Phân tích SỐ ĐẸP - SỐ TỐT

Thảo luận trong 'S60/S80/S90: KIẾN THỨC & KINH NGHIỆM' bắt đầu bởi ChiêuTrúc, 22 Tháng mười hai 2007.

  1. ChiêuTrúc Admin Executive

    PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA CON SỐ

    Các bạn thân mến,

    + Kể từ hôm nay, Keluabip sẽ bắt đầu post 1 loạt bài viết mới. Đây là loạt bài nói về CON SỐ, NGUỒN GỐC, PHÂN TÍCH TÍNH HUNG CÁT, Ý NGHĨA...Các bài viết sau đây được trích từ các tài liệu mà tôi đã chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau (từ kiến thức tử vi của bản thân, từ các vị sư phụ, đồng môn sư huynh đệ và từ một số trang web chuyên về tử vi, phong thủy, phân tích sô đẹp, ...). Vì vậy, Keluabip xin gởi lời cám ơn đến tất cả mọi người đã phổ biến các tài liệu nêu trên.

    + Mục đích của loại bài viết này là cung cấp cho chúng ta những hiểu biết cơ bản về việc LUẬN SỐ. Tương tự như chủ đề "XEM NGÀY - CHỌN HƯỚNG" (mà chúng ta đã cùng nhau trao đổi trong gần 2 năm qua với hơn 400 bài viết, để cuối cùng ta đã có được tiện ích tra cứu tập hợp các phương pháp xem ngày giờ thông dụng chạy trên nền Java thật tuyệt vời =D> ), chủ đề "CON SỐ" lần này cũng đã có khá nhiều quan điểm phân tích khác nhau, từ đó nãy sinh ra nhiều cuộc tranh luận về tính ĐÚNG-SAI trong kết quả phân tích theo từng quan điểm khác nhau. Một con số có thể là TỐT với ngươi này, nhưng không có nghĩa sẽ PHÙ HỢP với một người sử dụng khác. Vì thế dù đã có một vài trang web phân tích số, nhưng theo tôi, kết quả phân tích chưa đầy đủ lắm và quan trọng hơn là chưa đạt được sự nhất trí của đại đa số các nhà trạch-cát.

    + Ngày nay, tuy khoa họa kỹ thuật tiến triễn không ngừng nhưng quan điểm về CON SỐ MAY MẮN vẫn NGỰ TRỊ trong tâm trí của đa số chúng ta, không phân biệt là người Á đông hay người Tây phương (mặc dù mỗi nền văn hóa đều có cách phân tích - đánh giá..khác nhau).

    + Trên thực tế, Vạn vật quanh ta đều có liên quan đến CON SỐ (giày dép còn có số nữa mà :) ), thế thì việc phân tích Ý NGHĨA CỦA CÁC CON SỐ là vô cùng cần thiết.

    + Với tham vọng lập nên một tiện ích tập hợp các quan điểm thông dụng nhất, có ý nghĩa khoa học nhất trong việc Ý NGHĨA CỦA CÁC CON SỐ, Keluabip mở topic này để chúng ta cùng nhau tranh luận nhé !.

    + Nói thêm là Keluabip đã tạm làm xong File PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA CÁC CON SỐ chạy trên Excel, dựa theo các tiêu chí mà tôi đã nêu ở phần trên. File này sẽ sớm được tôi tích hợp vào tiện ích Tử vi Vạn Phước trên PC. Tôi cũng hy vọng rằng với sự hổ trợ của MOD Thuận (nhóm Mobisoft) chúng ta sẽ lại có được một bản Tử vi update mới (verson 2.0 :) ) chạy trên nền Java thật thuận tiện để chúng ta vừa XEM NGÀY - CHỌN GIỜ lại vừa có thể tra cứu Ý NGHĨA CỦA CÁC CON SỐ bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu trên con đế thân yêu của mình !.

    [​IMG]

    Bạn nào cần test thử thì hãy PM cho Keluabip nhé. Thông tin cần có là: ngày tháng năm sinh của Chủ sự, giới tính và dĩ nhiên là DÃY SỐ cần phân tích (DÃY SỐ này có thể là số xe, số nhà, số điện thoại, số giày dép....và được tạm giới hạn là SỐ NGUYÊN DƯƠNG có từ 1 đến 11 chử số nhé !).

    + Trong khi chờ đợi, chúng ta cùng nhau lướt qua những hiểu biết cơ bản về CON SỐ !

    cuthitam, atfones, GSM.CDMA and 28 others like this.
  2. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CON SỐ

