Cũng từ cái nghề đã kế thửa và phát triển, mỗi một nhà lò tập trung sản xuất một số dòng hàng nhất định như : Ấm chén, lọ hoa bát tràng, bát đĩa bát tràng, lọ lục bình gốm sứ phát triển theo các dòng men khác nhau, góp phần vào sự đa dạng muôn hoa muôn sắc của gốm Bát Tràng. Quy trình sản xuất của Bát Tràng vẫn còn nhiều công đoạn thủ công. Do vậy gốm Bát Tràng có sự khác biệt so với các loại gốm được sản xuất trong nhà xưởng lớn, đầu tư nhiều máy móc hiện đại. Sự khác biệt này có những hạn chế nhưng cũng có nhiều ưu điểm mà gốm công nghiệp sẽ không thể hiện được, đó là cái hồn trong từng sản phẩm. Quy trình sản xuất gốm sứ: Chọn và xử lý đất: Đất sét làm gốm sứ phải có độ dẻo cao, độ co ngót và có khả năng chịu lửa tùy theo mỗi loại sản phẩm. Đất sét có thể được pha với cái các loại đất khác nhau tùy theo yêu cầu mỗi loại gốm sứ. Với các loại đất mỡ ít cát hút nước nhiều thì phải pha thêm một cát để trong khi nung hay phơi gốm sẽ không bị rạn nứt. Sau đó đất sét sẽ trải qua nhiều giai đoạn lắng lọc để loại bỏ các tạp chất trong đất và sản phẩm gốm sứ làm ra sau này sẽ mịn trắng, đạt chất lượng cao hơn. Tạo hình gốm sứ: đây là khâu quan trọng đặc biệt quyết định hình dáng riêng của gốm sứ. Từ đất sét đã xử lý, nghệ nhân gốm có thể tạo hình bằng phương pháp vuốt tay, be chạch trên bàn xoay hoặc bằng khuôn in. Sau đó gốm sẽ được phơi sao cho khô đều, không bị nứt nẻ hoặc thay đổi hình dáng sản phẩm khi vừa tạo hình xong. Trang trí hoa văn: Sau khi gốm được phơi khô sẽ được vẽ bằng bút lông vẽ màu để trang trí các loại hoa văn để tăng tính nghệ thuật cho sản phẩm. Các nghệ nhân cũng có thể sử dúng các lối trang trí hoa văn khác như đánh chỉ hoặc bôi men chảy để tạo nên các đường nét tự nhiên hài hòa. Tráng men: Sau khi sản phẩm đã được trang trí xong, người ta sẽ nung sơ với nhiệt độ không cao rồi tráng men sau hoặc có thể nhúng men không cần nung trước. Người ta sẽ dội men hoặc phun men đối với các sản phẩm có kích cỡ lớn, với các sản phẩm nhỏ hơn người ta có thể dùng phương pháp nhúng men. Nung: Người ta có thể sử dụng các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu hoặc lò hộp với nhiên liệu là củi, than cám hoặc ga để nung gốm. Mỗi dạng gốm, mỗi dạng lò gốm yêu cầu nhiệt độ nung khác nhau. Thường gốm được nung từ 600-1350 độ C. Cụ thể, gốm đất nung ở khoảng 600-900 độ C, gốm sành nâu từ 1100-1200 độ C, gốm sành xốp từ 1200-1250 độ C, gốm sành trắng khoảng 1250-1280 độ C và đồ sứ từ 1280-1350 độ C. XƯỞNG SẢN XUẤT GỐM SỨ HƯNG VÂN Địa chỉ: Thôn Bát Tràng- Xã Bát Tràng-Gia Lâm-Hà Nội SHOW ROM : KIOT SỐ 9 ( Đối diện chợ gốm Bát Tràng )-Gia Lâm-Hà Nội Cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên toàn quốc gọi: 0915 095 212 - 043 8744 326 Hotline: 043 8744 326 . Ms : Vân Hoặc truy cập: http://gomsubattrangdep.com.vn/vi/shops/bat-dia-su-trang/