Sau loạt VGA dành cho thị trường trung và cao cấp, NVIDIA vừa hoàn thiện series 700 bằng hai sản phẩm phân khúc phổ thông là GT 730 và GT 740.Được định hướng thay thế GT 630, GT730 có khá nhiều điều để nói vì có tới 3 phiên bản thông số khác nhau: Điều này khiến người dùng rất lúng túng, nhất là động thái kỳ lạ của NVIDIA: giảm giao tiếp nhớ xuống 64 bit. Đặc biệt hiện nay còn nhiều người soi giao tiếp nhớ bao nhiêu bit để đánh giá sức mạnh của card đồ họa. Bài viết sẽ tập trung vào hai dòng sản phẩm đang được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm : - GT730 GDDR3 Fermi – 128 bit - GT730 GDDR5 Kepler – 64 bit Công thức tính băng thông của card đồ họa Đối với card sử dụng bộ nhớ GDDR3: [Băng thông] = [giao tiếp nhớ] / 8 * [xung nhớ] * 1.000.000 * 2 Đối với card sử dụng bộ nhớ GDDR5: [Băng thông] = [giao tiếp nhớ] / 8 * [xung nhớ] * 1.000.000 * 4 Ví dụ đối với NVIDIA GT 730 GDDR5: 64 bit / 8 = 8 Byte 8 * 1253 * 1.000.000 = 10.024 MB/s = 10,024 GB/s Vì là GDDR5 nên: 10,024 GB/s * 4 = 40,096 GB/s -> làm tròn thành 40,1 GB/s Từ công thức có thể thấy, băng thông của GPU 64 bit + bộ nhớ GDDR5 sẽ tương đương với GPU 128 bit + bộ nhớ GDDR3. Tuy vậy trên thực tế thường GDDR5 xung cao hơn GDDR3 rất nhiều, như trường hợp của GT 630 dù 128 bit nhưng băng thông chỉ 25,9GB/s – thấp hơn GT 730 GDDR5 rất nhiều. Vì vậy khi lựa chọn VGA, chúng ta nên so sánh băng thông bộ nhớ và kiến trúc của VGA chứ không nên nhìn vào giao tiếp nhớ (số bit) làm gì. Ngoài ra kiến trúc GPU và số nhân đồ họa là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng khác: GT 730 GDDR5 có tới 384 nhân CUDA so với GT 730 GDDR3 và GT 630 chỉ có 96 nhân. Cấu hình thử nghiệm Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4 Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4.5 GHz Bộ nhớ trong: 2 x 4 GB Kingston HyperX T1 1866 Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB Nguồn: 660W Card đồ họa: NVIDIA GT 730 GDDR3 96 nhân CUDA – xung gốc 700/535 MHz NVIDIA GT 730 GDDR5 384 nhân CUDA – xung gốc 902/1253 MHz NVIDIA GT 630 – bản ép xung lên 752/810 MHz (xung gốc 700/800 MHz) AMD HD 7730 GDDR3 – xung gốc 800/800 MHz AMD HD 7730 GDDR5 – xung gốc 800/1125 MHz AMD R7 250 – bản ép xung lên 1100/1150 MHz (xung gốc 1050/1125 MHz) AMD R7 240 – xung gốc 780/900 MHz Phần mềm và game thử nghiệm - NVIDIA Driver 337.88 WHQL - AMD Driver Catalyst 14.4 WHQL - 3DMark Vantage: Thiết lập Performance Preset (1280 x 1024) - 3DMark 11: Thiết lập Performance Preset (1280 x 720) - 3DMark 2013: Fire Strike - Batman: Origins (DX 11) - BioShock Infinite (DX 11) - Crysis 3 (DX 11) - Dirt 3 (DX 11) - Hitman Absolution (DX 11) - Metro: Last Light (DX 11) - Sleeping Dogs (DX 11) - Sniper Elite V2 (DX 11) - Tomb Raider (DX 11) Kết quả thử nghiệm Thử nghiệm với Dota 2 Đối với phân khúc phổ thông mà GT 730 đánh vào, hiệu năng chiến game eSport là một mối quan tâm rất lớn. Vì thế ngoài các game offline ở trên tôi thử nghiệm thêm Dota 2 – game eSport ăn khách yêu cầu cấu hình tương đối cao. Cách thức thử nghiệm: Đánh 1 ván game và ghi lại FPS bằng phần mềm Fraps. GT 730 GDDR5 384 nhân CUDA: Độ phân giải Full HD 1920 x 1080, thiết lập gần max. Đồ thị thể hiện khung hình ở 5 phút cuối game – xảy ra nhiều combat lớn. FPS chủ yếu đạt trên 40, thi thoảng bị giảm xuống dưới 30. Lưu ý ở đây tôi để res Full HD, những ai chơi màn 20” trở xuống có thể yên tâm không bị drop FPS. GT 730 GDDR3 96 nhân CUDA: Độ phân giải Full HD 1920 x 1080, tắt tất cả các hiệu ứng, Shadow và Texture thiết lập medium. Đồ thị thể hiện khung hình ở 5 phút cuối game: Kết luận - Về vấn đề “64 bit có yếu hơn 128 bit hay không” có lẽ không nhắc tới nữa vì các benchmark ở trên đã thể hiện quá rõ ràng . GT 730 GDDR5 – 64bit mạnh hơn đa số các VGA 128 bit khác cùng tầm giá của nó. - So với các dòng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cùng tầm tiền thì NVIDIA GT730 có lợi thế về độ ổn định với gói phần mềm (Driver) tối ưu với khá nhiều tựa game đặc biệt là với các Game Online đang có trên thị trường. - Đối với câu hỏi “giao tiếp nhớ 64 bit có làm GT 730 yếu đi hay không”, tôi sẽ trả lời là có. Với 384 nhân CUDA (bằng với GT 740 và GTX 650), lẽ ra GT 730 GDDR5 phải mạnh hơn rất nhiều nhưng hiệu năng chỉ bằng 2/3 GTX 650. Nguyên nhân là giao tiếp 64 bit khiến băng thông nhớ bị “bóp” lại còn 1 nửa. Tuy nhiên đây là hành động có chủ đích của NVIDIA: họ muốn tạo ra một card đồ họa yếu hơn, giá thấp hơn nhưng không muốn tốn kém thiết kế GPU mới. Điều quan trọng là GT 730 GDDR5 có p/p rất tốt đến tay người tiêu dùng trong tầm giá dưới 2 triệu đồng, hiệu năng quá mỹ mãn đối với game thủ phân khúc phổ thông và game net. - Nhìn chung GT 730 GDDR5 64bit - Kepler thành công mỹ mãn trong việc thay thế GT 630 và là một sản phẩm tốt trong phân khúc phổ thông, đánh bay mọi nghi vấn về giao tiếp 64 bit. Ngược lại bản GDDR3 96 nhân CUDA tương đối yếu, có lẽ phù hợp hơn cho nhu cầu HTPC. Các bạn có thể tham khảo một số bài Test với Game của các Nhà Phân phối / Đại lý để có kết quả một cách khách quan hơn . Cảm ơn các bạn đã theo dõi , xin nhận mọi góp ý từ tất cả mọi người