    Mỗi con người sinh ra mang một yếu tố bẩm sinh nhất định, đó chính là gen di truyền của dòng họ. Sự tác động của gen di truyền đến tính cách, hay rộng hơn là vận mệnh con người chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác bên ngoài môi trường xă hội và gia đình. Điều này cũng hiểu tương tự khi mỗi con người có một trường khí, trường khí ấy ngoài những dao động và năng lượng nội tại c̣n chịu ảnh hưởng giao thoa, cộng hưởng hay ức chế của những trường khí bên ngoài khác. Và trong đời sống th́ mỗi vật dù tính hay động, dù là sinh vật vô cơ hay hữu cơ, dù là thực thể trừu tượng hay cụ thể cũng đều mang những yếu tố trường khí độc lập mà ta không nh́n thấy. Nó có khả năng tác động đến đời sống của mỗi con người.
    Những yếu tố như tên gọi, các con số, quần áo, dày dép,... cũng đều có tác động ảnh hưởng đến đời sống con người. Nếu biết vận dụng phù hợp để các trường khí ấy có tác dụng tích cực sẽ cải thiện được trường khí của bản thân, đem lại điều tốt lành, ngược lại sẽ chịu những bất lợi không mong muốn.
  3. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    Luận về các con số
    Các con số có lẽ được phát minh ra từ lâu đời nhất ngay khi con người bắt đầu hình thành cuộc sống. Các con số có một vai tṛ và ư nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống và nhân sinh. Ngay từ thời kỳ săn bắn hài lượm, con người đã phải biểt đếm để săn bắt, chia sẻ nguồn lương thực. Sau này khi đời sống phát triển, các con số được sử dụng vào việc tính toán thậm chí ngay cả khi chữ viết chưa hình thành. Khoa học hiện đại càng phát triển, các con số cũng được đưa vào những lư thuyết phức tạp hơn để phục vụ cho đời sống và nghiên cứu khoa học, toán học. Một chuyên ngành nghiên cứu chỉ được coi là môn khoa học khi các lư thuyết và ứng dụng của nó có thể diễn giải bằng các con số.

    Trở về cội nguồn, cổ nhân xưa đã phát hiện ra những luận thuyết về sự khởi nguồn, sự hình thành phát triển và vận động của vũ trụ, tự nhiên và xă hội. Những luận thuyết ấy chính là học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái vẫn được ứng dụng và ngày càng phát triển cho đến ngày nay. Sự khởi đầu của các con số bắt nguồn từ hệ đếm cơ số 2, người xưa quy thế giới vật chất về hai loại khí Âm và Dương, khí Âm được kư hiệu bằng một vạch đứt - - tức số 0, khí Dương được kư hiệu bằng một vạch liền - tức số 1. Hệ đếm nhị phân 0,1 cũng chính là hệ đếm của máy tính điện tử.


    Hai khí Âm Dương vận động hình thành nên vũ trụ:

    Vũ trụ hình thành nên từ hai khí Âm Dương cùng vận động thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau. Trong Âm có Dương và ngược lại trong Dương lại có Âm. Khí Dương thì nhẹ, sáng hướng lên, khí Âm thì nặng đục hướng xuống. Âm thịnh thì Dương suy và ngược lại Dương thịnh thì Âm lại suy, hết thịnh lại đến suy cứ thế luận chuyển hình thành nên vạn vật. Biểu tượng hai khí Âm Dương thể hiện qua đồ hình Âm Dương:

    [​IMG]Âm dương
    Học thuyết Bát Quái hình thành trên cơ sở học thuyết Âm Dương, hai khí Âm Dương vận động hình thành nên 8 trạng thái khác nhau của Âm Dương, đó chính là Bát Quái. hình tượng của Bát Quái được hình thành qua các quá tŕnh vận động như sau :

    - Lưỡng Nghi được tượng trưng bằng hai vạch Dương và Âm gọi là Dương Nghi và Âm Nghi đại diện cho hai khí Âm, Dương luc chưa vận động.
    - TỨ TƯỢNG diễn tả trạng thái hai khí Âm Dương bắt đầu vận động : Đặt một vạch Dương lên trên Dương Nghi thì thành Toàn Dương nên gọi là Thái Dương (Thái có nghĩa là đã lớn). Đặt một vạch Âm lên trên Dương Nghi thì ta có một Dương làm chủ ở dưới nên gọi là Thiếu Dương (Thiếu có nghĩa là còn nhỏ). Đặt một vạch Âm lên trên Âm Nghi thành Toàn Âm gọi là Thái Âm. Đặt một vạch Dương lên trên Âm Nghi thì ta có một Âm làm chủ ở bên dưới gọi là Thiếu Âm
    Như vậy ta có Tứ Tượng theo đúng thứ tự là Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. Thiếu Dương đi trước Thái Âm và Thiếu Âm đi trước Thái Dương thể hiện Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn, nghĩa là trong Âm có mầm Dương, trong Dương có mầm Âm. Dương sinh ở dưới thành ra Thiếu Dương có một vạch Dương mới sinh ở dưới làm chủ. Dương trưởng ở trên thành ra Thái Dương với hai gạch Dương là Dương đã toàn thịnh. Âm sinh ở trên cho nên Thiếu Âm có một Âm mới sinh ở dưới làm chủ. Âm trưởng ở dưới cho nên Thái Âm với hai gạch Âm là Âm đã toàn thịnh.

    [​IMG]
    Thái dương
    [​IMG]
    Thiếu âm
    [​IMG]
    Thiếu dương
    [​IMG]
    Thái Âm

