Rapidshare sắp "hết đường làm ăn"?

Thảo luận trong 'Máy Tính: Tin Tức - Đánh Giá Sản Phẩm' bắt đầu bởi Veronica, 4 Tháng mười 2008.

  1. Veronica Ex-Mod

    Dịch vụ chia sẻ dữ liệu hàng đầu thế giới có thể sẽ "hết đường làm ăn" nếu phán quyết của toà án yêu cầu hãng dọn sạch toàn bộ phim ảnh lậu lưu trên máy chủ có hiệu lực.

    [​IMG]



    Rapidshare cung cấp dịch vụ lưu trữ- chia sẻ dữ liệu trực tuyến cho người dùng có nhu cầu qua hai cách: trả phí hoặc miễn phí và bị giới hạn tính năng. Người dùng trả phí được upload file dung lượng lớn lên mạng (100MB-1GB), không bị giới hạn tốc độ download và số lần tải, cũng như lưu trữ file không giới hạn. Nhờ lợi thế đó, dịch vụ này không chỉ cung cấp phương thức thuận tiện cho người dùng chia sẻ dữ liệu, mà còn là "thiên đường" của các tay dùng phần mềm, tải phim, ảnh v.v..lậu.
    Các nhóm chuyên bẻ khoá phần mềm, game, quay trộm phim trong rạp v.v.. đều chọn rapidshare là bến đỗ đầu tiên phát tán "thành quả", trước khi tung "sản phẩm" qua các giao thức chia sẻ ngang hàng như bittorrent. Thêm vào đó, dữ liệu được người dùng tải trực tiếp từ máy chủ rapidshare qua giao thức thông thường, hoàn toàn không bị các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) "soi mói" như vói các giao thức p2p phổ biến.
    Nhờ sự "dễ tính" và "hào phóng" của mình, Rapidshare nhanh chóng vươn lên dẫn đầu trong các dịch vụ chia sẻ, thậm chí chiếm đến 5% băng thông của vài vùng trên thế giới. Tất nhiên, các hãng bị xâm phạm bản quyền không thể "ngồi yên" mãi, và Rapidshare rốt cục cũng bị kiện bởi tổ chức quản lý bản quyền có tên GEMA tại Đức.
    Diễn tiến vụ kiện tỏ ra không mấy tốt lành với Rapidshare. Không như Mĩ, nơi các site như YouTube của Google có thể viện lý do "xoá phim lậu ngay sau khi được thông báo", sau một thời gian xem xét, quan toà Đức cho rằng Rapidshare quá thờ ơ với công tác chống xâm phạm bản quyền, và đòi hỏi hãng phải "mạnh tay hơn nữa".
    Rapidshare cho biết hãng lưu số mã hash (định danh) độc nhất của từng file xâm phạm bản quyền để chặn các file tương tự sau này, cũng như thuê 6 nhân viên làm việc toàn thời gian để kiểm tra các dữ liệu được tải lên máy chủ. Nhưng phía toà án bác bỏ, cho rằng chỉ sửa vài bit của file cũng làm việc lưu trữ số hash vô dụng, và 6 nhân viên rõ ràng không đủ kiểm soát mọi dữ liệu được tải lên máy chủ: "một mô hình kinh doanh không dùng các biện pháp phòng ngừa thông thường không xứng được pháp luật bảo hộ". Rõ ràng, với các quan toà Đức, hãng không thể viện cớ "không đủ nhân lực kiểm tra" để trốn tránh nghĩa vụ. Nếu phán quyết có hiệu lực, Rapidshare có lẽ sẽ phải kiểm tra bằng tay mọi dữ liệu được tải lên máy chủ - nhiệm vụ bất khả thi đối với dịch vụ chia sẻ file lớn nhất thế giới!




    (Theo Dân trí/Arstechnica)