Phong tục thi thả đèn trời

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi Lightblue, 1 Tháng chín 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Lightblue Amie

    Phong tục thi thả đèn trời
    [​IMG]



    [FONT=Times New Roman,Times,serif]Thi thả đèn trời được ghi chép từ năm 1900 trong 'Thái Bình phong vật chí', ở xã Trình Phố (nay thuộc xã An Ninh và Phương Công, huyện Tiền Hải). Lệ đặt ra là làm đèn giấy bằng cái sọt to, dán giấy kín xung quanh, chừa hở phía dưới còn trong đặt bát mỡ có bấc để đốt.[/FONT] [FONT=Times New Roman,Times,serif] Thi thả đèn trời được ghi chép từ năm 1900 trong 'Thái Bình phong vật chí', ở xã Trình Phố (nay thuộc xã An Ninh và Phương Công, huyện Tiền Hải). Lệ đặt ra là làm đèn giấy bằng cái sọt to, dán giấy kín xung quanh, chừa hở phía dưới còn trong đặt bát mỡ có bấc để đốt. Khi thi, đốt đèn tự bay lên cao, đèn nhà nào bay cao nhất mà không bị cháy thủng là thắng cuộc. Tác giả cho rằng lệ thi đèn này có nguồn gốc từ phép treo đèn của Khổng Minh đời Tam Quốc bên Trung Hoa.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times,serif] Thi đèn trời ở Thái Bình còn có ở các xã Đông Quang, Đông La, Đông Á, Đông Dương (huyện Đông Hưng); An Ấp, An Khê, Quỳnh Nguyên, Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Phụ); Thái Giang (huyện Thái Thụy); Quang Bình, Quang Trung (huyện Kiến Xương), song nhiều nhất vẫn là ở huyện Đông Hưng. Đèn trời Đông Hưng nay đã lên tận các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, sang Hải Dương, Hưng Yên, lên Hà Nội, vào Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times,serif] Gọi là đèn trời bởi khi đốt đèn bay lên trời, đèn có thể bay cao 1km và bay xa 5-10km. Thi đốt Đèn trời bắt nguồn từ ước vọng của con người mong cho cuộc sống trường tồn. Thi đốt Đèn trời trong ngày Tết, ngày lễ còn có hàm ý tâm linh xua đuổi bóng đêm và ma quỷ. Người ta quan niệm rằng người thắng trong cuộc thi sẽ được may mắn cả năm.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times,serif] Làm đèn trời và đốt đèn thật dễ. Miệng đèn là một thanh tre được làm như cạp rổ, đường kính dài ngắn, đèn cao hay thấp tùy ở người làm. Thông thường đường kính miệng đèn rộng 0,8m và thân đèn cao 1m. Miệng đèn làm khuôn để phất giấy. Giấy phất đèn được làm bằng giấy bản hoặc giấy dó, có độ dai bền, chịu được sức đẩy của gió. Bấc đèn bằng sợi vải tẩm với mỡ lợn. Từ miệng đèn có sợi dây để buộc bấc đèn. Khi đốt, người ta giữ cho đèn thăng bằng rồi châm lửa vào bấc, lửa làm loãng không khí trong lòng đèn, khí nhẹ làm cho đèn từ từ bay lên, gặp gió nhẹ đèn sẽ bay cao, bay xa.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Times,serif] Hiện nay ở nhiều nơi người ta không thi đốt Đèn trời mà coi đây là một hoạt động vui chơi, giải trí trong các ngày hội làng hoặc đêm giao thừa.[/FONT]
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.