    Bát Quái là tám Quẻ, mổi quẻ gồm có ba vạch (mỗi vạch còn gọi là Hào), còn được gọi là Quẻ Đơn hay Đơn Quái, dùng để diễn tả 8 hiện tượng chính của hoạt động Âm Dương trong Vũ Trụ. Việc xếp đặt các vạch để tạo thành Bát Quái được thực hiện theo một thứ tự hoàn toàn theo tự nhiên: Dương trước, Âm sau, tay măt trước, tay trái sau. Thứ tự và tên gọi của Bát Quái như sau:
    - Quẻ Càn: đặt một vạch Dương lên trên Thái Dương thành toàn Dương gọi là quẻ Càn (trời, thiên. Càn vi Thiên). Quẻ này thì Dương đã thịnh, và Âm đã hủy
    - Quẻ Đoài: đặt một vạch Âm lên trên Thái Dương ta có quẻ Đoài (đầm ao. Đoài vi Trạch). Quẻ này thì Dương đã lớn và Âm sắp tàn
    - Quẻ Ly: đặt một vạch Dương lên trên Thiếu Dương ta có quẻ Ly (lửa, hơi nóng. Ly vi Hỏa). Quẻ này thì Dương đã lớn và Âm sắp tàn
    - Quẻ Chấn: đặt một vạch Âm lên trên Thiếu Dương ta có quẻ Chấn (sấm sét, Chấn vi Lôi). Quẻ này thì Dương mới sinh và Âm bắt đầu suy
    - Quẻ Khôn: đặt một vạch Âm lên trên Thái Âm thành toàn Âm gọi là quẻ Khôn (Đất, Địa. Khôn vi Địa). Quẻ này thì Âm đã thịnh và Dương đã hủy
    - Quẻ Cấn: đặt một vạch Dương lên trên Thái Âm ta có quẻ Cấn (núi non. Cấn vi Sơn). Quẻ này thì Âm đã lớn và Dương sắp tàn.
    - Quẻ Khảm: đặt một vạch Âm lên trên Thiếu Âm ta có quẻ Khảm (nước, chất lỏng. Khảm vi Thủy). - Quẻ này thì Âm đã lớn và Dương sắp tàn
    - Quẻ Tốn: đặt một vạch Dương lên trên Thiếu Âm ta có quẻ Tốn (gió. Tốn vi Phong). Quẻ này thì Âm mới sinh và Dương bắt đầu suy

    [​IMG]Quẻ Càn[​IMG]Quẻ Đoài[​IMG]Quẻ Ly[​IMG]Quẻ Chấn [​IMG]Quẻ Tốn[​IMG]Quẻ Khảm[​IMG]Quẻ Cấn[​IMG]Quẻ Khôn
    Như vậy chúng ta đã thấy được bản chất của vũ trụ và sự hình thành các trạng thái khác nhau của khí gọi là Bát Quái

    Bát Quái là công thức vĩ mô mô tả vũ trụ với những đặc điểm lư tính cùng quy luật vận động của nó. Để chi tiết hơn, cổ nhân còn ghép Bát Quái chống lên nhau thành 8x8=64 quẻ kép mô tả chi tiết hơn 64 trạng thái và đặc tính của vũ trụ và con người gọi là 64 quẻ kép. Các quẻ ứng với mọi việc người, việc thiên nhiên, khí tượng, thiên văn cũng như dự báo

    Ví dụ : Đặt quẻ Càn chồng lên quẻ Tốn (hình vẽ) ta được Quẻ Thiên Phong Cấu ở Ngọ, một vạch Âm ở dưới, là thời kỳ Dương đã cực nên Âm bắt đầu sinh ở dưới. (Nhất Âm Sinh. Dương cực thì Âm sinh), năm gạch Dương ở trên. Cấu là gặp gỡ. Âm đã bắt đầu tới gặp Dương. Đặt ở giờ Ngọ, tháng 5, phương Nam, ứng với tiết Hạ Chí.
  4. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    Ý nghĩa các con số biểu hiện qua Hà Đồ và Lạc Thư - Bản đồ số hoá vũ trụ cổ nhất :

    Các con số được mô phỏng trong một ma trận phát minh từ Hà Đồ, là một bảng về 10 số đếm từ một đến 10, được biểu diển bằng các chấm đen và trắng, xắp sếp thành hai ṿng trong (nội) và ngoài (ngoại) theo đúng bốn phương chính là Nam (ở trên), Bắc (ở dưới), Đông (bên trái), Tây (bên phải). Mười Số đếm trên được chia thành hai loại:

    Số Dương (số Cơ) là số lẻ, còn gọi là số Trời (Thiên), được ghi bằng các ṿng tṛn trắng, bao gồm 1, 3, 5, 7, 9. Tổng số Dương là 25

    Số Âm (Số Ngẫu) là Số chẵn, còn gọi là số Đất (Địa), được ghi bằng các ṿng tṛn màu đen, bao gồm 2, 4, 6, 8, 10. Tổng số Âm là 30. V́ Âm lớn hơn Dương (30/25) nên ta nói Âm Dương chứ không nói Dương Âm

    Mười số trên lại được chia thành hai thành phần là số Sinh (1, 2, 3, 4, 5) và số Thành (6, 7, 8, 9, 10). Số 5 là số cuối của số Sinh, là Cực của Âm Dương, số 10 là số cuối của số Thành là Cực của ngũ hành được đặt ở giữa.

    Số Sinh được định vị trí trên không gian bằng cách sắp xếp cho:
    Số 1 ở hướng Bắc
    Số 2 ở hướng Nam
    Số 3 hướng Đông
    Số 4 hướng Tây
    Số 5 ở Trung Ương
    hình thành vòng trong của Hà Đồ

    Với sự sắp xếp này ta nhận thấy trục Bắc Nam tương ứng với chuỗi sao Bắc Đẩu nên số 1 ở hướng Bắc thì số 2 phải ở hướng Nam. Trục Đông Tây là hướng đi của Mặt Trời từ Đông sang Tây nên số 3 phải ở hướng Đông, và số 4 ở hướng Tây. Như vậy thì sự sắp xếp các số Sinh theo phương hướng hình thành một hệ trục tọa độ trong không gian mà gốc tọa độ ở chính giữa với trục hoành là trục Đông Tây đi từ phải qua trái và trục tung là Bắc Nam hướng từ trên xuống dưới

    Số Thành được sắp xếp ở vòng ngoài bằng cách cộng số Trung Ương (số 5) với các số Sinh, và cộng với chính nó thành số 10 để ở chính giữa.

