Review bàn phím Cooler Master Quick Fire XTi

Thảo luận trong 'Máy Tính: Tin Tức - Đánh Giá Sản Phẩm' bắt đầu bởi nhh1104, 17 Tháng tám 2015.

  1. nhh1104 Thành viên

    Giới thiệu

    Cooler Master Quick Fire XTi là chiếc bàn phím đã được giới thiệu khá lâu nhưng mới được chính thức ra mắt gần đây. Đây là một chiếc bàn phím cơ full-size với đèn nền LED 2 màu có thể trộn màu cùng các hiệu ứng ánh sáng khác. Do đó, thực tế chiếc bàn phím có thể có cực kỳ nhiều các chế độ ánh sáng khác nhau tùy theo ý thích của người sử dụng. Số lượng màu sắc có thể tạo ra là 35 màu, ngoài các chế độ ánh sáng cài đặt sẵn còn có 4 chế độ người dùng tự cài đặt, cho phép chi tiết đến từng phím. Giá bán lẻ đề nghị dự kiến là 149 USD, trên thực tế sẽ thấp hơn một chút, do đó XTi sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Ducky Shine 4.

    Thông số từ nhà sản xuất Cooler Master:


    [​IMG]

    Chi tiết hơn các bạn có thể tham khảo từ website của hãng:http://gaming.coolermaster.com/en/products/keyboards/quickfire-xti/

    Thử nghiệm khả năng gõ

    Về thử nghiệm khả năng gõ phím, các bạn có thể xem video dưới đây:



    Mở hộp, phụ kiện và hình thức bên ngoài

    OCzone đã có một bài trước về mở hộp chiếc bàn phím này, bạn có thể xem lại tại đây: http://oczone.org/mo-hop-va-overview-ban-phim-cooler-master-quickfire-xti/

    Chi tiết bên trong

    Các thành phần linh kiện bên trong chiếc XTi trông rất chắc chắn. Để mở được chiếc bàn phím này quả thực không dễ dàng như những chiếc bàn phím khác trước đây của Cooler Master. Các bàn phím của Cooler Master thường được “độ” khá mạnh, và do đó, mở được vỏ bàn phím là một chi tiết quan trọng. Thậm chí đã có hẳn một mục trên forum GeekHack về độ vỏ cho các bàn phím CM Storm.

    Bộ vỏ kiểu mới không còn mở được dễ dàng với những vật mỏng như thẻ ATM hay tua vít đầu dẹt thông thường. Để mở bộ vỏ của XTi, bạn cần sử dụng một chiếc tua vít đầu dẹt loại rất nhỏ để lách vào khoảng trống giữa 2 lớp vỏ, tại vị trí khe gắn cáp USB. Sau đó mới sử dụng thêm 4-5 tấm thẻ để chèn và mở các phần còn lại xung quanh bàn phím.

    [​IMG]

    Những chi tiết bên trong sau khi mở vỏ thực sự khá “mát mắt”. Các mối hàn sạch đẹp, không có phần nào bị lỏng lẻo hay vẩy hàn bắn ra xung quanh như trên một số bàn phím khác. Bo mạch được bắt vào vỏ dưới bằng 4 ốc và cổng USB được kết nối bằng một sợi cáp tháo gắn được. Nếu bạn cần tháo bo mạch, hãy cẩn thận chú ý các lẫy gài, kéo lẫy từ 2 phía chứ đừng kéo vào phần cáp nối.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Quick Fire XTi sử dụng cân bằng phím của Cherry, mà theo cá nhân người viết thì thích hơn cân bằng phím của Costar. Cân bằng phím Cherry đôi khi cho cảm giác hơi mềm, nhưng trên XTi thì cảm giác khá tốt. Các switch được gắn rất đẹp mắt trên tấm nền trắng, một chi tiết nhỏ giúp tăng cường độ sáng cho đèn LED nền. Các LED được gắn ở phía sau của switch – một điểm cần chú ý khi bạn muốn thay key cap khác, bạn sẽ cần tìm key cap phù hợp để không bị che khuất đèn LED, mất tác dụng phát sáng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Switch

    Chiếc bàn phím XTi đang được review là hàng mẫu, sử dụng switch Cherry MX Green. Còn trên thực tế, theo Cooler Master công bố thì sản phẩm sẽ chỉ sử dụng các switch Cherry MX Red, Blue, và Brown. Các switch Green thì hơi nặng hơn một chút, với lực nhấn là 80g. Với cá nhân là một fan của switch MX Green, tôi hy vọng Cooler Master có thể tung ra chiếc XTi với tùy chọn sử dụng loại switch này. Là một người đánh máy thường xuyên, tôi thích các switch có lực nhấn tương đối mạnh.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Do các switch đều là của Cherry cung cấp nên chất lượng thực tế của switch là không cần phải lo lắng. Hơi đáng tiếc vì các tùy chọn switch như MX Green hoặc MX Clear không được đưa ra ngay từ đầu, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể hy vọng trong tương lai tùy chọn này sẽ được thêm vào.

