Quản lý thuê bao di động trả trước: Sẽ lấy ý kiến của nhân dân Khách hàng sẽ giảm khi mua thẻ sim điện thoại di động phải đăng ký thông tin cá nhân Các chuyên gia cho rằng để không làm phiền “thượng đế” và bán được hàng, không ít đại lý, cửa hàng sẽ dùng một CMND để đăng ký cả trăm khách hàng [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và thông qua đề án quy định quản lý điện thoại di động trả trước (đề án) và sẽ áp dụng từ tháng 1-2007. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Quản lý để bảo đảm an ninh và quyền lợi khách hàng [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đề án mà Bộ BCVT xây dựng đã có ý kiến của Bộ Công an và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động quy định: Thuê bao trả trước phải được đăng ký quản lý số máy, ngày tháng sử dụng dịch vụ, họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu. Trong trường hợp khách hàng chưa được cấp CMND (dưới 14 tuổi) hoặc hộ chiếu, nhưng có nhu cầu sử dụng điện thoại di động trả trước, có thể nhờ người khác (cha, mẹ, người thân...) có CMND hoặc hộ chiếu đứng tên đăng ký sử dụng. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đề án cũng nói rõ, trong quá trình đăng ký, người sử dụng sẽ không phải trả một khoản phí. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động phải tổ chức kiểm tra, giám sát các đại lý, kênh phân phối thực hiện việc quản lý. Phía đại lý chịu trách nhiệm quản lý thông tin đăng ký của người sử dụng dịch vụ trả trước được cung cấp và được thể hiện trong hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông theo quy định. Người sử dụng dịch vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, cung cấp thông tin sai về người sử dụng dịch vụ trả trước. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Chiều 26-12, Thứ trưởng Bộ BCVT Trần Đức Lai cho rằng việc phát triển ồ ạt thuê bao trong thời gian qua, trong đó thuê bao di động trả trước chiếm 75%-80%, đã nảy sinh nhiều bất cập. Do vậy mục tiêu của đề án là để bảo đảm quyền lợi của khách hàng, doanh nghiệp cũng như vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia. Ông Lai lấy ví dụ về lợi ích của việc thắt chặt quản lý như vấn đề quấy rối bằng tin nhắn đang phổ biến hay tin nhắn quảng cáo, đặc biệt là nguy cơ khủng bố. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Lo ngại tính khả thi của đề án [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ông Lai cho biết, việc quản lý thuê bao trả trước đã được thực hiện ở nhiều nước và quan điểm của Bộ BCVT đề án sẽ cố gắng không gây ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp và người sử dụng. Và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ cũng được nhà cung cấp bảo đảm bí mật. Theo ông Lai, để quy định này đi vào cuộc sống, Bộ BCVT cũng sẽ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người dân như trước đây đã từng lấy ý kiến về quản lý Internet. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tuy nhiên, trên thực tế, tại nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore... khách du lịch dễ dàng mua được một thẻ sim điện thoại di động trả trước mà không cần phải xuất trình hộ chiếu hay khai báo về nhân thân. Ở châu Âu, hiện chỉ có Pháp và Đức là tỏ ra quan tâm đến việc quản lý thuê bao di động trả trước. Phó Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng việc thắt chặt quản lý thuê bao trả trước chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển thuê bao của doanh nghiệp cũng như phát sinh chi phí quản lý. “Việc ảnh hưởng và gây phiền phức đối với khách hàng khi thực hiện việc đăng ký quản lý thuê bao di động trả trước cũng khó tránh khỏi” – ông Hùng nói. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhiều đại diện doanh nghiệp cho rằng sẽ nảy sinh việc có nhà cung cấp tích cực thực hiện, nhưng có nhà cung cấp, đặc biệt là các đại lý, cửa hàng lại “nới lỏng” để thu hút khách hàng. Trước lo ngại này, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn thông - Bộ BCVT Nguyễn Xuân Trụ cho biết, sau khi đề án được phê duyệt, Bộ BCVT cũng có văn bản hướng dẫn việc quản lý, trong đó sẽ có chế tài xử phạt các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm việc quản lý thông tin cá nhân của khách hàng để bảo đảm yếu tố công bằng cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để không làm phiền “thượng đế” và bán được hàng, không ít đại lý, cửa hàng sẽ dùng một CMND để đăng ký cả trăm khách hàng. Mà quy định thì không cấm một “thượng đế” được dùng tối đa bao nhiêu thẻ sim điện thoại! Và chính vì vậy, giới chuyên môn cũng đặt ra tính khả thi của đề án này. [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tháng 6-2008, khó hoàn tất đăng ký thuê bao trả trước [/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Hiện VN có khoảng 12 triệu thuê bao di động và con số này còn tăng trong thời gian tới. Bộ BCVT đặt mục tiêu trong vòng 18 tháng sẽ hoàn tất việc đăng ký, trong khi kinh nghiệm các nước là 1 đến 2 năm. Trước mắt, chậm nhất tháng 12-2006, sẽ ban hành văn bản quản lý thuê bao di động trả trước sau khi Thủ tướng phê duyệt đề án này để chính thức bắt đầu từ 1-2007 và đến 6-2008 phải hoàn tất việc đăng ký này. Tuy nhiên, đến 26-12, Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa thông qua quy định này, chưa kể việc Bộ BCVT còn lấy ý kiến góp ý của người dân. Mà theo lộ trình từ 1-2007, sẽ bắt đầu quản lý thông tin thuê bao di động trả trước đăng ký mới. Những thuê bao đã đăng ký trước đó được lùi lại 3 tháng (4-2007) để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức đăng ký lại, xây dựng hệ thống phân phối. [/FONT] 24H.COM.VN