    Với sự xắp xếp trên thì số 1 (Âm) ở trên, số 2 (Dương) ở dưới nên Hà Đồ được xoay 180 độ để cho số 2 ở trên, số 1 ở dưới, số 3 bên trái, số 4 bên mặt cho phù hợp với qui luật vận động của tạo hóa là cái trong nhẹ (Dương) bay lên thành Trời, cái đục nặng (Âm) lắng xuống thành Đất (qui luật Dương thăng, Âm giáng)

    Số 5, số cuối của số Sinh và số 10, số cuối của số Thành là số của Trời Đất, là "Thể" thì đặt ở chính giữa, các số còn lại là "Dụng" thì hoạt động ở ngoài. Số của Trời Đất (5 và 10) khi cộng lại thì bằng 15, bằng tổng số của các số Sinh nên Trời Đất sinh ra vạn vật. Ở ṿng ngoài, tổng số của các số Dương bằng tổng số của các số Âm và bằng 20, nghĩa là Âm Dương quân b́nh


    2
    7
    8
    3
    5
    10
    4
    9
    1
    6


    Bắc 1 6

    Tây 4 9

    Đông 8 3

    Nam 2 7

    Trung Ương 5 10


    Năm hành chính cũng được định vị cùng với năm cặp số Sinh và Thành trên Hà Đồ như sau:
    Số 1 (Trời) sinh hành Thủy, số 6 (Đất) làm thành hành Thủy
    Số 2 (Đất) sinh hành Hỏa, số 7 (Trời) làm thành hành Hỏa
    Số 3 (Trời) sinh hành Mộc, số 8 (Đất) làm thành hành Mộc
    Số 4 (Đất) sinh hành Kim, số 9 (Trời) làm thành hành Kim
    Số 5 (Trời) sinh hành Thổ, số 10 (Đất) làm thành hành Thổ
    Như vậy mới hành đều được sinh ra và hình thành bởi sự kết hơp giữa Thiên và Địa và trong Hà Đồ ta có:
    Thủy (số 1,6) ở phương Bắc (bởi v́ phương Bắc thì nhiều mưa và lạnh thuộc Thủy)
    Hỏa (Số 2,7) ở phương Nam (bởi v́ phương Nam là nơi nhiều nắng, nắng thuộc Hỏa. có nước rồi phải có hơi nóng thì cuộc sống mới hình thành)
    Mộc (Số 3,8) ở phương đông (bởi v́ phương đông là nơi Mặt Trời mọc và ấm áp, cây cối xanh tươi, thuộc Mộc)
    Kim (Số 4,9) ở phương Tây (bởi v́ phương Tây là nơi Mặt Trời lặn và mát mẻ, Kim Khí thì mát mẻ, thuộc Kim)
    Thổ (số 5, 10) ở Trung Ương (bởi v́ ở giữa là Đất, đất nuôi dưỡng và thâu tàng các hành khác, động vật chết thì về Đất)
    Số 1 là Thiếu Dương, Dương mới sinh, là số khởi đầu của việc tạo lập các số khác, khởi đầu công cuộc tạo lập vũ trụ vạn vật (bởi v́ số 2 tạo ra do 1 + 1, số 3 do 1 + 2, số 4 do 1 + 3... Từ số 1 ta tạo ra số 2 rồi lần lượt số 3, số 4 và tất cả các số khác)
    Số 2 là Thiếu Âm, Âm mới sinh, là số tạo ra các số Âm khác (bởi v́ số 4 tạo ra do 2 + 2, số 6 do 2 + 4...), và Âm cộng Dương mới thành Dương (bởi v́ 3 do 2 + 1, số 5 do 2 + 3, số 7 do 2 + 5...)
    Số 3 là Thái Dương, Dương đã lớn, đã có mầm Âm , do Thiếu Dương 1 và Thiếu Âm 2 cộng lại. Dương cộng Dương mới thành Âm (bởi v́ số 4 do 3 + 1, số 6 do 3 + 3, số 8 do 3 + 5...)
    Số 4 là Thái Âm, Âm lớn, do do hai Thiếu Âm cộng lại (2 + 2) hoặc do Thiếu Dương (1) và Thái Dương (3) cộng lại mà ra. Cực Dương thì biến thành Âm (bởi v́ 4 do 3 + 1) còn cực Âm thì vẫn là Âm (bởi v́ 4 + 2 là 6, vẫn là Âm), không biến nên ta nói Dương thì động mà Âm thì tịnh.
    Khi Âm Dương sinh hành Khí thì nước (Thủy) có trước nhất nên Thủy được mang số 1
    Có nước rồi thì cần hơi nóng (Hỏa) thì vạn vật mới sinh nên Hỏa mang số 2
    Có nước và hơi nóng thì thảo mộc (Mộc) mới sinh ra nên Mộc mang số 3
    Tiếp đến Kim khí hình thành nên Kim mang số 4
    Vạn vật sinh hóa từ đất(Thổ) mà ra và cuối cũng trở về đất nên Thổ mang số 5

  5. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    LẠC THƯ (SỐ CỦA NGŨ HÀNH HẬU THIÊN)


    492357816

    Ma phương Lạc Thư như trên chính là số hoá vũ trụ thời kỳ đã vận động và trưởng thành. Áp dụng vào thế giới thực, thế giới con người.

