Thảo luận Phần mềm độc hại trên Android tăng lên chóng mặt

Thảo luận trong 'Tin Công Nghệ' bắt đầu bởi kangongjin, 29 Tháng mười một 2011.

  1. kangongjin Thành viên

    Sau Windows, Android đang dần trở thành mục tiêu yêu thích của tin tặc khi số liệu thống kê cho thấy số lượng mã độc nhằm vào nền tảng di động này đã tăng lên đến 472% chỉ sau 4 tháng, kể từ tháng 7 vừa qua.
    Theo số liệu thống kê của trung tâm nghiên cứu bảo mật Juniper Networks Global Threat Center, số lượng mã độc nhằm vào nền tảng di động mở Android đã tăng gấp 4 lần so với số lượng mã độc từ hồi cuối tháng 7 vừa qua.

    Cũng theo Juniper, vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi hầu hết bất kỳ ai cũng có thể xây dựng và phát hành một ứng dụng trên nền tảng Android thông qua chợ ứng dụng Android Market, điều này giúp các hacker có thể dễ dàng đăng tải và phát tác mã độc của Android.

    “Những gì bạn cần làm là đăng ký 1 tài khoản dành cho các nhà phát triển ứng dụng, việc này rất dễ dàng, sau đó trả 25 USD tiền phí và cuối cùng có thể đăng tải bất kỳ ứng dụng nào mà mình muốn” - Juniper Networks cho biết trong bảng báo cáo.

    Android đang là mục tiêu cực kỳ yêu thích của các hacker

    Bên cạnh đó, Juniper Networks cho biết việc người dùng thường chủ quan, bỏ qua quá trình kiểm tra xem các ứng dụng sẽ thực hiện điều gì trước khi quyết định cài đặt chúng, mà quá tin tưởng vào những thông tin do nhà phát triển ứng dụng cung cấp cũng là một điểm yếu khiến mã độc dễ dàng xâm nhập và phát tán trên nên tảng Android.

    Bảng báo cáo cũng cho biết rằng 2 tháng qua được ghi nhận là thời điểm phát hiện sự tăng trưởng nhanh chóng nhất của mã độc trong lịch sử tồn tại của nền tảng di động này. Tháng 9 vừa qua, số lượng phần mềm độc hại trên Android tăng 28%, còn trong tháng 10, con số này tăng lên đến 110%.

    Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng phần mềm độc hại, Juniper Networks cho biết hacker cũng ngày càng tinh vi hơn trong việc tạo ra các hành vi của phần mềm độc hại, khai thác những lỗ hổng để truy cập vào quyền cao nhất trên các thiết bị của nạn nhân và cài đặt thêm các ứng dụng độc hại khác.

    Các hành vi thường thấy của những loại phần mềm gây hại này là lấy cắp thông tin trên thiết bị, tự động thực hiện các tin nhắn để gửi tiền đến hacker và nặng nhất là chiếm luôn quyền điều khiển của thiết bị.

    Đây không phải là lần đầu tiên có một báo cáo cảnh báo về sự tăng trưởng nhanh chóng về các vấn đề bảo mật trên nền tảng Android. Vào tháng 8 vừa qua, hãng bảo mật McAfee cũng đưa ra những cảnh báo về tình trạng bảo mật trên Android trong quý II/2011,, theo đó số lượng phần mềm gây hại trên Android đã lên 76% so với quý trước đó.