kế bám sát thị hiếu và chính sách phân phối hiệu quả. Nhiều blogger Nhật thường viện dẫn sự thành công của Apple như là lời cảnh tỉnh cho một đất nước từng có thời thống trị thị trường hàng tiêu dùng điện tử thế giới. Masamitsu Sakurai - Chủ tịch công ty Ricoh và là thành viên của một trong các hiệp hội công nghiệp hàng đầu Nhật Bản - đã gây sốc cho các thính giả trong bài phát biểu gần đây, rằng hãy lấy iPod làm ví dụ về một sản phẩm sáng tạo của Phương Tây mà người Nhật không thể bắt chước được do chính sách quản lý đã lỗi thời của họ.
    Có thể nhiều người rằng đó là sự phóng đại. Nhật Bản, như họ lập luận, có truyền thống về sự cách tân, mà chiếc xe Toyota Prius hybrid chạy vừa khỏe vừa tốn ít nhiên liệu là một ví dụ. Họ lưu ý rằng Nhật Bản là đất nước của Sony, mà hiện thân của nó là hai đồng sáng lập viên huyền thoại - Masaru Ibuka và Akio Morita - sự kết hợp hoàn hảo của công nghệ chế tạo và tài năng marketing. Tuy nhiên, một lý do mà người Nhật cảm thấy như bị Apple... xúc phạm, đó là việc Apple đã đánh bật Sony khỏi vị trí hãng sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng. Sản phẩm “vĩ đại” nhất gần đây của Sony là Walkman, nhưng rất nhiều người không có quốc tịch Nhật cũng chẳng biết là Walkman vẫn còn tồn tại như là một máy chơi nhạc số đang cạnh tranh một cách rất yếu ớt với iPod. Sony của Morita huyền thoại đã bất lực trước một đối thủ khổng lồ vốn quan tâm tới tất cả mọi thứ, từ tài chính tới phim ảnh. Vì Sony có bộ phận phụ trách âm nhạc riêng, giới điều hành của Sony giám sát chặt bản quyền của họ, nên họ đã thiết lập một hệ thống phân phối kém cởi mở so với Apple. Đó là một lý do giải thích tại sao Walkman chỉ nắm được 23% thị phần máy chơi nhạc ở Nhật Bản, chưa bằng một nửa so với tỷ lệ 58% của iPod.
    Câu chuyện cảnh tỉnh về DoCoMo quả thực vẫn còn nguyên giá trị xác đáng của nó. Ngày nay, DoCoMo vẫn mắc kẹt trong thị trường nội địa với một lượng dân số đang nhỏ dần. Ngay trên quê nhà, họ phải đối mặt với một thực tế là những đối thủ láu lỉnh hơn đã giành được “miếng bánh” lớn chưa từng có trong cả “chiếc bánh” thị trường mobile có xu hướng đang teo tóp. Chỉ 3 năm trước, giá trị cổ phiếu của DoCoMo lớn gấp 10 lần cổ phiếu của Nokia. Nhưng ngày nay, Nokia (có trụ sở ở Phần Lan, với dân số 5 triệu người quá nhỏ bé so với 127 triệu của Nhật Bản) có thị phần lớn hơn 2 lần so với DoCoMo. Và chỉ có điều ấy mới giúp Nokia chễm chệ bước vào sân chơi đẳng cấp của những “gã khổng lồ” toàn cầu như Apple và Google.
    DoCoMo thất thế vì dường như, họ đã quên mất sức mạnh từ thương hiệu truyền thống một thời của người Nhật, khi hầu hết các khách hàng trên thế giới vẫn tấm tắc: “Hàng Nhật đấy!”.
    Ứng dụng I-mode của DoCoMo hỗ trợ người sử dụng kết nối Internet với tốc độ cao hơn cộng nghệ GSM, tạo khả năng truy cập hộp thư điện tử, xem những đoạn video clip và sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến dễ dàng hơn. Trong tương lai, nó có thể trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của dịch vụ truy cập Internet bằng máy tính cá nhân. I-mode có khả năng kết nối tới hàng trăm triệu khách hàng trong nước, người sử dụng có thể dùng dịch vụ này để đàm thoại, trao đổi e-mail, đọc tin tức, tìm kiếm nhà hàng và tải xuống nhiều loại trò chơi.
    Hồng Minh
    (Doanh nhân)
    link gốc
    Mã:
    http://www.dddn.com.vn/2008080410210281cat45/that-bai-cua-docomo-tren-dau-truong-quoc-te.htm
  2. chiphone

    chiphone Thành viên

    Bài viết:
    414
    Được Like:
    419
    Bùng nổ đi DCM ơi! Kẻo mình lại già:D
  3. onelove2711

    onelove2711 Thành viên

    Bài viết:
    1,348
    Được Like:
    685
    DCM mà bùng nổ khối hãng điện thoại phải cắt bỏ nhân công đó
  4. levin

    levin JMP Top Contributor

    Bài viết:
    1,121
    Được Like:
    2,514
    Bài cũ nhưng chưa đọc vẫn là mới, nhận định của tác giả bài viết rất chính xác. DoCoMo mà bùng nổ thì thế giới mobile sẽ thế nào nhỉ?
  5. EmBeSunRang

    EmBeSunRang Thành viên

    Bài viết:
    112
    Được Like:
    106
    nhưng cũng phải chú ý là công nghệ viễn thông ở nhật hiện đại hơn, do đó khi mang hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nước ngoài thì khó mà bán được vì ở những nơi đó không hiện đại, không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng để đáp ứng.
    Nokia là hàng đầu thế giới về thị phần dt, nhưng thử nhìn coi bao nhiêu % trong đó là máy pro, bao nhiêu % là trắng đen, nghe gọi nhắn tin, .... [-(
    iPhone is for people who is curious about technology (cái camera còn ko quay phim dc, nói chi ...), Japanese phones are for people who love technology
  6. 6543210

    6543210 Thành viên

    Bài viết:
    670
    Được Like:
    205
    cũng ko thể chê các hãng khác đc, cái chính của đt là nghe gọi, liên lạc, phục vụ công việc, đú đởn chỉ là phụ mà JPM lại ko đáp ứng đc điều này bởi ... pin quá cùi !
    nhìu chức năng thì cũng phục vụ thanh niên là chủ yếu, chứ vì công việc thì cứ pin trâu sóng khỏe mà táng, hehe
  7. quangtuanthoidai

    quangtuanthoidai Thành viên

    Bài viết:
    143
    Được Like:
    28
    Bài viết hay thật, đúng là cách làm ăn của họ có vấn đề nếu ko thay đổi người khác sẽ ăn hết miếng bánh mà họ đang cầm. Sản phẩm tốt hơn nhưng chẳng ai biết. Hy vọng tương lai DCM ko phải đổi tên như HT Việt Nam:-?
  8. sharp mobile

    sharp mobile Guest

    công nhận bài viết hay thật, cảm ơn tác giả đã chia sẻ
    nhưng có lẽ cứ như bây giờ thì hay hơn, cứ phát triển công nghệ lên hết mức, còn kinh doanh thì thu gọn vào, như thế nó làm cho những con điện thoại trong bộ sưu tập của mình trở nên độc đáo, keke :)
  9. GB.

    GB. Thành viên

    Bài viết:
    88
    Được Like:
    36
    Cảm ơn tác giả đã sưu tầm được một bài viết hay! thanks!
  10. minhhoang

    minhhoang Thành viên

    Bài viết:
    2,323
    Được Like:
    4,369
    Góc nhìn, nhận định của người viết bài này sao hiểu rõ DoCoMo quá..
    buiqtrung thích bài này.