    Lạc Thư chỉ về sự sinh hóa của các Số Ngũ Hành (thuộc về vạn vật, con người). Trên Lạc Thư có 9 con số, không có số 10 và chỉ về việc người (Nhân Sự), thuộc về Đất, nói về Hậu Thiên nên Lạc Thư có hình vuông. Tổng số của các con số trên Lạc Thư (Hậu Thiên) là 45, trong khi trong Hà Đồ (Tiên Thiên) là 55. Tuy không có số 10, nhưng trong Lạc Thư số 5 ở giữa vẩn chu toàn công việc làm cho các số 1 và 6, 2 và 7, 3 và 8, 4 và 9 vẫn đứng cạnh nhau như trong Hà Đồ. Số 5 là số chuyển tiếp, được đất vào giữa để các số Dương 1, 3, 5, 7, 9 dù cộng hay trừ với số 5 thì cũng thành số Âm thể hiện Dương sinh Âm, và các số Âm 2, 4, 6, 8, 10 dù cộng hay trừ với số 5 thì cũng thành số Dương thể hiện Âm sinh Dương. Tổng số Dương ở ngoài (tức là không tính số Dương 5 ở giữa) bằng tổng số Âm và bằng 20, nghĩa là Âm Dương quân b́nh. Các con số trong Lạc Thư hình thành một Ma Phương Trận, trong đó khi cộng dọc, cộng ngang, hay cộng chéo ta luôn luôn được 15. Trong Hà Đồ thì ở giữa có số Sinh (5) và số Thành (10) của hành Thổ, đó là thuộc Tiên Thiên, tự nhiên, chưa hoạt động. Ở Lạc Thư ở giữa không có số Thành (số 10) của Thổ, và số đó đi hoạt động ở bên ngoài, đó là thuộc Hậu Thiên, vạn vật hoạt động. Trên Địa Bàn thuộc Hậu Thiên thì Thổ ở bốn phương Th́n Tuất Sữu Mùi (Tứ Mộ, Tứ Khố) để phụ giúp các hành kia.

    Trong Lạc Thư thì Âm Dương đã phân tán ra đủ 4 Phương và 4 Hướng: các số Dương (số Lẻ) thì đóng ở bốn phương chính (Chính Phương), số Âm (số Chẳn) thì đóng ở bốn hướng phụ (Bàng Phương), làm cho các số Âm Dương đi xen kẻ với nhau để tác động cho nhau mà sinh hóa. Các số thứ tự đều từ dưới đi lên (1 lên 2, 3 lên 4, 5 ở giữa, 6 lên 7, 8 lên 9), có nghiă Thái Cực tịnh ở dưới này đã chuyển động và phân Âm Dương. Âm trong Ngũ Hành chuyển động mạnh khắp 4 phương, 4 hướng để tạo vật. Trái lại, Hà Đồ chỉ có bốn phương chính và Trung Cung, mọi nơi đều có một số Âm và một số Dương bao bọc lấy nhau. Các số thứ tự thì đối xứng nhau theo hai trục Bắc Nam và Đông Tây: 1 qua 2, 3 qua 4, 5 ở giữa, 6 qua 7, 8 qua 9. Trong Hà Đồ thì Âm Dương Ngũ Hành khi đó chưa sinh hóa, còn giữ cơ sở và hợp nhất trong Thái Cực.

    Trong Lạc Thư thì tổng số tung hoành đều là 15, số 15 đã đi hoạt động ở ngoài, chỉ còn số 5 ở giữa và do số 5 ấy mà có các số 6, 7, 8, 9 là số Thành nên thuộc về Hậu Thiên. Số của Hà Đồ ở giữa thì tổng số là 15 (10 + 5), bằng tổng số các số Sinh (1, 2, 3, 4) nên thuộc Tiên Thiên.

    Số của Lạc Thư cũng có số 10 (1 + 9, 2 + 8, 3 + 7), thêm số 5 ở giữa thành 15. Ở Hà Đồ, số của Trời Đất có 10 (bởi v́ 1 + 2 + 3 + 4 = 10), thêm số Sinh kế tiếp (số 5) thì thành 15.
    Ở Lạc Thư thì lấy số 5 Cơ (số lẻ) thống lănh 4 số Ngẫu (số Chẳn), làm dọc ngang cho nhau, ở liền nhau (1 - 6, 2 - 7, 3 - 8, 4 - 9), gây đến cái Dụng của Biến số. Số của Trời Đất cũng lấy số Sinh 5 thống lănh 5 số Thành mở ra cái Thể của Thường Số.

