Rạng sáng 17-8 sẽ có nguyệt thực một phần

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi bent, 16 Tháng tám 2008.

  1. bent Thành viên

    Nguyệt thực thường diễn ra vào các đêm rằm, khi Mặt trăng đi vào vùng tối phía sau Trái đất. Lúc này Mặt trăng không còn được Mặt trời chiếu sáng trực tiếp nên không sáng như bình thường. Khi Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối sẽ diễn ra nguyệt thực bán dạ, và khi vào vùng tối sẽ có nguyệt thực toàn phần hoặc một phần.
    Theo NASA, lần nguyệt thực một phần này có độ che phủ khá lớn, 81% quan sát được ở hầu hết các vùng trên thế giới, trừ Bắc Mỹ.
    [​IMG]Ảnh quá trình chuyển biến của Mặt trăng khi diễn ra nguyệt thực - Ảnh: skyandtelescope
    Thời gian diễn ra nguyệt thực vào rạng sáng 17-8 theo số liệu của NASA (giờ Việt Nam):
    - 1g23, Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất. Nguyệt thực bán dạ bắt đầu, chuyển biến này rất khó nhận biết bằng mắt, tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ thấy màu sắc của Mặt trăng hơi tối.
    - 2g35, Mặt trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Nguyệt thực một phần bắt đầu, góc bị che sẽ chuyển sang màu sẫm đỏ.
    - 4g10, nguyệt thực cực đại, 81% đĩa Mặt trăng sẽ có màu sẫm đỏ.
    - 5g44, Mặt trăng hoàn toàn ra khỏi vùng tối. Kết thúc vùng sẫm màu trên Mặt trăng.
    - 6g57, Mặt trăng hoàn toàn ra khỏi vùng nửa tối. Kết thúc nguyệt thực.
    Nguyệt thực lần này diễn ra khi trăng đang lặn, vào thời điểm nguyệt thực cực đại trăng vẫn còn khá cao, khoảng hơn 20 độ ở hướng tây, thuận lợi cho việc quan sát nếu không bị che chắn bởi nhà cao tầng và trời không có mưa và nhiều mây.
    Sau nguyệt thực sáng 17-8, phải đến năm 2010 những người quan sát ở Việt Nam mới có cơ hội chiêm ngưỡng lại hiện tượng này.