Quốc hội Mỹ đã rút lại việc xem xét hai dự luật về vi phạm bản quyền trên Internet, nhưng một đạo luật tương tự mang tên ACTA lại khiến châu Âu "dậy sóng". Một cuộc biểu tình lớn dự kiến sẽ diễn ra vào 11/2. SOPA và PIPA là hai dự luật gây tranh cãi của Mỹ với nội dung nếu website đặt máy chủ ở ngoài nước Mỹ chứa thông tin vi phạm bản quyền, họ có quyền chặn trang web đó. Dự luật nghe có vẻ chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ nhưng với tính chất "không biên giới" của Internet, nó ảnh hưởng đến nhiều dịch vụ nổi tiếng. Chính vì vậy, ngày 18/1, Google, Wikipedia, Wired, Firefox và hàng chục website khác đã thực hiện nên một cuộc biểu tình online rầm rộ bằng cách tự "kiểm duyệt" trang chủ, với mục đích cho thế giới thấy viễn cảnh không thể tìm kiếm thông tin miễn phí trên mạng "kinh khủng" như thế nào. Trước làn sóng phản đối quyết liệt, ngày 20/1, tác giả của hai dự luật đã tự nguyện xin rút việc biểu quyết SOPA và PIPA. Những tưởng mọi chuyện đã lắng xuống, bất ngờ ngày 26/1, 22 trong số 27 thành viên của Liên minh châu Âu (trừ Cyprus, Đức, Estonia, Hà Lan và Slovakia) cùng ký Đạo luật chống giả mạo thương mại ACTA (Anti-Counterfeiting Trade Agreement) tại Tokyo (Nhật). ACTA là gì? [TABLE="align: center"] [TR] [TD] [/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Thành viên cánh tả trong Quốc hội Ba Lan đeo mặt nạ phản đối ACTA. ẢNh: PunditKitchen. [/TD] [/TR] [/TABLE] ACTA là đạo luật quốc tế ra đời với mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật từ năm 2006. Australia, Canada, Morocco, New Zealand, Singapore và Hàn Quốc bắt đầu đồng ý tham gia từ tháng 10/2011. Một trong những vai trò cơ bản của ACTA là ngăn cản hành vi sao chép trái phép trên Internet. Nó hoạt động độc lập với các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN) hay Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc đa số các nước thuộc Liên minh châu Âu quyết định gia nhập ACTA khiến đạo luật này trở thành tâm điểm của Internet. Tổ chức biên giới điện tử Electronic Frontier Foundation nhận định: "Bạn có thể không biết đến ACTA, nhưng nó có khả năng mở rộng việc áp dụng các luật về sở hữu trí tuệ hiện hành lên môi trường Internet. Dù chỉ được ký giữa một số quốc gia, nó có tầm ảnh hưởng toàn cầu như các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) buộc phải theo dõi hoạt động của người dùng, hạn chế sự tự do của con người trong việc tiếp cận thành tựu công nghệ, tác động cả đến việc chia sẻ thông tin hợp pháp trên Internet, kéo theo là khả năng phát triển của một quốc gia". Biểu tình chống ACTA [TABLE="align: center"] [TR] [TD] [/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Biểu tình chống ACTA đã diễn ra tự phát ở nhiều nơi. Ảnh: Censorcensorship. [/TD] [/TR] [/TABLE] Khi Ba Lan tuyên bố tham gia ACTA, nhiều trang web chính phủ ở nước này đã phải hứng chịu các đợt tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Ngày 4/2, một nhóm hacker có liên quan đến tổ chức tin tặc Anonymous tuyên bố là tác giả của vụ đánh sập website chính phủ Thụy Điển nhằm phản đối ACTA. [TABLE="align: center"] [TR] [TD] [/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Bản đồ những khu vực sẽ diễn ra biểu tình chống ACTA vào 11/2. [/TD] [/TR] [/TABLE] Trên Internet, tổ chức Access đang kêu gọi những người chống ACTA tham gia một cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 11/2 với thông điệp: "Đã đến lúc chúng ta sử dụng Internet để bảo vệ Internet". Châu An