    Vạch của Tiên Thiên Bát Quái thì Cơ Ngẫu đối nhau. Ở Lạc Thư thì số Sinh và số Thành cũng đối nhau. Tiên Thiên Bát Quái thì lấy thuần Âm, thuần Dương mà đặt ở dưới, còn Lạc Thư thì lấy số lớn nhất (số 9) và số nhỏ nhất (số 1), nghiă là số Sinh và Thành mà đặt ở dưới

    Trong Lạc Thư, nếu bỏ số 5 ở giữa thì số Sinh 1 sẽ ở giữa hai số Thành 6 và 8. Số Thành 9 sẽ ở giữa hai số Sinh 2 và 4. Hai số Sinh 3 và 4 cùng ở một phía, hai số Thành 6 và 7 thì ở cặp bên nhau. Ở Tiên Thiên Bát Quái thì Càn là qủe Dương đặt ở giữa hai quẻ Âm là Tốn và Đoài. Khôn là quẻ Âm đặt ở giữa hai quẻ Dương là Cấn và Chấn. Li Đoài là hai quẻ Âm cùng ở một chổ. Khảm Cấn là hai quẻ Dương cùng ở một chổ.

    Như vậy là cũng làm biểu lí cho nhau.

    Trong Lạc Thư thì số Sinh 1, 3, 4 được xếp thuận, số Thành 6, 7, 9 được xếp nghịch, số 2 và 8 đối chọi nhau. Ở Hậu Thiên Bát Quái thì Khôn Mẹ cùng Trưởng Nữ, Thiếu Nữ (Li Đoài) được xếp thuận, còn Càn Cha và TruỎng Nam, Thiếu Nam (Khảm Cấn) được xếp nghịch. Phần Trưỡng Nam, Trưỡng Nữ (Chấn Tốn) thì đối chọi nhau. Như vậy cũng làm biểu lí cho nhau. Như vậy Tiên Thiên và Hậu Thiên cũng làm biểu lí, thể dụng cho nhau mà làm cho vũ trụ vạn vật sinh động không ngừng
    Số 1 - 6 thuộc Thuỷ ở hướng Bắc
    Số 3 - 8 thuộc Mộc ở Đông
    Số 5 thuộc Thổ ở giữa
    Số 2 - 7 thuộc Hoả ở Nam cuả Hà Đồ chuyển qua Tây
    Số 4 - 9 thuộc Kim ở Tây cuả Hà Đồ được chuyển qua Nam
    Sự kiện nay làm cho Phương Vị sinh khắc của Ngũ Hành nơi Lạc Thư trái ngược với Ngũ Hành nơi Hà Đồ: hai hành đối nghịch nhau thì lại tương sinh, còn hai hành đi theo vòng tròn mà lại đi nghịch (nghịch hành) thì lại tương khắc. Sự thay đổi này thể hiện sự thay đổi từ tĩnh qua động, từ Sinh qua Hoá, từ Thể qua Dụng, từ Lư qua Biểu, từ Thái Cực qua Vũ Trụ. Ở Hà Đồ, hai nhóm số 2 - 7 thuộc Hoả ở Nam và 4 - 9 thuộc Kim ở Tây cùng giao nhau ở giữa là Thổ mà tương sinh. Ở Lạc Thư thì hai nhóm số ấy đối chọi cho nhau thành ra Hoả khắc Kim theo chiều nghịch ở ṿng ngoài. Đó là Ngũ Hành đã ra ngoài mà hoạt động nên có khắc chế. Nếu ta lấy 2 - 7 cộng lại thì là số 9 thuộc Kim vẩn còn ẩn ở đó, và lấy số 9 chia ra thì 2 - 7 thuộc Hoả cũng còn bóng dáng ở đó

    Hà Đồ tượng trưng cho Nôi Giới (Thiên), Lạc Thư tương trưng cho Ngoại Giới (Địạ), Hà Đồ thuộc về lí Thái Cực, vô hình. Lạc Thư thuộc về Khí Vũ Trụ, hữu h́nh. Hà Đồ là Thể, Lạc Thư là Dụng. Hà Đồ thuộc về Nội Hướng Tiên Thiên, Lạc Thư thuộc về Ngoại Hướng Hậu Thiên. Hà Đồ là Đạo Nội Thánh, nội trị. Lạc Thư là Dạo Ngoại Vương, ngoại trị.


    (Theo PHONGTHUYVIETNAM)
  6. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    Chọn số may mắn
    C
    on người chỉ là một sản phẩm của vũ trụ, cùng tồn tại với tất cả các sự vật hiện tượng khác. Con người có vận mệnh, có lúc thịnh có lúc suy tuỳ thuộc và sự chi phối, tác động của vũ trụ, của thiên nhiên. Phong Thuỷ của nhà ở không phải lúc nào cũng bất biến mà giống như con người, nó cũng có vận mệnh, có lúc thịnh có lúc suy. Phần lớn khi nghiên cứu về Phong Thuỷ, người ta thường chú ư đến việc chọn đất, chọn hướng, vị trí thuận lợi để xây nhà, an táng mộ phần. Khi đă chọn được môi trường, vị trí, hướng phù hợp là có thể yên tâm sinh sống hưởng phúc. Quan niệm đó không hoàn toàn đúng, bởi v́ đất đai nhà ở cũng có vận, có lúc thịnh có lúc suy không bao giờ cố định. Bởi v́ các môn khoa học thần bí đều lấy Kinh Dịch là gốc, mà nguyên lư của Dịch là luôn vận động thay đổi không ngừng. Chính v́ vậy việc t́m hiểu và ứng dụng trạch vận là một điều hết sức cần thiết.