    Bố cục và các phím chức năng

    Chiếc Cooler Master XTi sử dụng bố cục ANSI tiêu chuẩn, nên các bộ keycap bán sẵn trên thị trường có thể dùng tốt với nó. Không giống như một số đối thủ cạnh tranh lớn về bàn phím chơi game, hàng phím dưới (bottom row) tiêu chuẩn cho phép XTi có thể sử dụng rộng rãi hơn. Lợi ích của hàng phím dưới tiêu chuẩn là hầu như tất cả các bộ keycap trên thị trường đều vừa vặn. Theo quan điểm cá nhân, tôi sẽ không mua những bàn phím có hàng phím dưới khác tiêu chuẩn, trừ khi cho một mục đích nào đó thật sự đặc biệt. Một trong những tính năng “hút hàng” nhất của XTi chắc chắn là tùy chọn đèn nền rất thoải mái. Không giống một số bàn phím khác cần có phần mềm để chỉnh sửa hiệu ứng sáng, đèn nền của XTi được điều khiển bởi phần cứng của chính nó. Theo một góc nhìn nào đó thì việc lập trình các chế độ sáng và macro bằng chính bàn phím thực sự nó hơi khó khăn và tốn thời gian hơn so với dùng phần mềm chuyên biệt, nhưng sau đó thì bạn không cần phải động đến những phần mềm khó chịu và phiền phức nữa. Nếu như đèn nền của XTi là dạng RGB thì phần mềm có lẽ là cần thiết, nhưng theo thực tế thì cách lập trình bằng phần cứng như hiện nay là một lựa chọn tốt nhất. Tôi đã kiểm nghiệm chiếc XTi với Windows, OS X và Ubuntu, tất cả đều hoạt động hoàn hảo!

    Dưới đây là bảng hướng dẫn chức năng:


    Các chế độ và chức năng về ánh sáng:

    FN + ESC = trở lại profile mặc định
    FN + F1[Blue+] = Các mức sáng đèn màu xanh (0-5)
    FN + F2[Red+] = Các mức sáng đèn màu đỏ (0-5)
    FN + F3 = Các chế độ sáng của đèn LED

    Các chức năng game:

    FN + F4 = Khóa phím Windows
    FN + F5 = Repeat Rate 1x
    FN + F6 = Repeat Rate 2x
    FN + F6 = Repeat Rate 4x
    FN + F7 = Repeat Rate 8x

    Các chức năng lập trình và macro:

    FN + F9 = Ghi Macro
    FN + F10 = Xóa Macro
    FN + PRT SC = Lặp Macro
    FN + SCR LOCK = Chạy LED
    FN + Paule = Ghi lại LED

    Điều khiển media:

    FN + Ins = Play/Pause
    FN + Home = Qua bài
    FN + Page UP = Tăng volume

    Còn đây là video thử nghiệm một số chế độ ánh sáng và màu sắc:



    Tổng kết:

    Thực sự thì chiếc bàn phím Cooler Master Quick Fire XTi đã đạt hơn mức những gì tôi mong đợi. Tôi thực sự ngạc nhiên với chiếc bàn phím này, bởi vì trước giờ tôi thường nghĩ các bàn phím Cooler Master là ở tầm giá vừa phải. Nhưng gần đây, Cooler Master đã thực thực đẩy mạnh phân khúc bàn phím cao cấp, mà khởi đầu là chiếc Novatouch. Chiếc XTi chắc chắn không phải ở tầm giá vừa phải với giá 149$, nhưng so với các bàn phím khác cùng tầm giá, bạn vẫn có được nhiều thứ đáng giá, đây là điều mà Cooler Master vẫn thường làm tốt. Các chi tiết như font chữ mới trên keycap và đáng ngạc nhiên hơn là việc loại bỏ thương hiệu trên mặt phím đã thực sự cho thấy rằng Cooler Master đang lắng nghe những phản hồi từ người dùng và các fan, điều vốn không thường thấy ở những công ty lớn tầm cỡ như Cooler Master.

    Cooler Master đã tìm được hướng đi tốt hơn so với hầu hết các thương hiệu khác, theo cái nhìn của các game thủ, người dùng chuyên nghiệp và những người đam mê phần cứng. Chiếc XTi là một đại diện. XTi được trang bị khả năng lập trình macro và cài đặt ánh sáng cho từng phím, là những tính năng thực sự hướng đến các game thủ, nhưng lại có hàng phím dưới tiêu chuẩn và bề ngoài khá gọn, phù hợp với ý thích của những người dùng đam mê và chuyên nghiệp. Tôi không có phàn nàn thực sự nào đối với XTi, và sẽ không ngần ngại giới thiệu chiếc bàn phím này cho bất kỳ ai.

    Theo KeyChatter

    Nguồn:
    Mã:
    http://oczone.org/review-ban-phim-cooler-master-quick-fire-xti/