    Địa lư Trạch Vận lấy Cổ Dịch Huyền Không Học làm cơ sở các suy luận. Huyền Không học là một môn địa lư bí truyền có từ rất lâu đời nhưng không được biết đến nhiều như Địa Lư Bát Trạch. Theo các sách cổ ghi chép lại th́ Huyền Không Học ban đầu do Quách Phác đời nhà Tấn phát minh ra, sau được các nhà Phong Thuỷ Học như Dương Quân Tùng đời Đường, Tưởng Đại Hồng đời Minh, cuối cùng là Thẩm Trúc Nhung nhà Thanh hoàn thiện lại toàn bộ học thuyết.



    Huyền Không Học lấy Dịch Học làm cơ sở, nguyên lư của nó là vạn vật biến dịch không ngừng theo nguyên lư "Cùng tắc biến, biến tắc thông". Ngoài ra không thể không áp dụng nguyên lư Âm Dương - Ngũ Hành làm cơ chế suy luận. Huyền Không Học lấy Hậu Thiên Bát Quái, tức sự phân bố bát quái do vua Văn Vương phát minh làm cơ sở, kết hợp với Lạc Thư.



    Lạc Thư xuất hiện vào thời vua Đại Vũ, tương truyền khi trị thuỷ trên sông Hoàng Hà, vua Đại Vũ thấy rùa thần xuất hiện trên lưng có các đốm đen trắng. Vua Đại Vũ căn cứ vào đó vẽ ra ma phương bậc 3 bao gồm 9 con số phân bố trong 1 h́nh vuông 3x3 phản ánh kết cấu của vũ trụ với Quả Đất là trung tâm :

    4
    9
    2
    3
    5
    7
    8
    1
    6
    Kết hợp với Hậu Thiên Bát Quái phân bố 8 quẻ như sau :
    Tốn
    Ly
    Khôn
    Chấn
    Đoài
    Cấn
    Khảm
    Càn

    H́nh thành nên 8 sao tương ứng với 8 quẻ, mỗi sao mang 1 số đại diện. Cụ thể như sau:

    Nhất Bạch Thuỷ Tinh : Quẻ Khảm, ứng với phương Chính Bắc, hành thuỷ, đại diện cho trung nam.
    Nhị Hắc Thổ Tinh : Quẻ Khôn, ứng với phương Tây Nam, hành thổ, đại diện cho mẹ.
    Tam Bích Mộc Tinh : Quẻ Chấn, ứng với phương Chính Đông, hành mộc, đại diện cho trưởng nam.
    Tứ Lục Mộc Tinh : Quẻ Tốn, ứng với phương Đông Nam, hành mộc, đại diện cho trưởng nữ.
    Ngũ Hoàng Thổ Tinh : Vô Định, ứng với trung tâm, hành thổ.
    Lục Bạch Kim Tinh : Quẻ Càn, ứng với phương Tây Bắc, hành kim, đại diện cho cha.
    Thất Xích Kim Tinh : Quẻ Đoài, ứng với phương Chính Tây, hành kim, đại diện cho thiếu nữ.
    Bát Bạch Thổ Tinh : Quẻ Cấn, ứng với phương Đông Bắc, hành thổ, đại diện cho thiếu nam.
    Cửu Tử Hoả Tinh : Quẻ Ly, ứng với phương Chính Nam, hành hoả, đại diện cho trung nữ.

    Đây đại diện cho vũ trụ ở trạng thái ban đầu mới sinh ra, tức trạng thái tĩnh chưa có vận động.

    Cùng với thời gian, 9 v́ sao trên không đứng yên mà vận động theo những quỹ đạo khác nhau. Có 2 dạng bay là bay thuận và bay nghịch tuỳ theo bối cảnh, sự vật là dương th́ bay thuận và bối cảnh, sự vật là âm th́ bay nghịch. Mỗi v́ sao có một quy tắc bay riêng là 9 bước xác định thuận hay nghịch, vậy 9 v́ sao có 9x9 = 81 bước (hằng số vũ trụ ?) gọi là Lường Thiên Xích (thước đo trời). Có thể thấy Huyền Không Học thật vĩ đại, nó dường như muốn ôm trọn tất thảy các quy luật biến hoá của vũ trụ vào 81 bước biến hoá đơn giản nhưng rất kỳ diệu.

    Tinh bàn bao giờ cũng lấy Thiên Tâm làm chuẩn, sau đó căn cứ vào Thiên Tâm để an các sao theo chiều thuận hoặc nghịch.
    Ví dụ khi Ngũ Hoàng nhập giữa th́ ta có 2 Tinh bàn sau:

    Bay thuận : Phản ánh sự vận động của vũ trụ, của các Khí theo chiều thuận theo thứ tự : Ngũ - Lục - Thất - Bát - Cửu - Nhất - Nhị - Tam - Tứ - Ngũ

    4
    9
    2
    3
    5
    7
    8
    1
    6
    Bay nghịch : Phản ánh sự vận động của vũ trụ, của các Khí theo chiều nghịch theo thứ tự : Ngũ - Tứ - Tam - Nhị - Nhất - Cửu - Bát - Thất - Lục - Ngũ :
    6
    1
    8
    7
    5
    3
    2
    9
    4
    Tinh bàn chính là biểu hiện sự vận hành của Khí trên trái đất và sự chi phối của các sao trong vũ trụ đến trái đất. Sau đây là bảng các vận khác nhau, mỗi vận có một sao nhập cung giữa.
    Thuợng Nguyên
    Vận 1 : Nhất nhập giữa
    1864 - 1883
    Vận 2 : Nhị nhập giữa
    1884 - 1903
    Vận 3 : Tam nhập giữa
    1904 - 1923
    Trung Nguyên
    Vận 4 : Tứ nhập giữa
    1924 - 1943
    Vận 5 : Ngũ nhập giữa
    1944 - 1963
    Vận 6 : Lục nhập giữa
    1964 - 1983
    Hạ Nguyên
    Vận 7 : Thất nhập giữa
    1984 - 2003
    Vận 8 : Bát nhập giữa
    2004 - 2023
    Vận 9 : Cửu nhập giữa
    2024 - 2043

    Mỗi 20 năm ở bảng trên lại có một sao quản năm nhập cung giữa, ví dụ năm 2003 là sao Lục Bạch nhập cung giữa, năm 2004 là sao Ngũ Hoàng nhập cũng giữa. Tương tự mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ khí vận lại do một sao nhất định quản. Sao đó được gọi là sao đương lệnh hoặc là sao quản. Sao đương lệnh có khí mạnh nhất, nguyên khí của nó có tác động rơ nhất, khống chế toàn bộ tinh bàn.

    Ví dụ chúng ta đang ở thời kỳ 2004-1023 do sao Bát Bạch quản. Những ǵ thuộc cung Cấn tức phương Đông Bắc sẽ vượng lên, thiếu nam trở nên hoạt bát và tài cán hơn, người trung niên và người cao tuổi yếu đi, sức chi phối giảm sút trong gia đ́nh và xă hội.
  7. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    Ý nghĩa các con số và các sao :
    + Nhất Bạch Thuỷ Tinh : gọi là sao Văn Xương chủ công danh, thi cử. Nếu Nhất Bạch sinh vượng th́ vượng đinh, vượng tài, công danh hiển đạt, thi cử đắc lợi, tốt cho công danh sự nghiệp.
    Nếu Nhất Bạch suy tử th́ bị hoạ về tửu sắc, bệnh máu huyết, bệnh thận, tử cung.

    + Nhị Hắc Thổ Tinh : gọi là sao Bệnh Phù. Khi nó sinh vượng th́ gia đạo an khang, phát về vơ cách.
    Nếu Nhị Hắc suy tử th́ phát sinh bệnh tật, tai hoạ kiện tụng, hoả hoạn, phụ nữ dễ thành quả phụ. Mắc bệnh về bụng, bệnh ngoài da.

    + Tam Bích Mộc Tinh : gọi là sao Lộc Tồn. Khi nó sinh vượng th́ an khang, phú quư.
    Khi Tam Bích suy tử th́ sinh ra thị phi, kiện tụng, cướp bóc, đạo tặc. Bệnh về gan, máu huyết, bệnh ở chân.

    + Tứ Lục Mộc Tinh : gọi là sao Văn Khúc. Khi nó sinh vượng thì phát về thi cử, công danh, đỗ đạt, văn chương nổi danh thiên hạ.
    Nếu nó suy tử thì hoạ tửu sắc, bệnh tật hoặc sảy thai.

    + Ngũ Hoàng Thổ Tinh : gọi là sao Chính Quan. Ngũ Hoàng là ngôi ua, ngôi tôn quư nên nó chỉ có thể đóng ở Trung Tâm là tốt. Nếu nó nhập vào cung nào th́ giáng hoạ cho cung đó. Nhẹ th́ mang tai hoạ ốm đau, bệnh tật, nặng th́ hao người tốn của, phá gia bại sản.

    + Lục Bạch Kim Tinh : gọi là sao Vũ Khúc. Khi sinh vượng thì sao này rất tốt, chủ phát tài phát quan, công danh hiển đạt, tài lộc đầy đủ.
    Khi suy tử thì mắc bệnh đau đầu, bị thương tích, tai hoạ trong quan trường.

    + Thất Xích Kim Tinh : gọi là sao Phá Quân. Khi sinh vượng thì vượng đinh vượng tài, phát về vơ chức.
    Khi suy tử thì sao này là giặc cướp, dễ mắc nạn cướp bóc, binh đao, bệnh hô hấp, hoả hoạn, h́nh ngục.

    + Bát Bạch Thổ Tinh : gọi là sao Tả Phụ. Khi sinh vượng thì công danh phú quư.
    Nếu suy tử thì bị bệnh ở miệng, bệnh tay chân xương cốt.

    + Cửu Tử Hoả Tinh : gọi là sao Hữu Bật. Khi sinh vượng thì thi cử đỗ đạt, sự nghiệp hiển vinh.
    Nếu suy tử thì dễ bị hoả hoạn, đau mắt, bệnh huyết, tim mạch...
  8. j mobi

    j mobi Thành viên

    Bài viết:
    58
    Được Like:
    22
    đọc xong hết chỗ này ( :confused: ) đóng của hàng , về quê mở cửa hàng ... thầy bói đc rồi đấy :))
  9. maximo

    maximo Thành viên

    Bài viết:
    8
    Được Like:
    0
    không. đọc xong thì ngớ ngẩn mất. chứ được làm THẦY thì đã tốt. he...he..:hit:
  10. maximo

    maximo Thành viên

    Bài viết:
    8
    Được Like:
    0
    mà sao không nói luôn. ví dụ: 52565854665466 thì tât cả dãy số trên phản ánh cai gì? vì sao nó có ý nghĩa như vậy cho BÀ CON đỡ phải đau đầu nhỉ. hic...:((