Vào năm 2007, nhiều người đã cho rằng màn hình 3.5 inch của iPhone là quá lớn. Kể từ đó, những lời kêu ca như vậy đều diễn ra hàng năm bởi các hãng liên tục gia tăng kích cỡ màn hình cho các sản phẩm của họ. Dần dần mọi người đã thay đổi suy nghĩ của mình về khái niệm như thế nào là lớn. Sự ra đời của những thiết bị như Samsung Galaxy Note đóng góp rất lớn vào quá trình này. Mặc dù Samsung Galaxy Note đã mở ra một phân khúc sản phẩm mới, nó không còn đơn thuần là một chiếc smartphone. Giờ đây, người ta gọi những chiếc máy như vậy là "phablet" – sản phẩm kết hợp của phone (điện thoại) và tablet (máy tính bảng). Cái tên này nói lên kích cỡ đặc biệt của chúng, bạn có thể vừa coi chúng là những chiếc tablet cỡ nhỏ, hoặc là những chiếc điện thoại quá khổ. Từ 3.5 inch lên 5 inch trong 5 năm Trong vòng 3 năm kể từ khi Apple cho ra mắt thế hệ iPhone đầu tiên, hầu như không có chuyển biến nào đáng kể diễn ra. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ bắt đầu có sự đột phá vào năm 2010. Vào năm đó, chúng ta được chứng kiến những chiếc điện thoại 4 inch đầu tiên. Năm 2011 kích cỡ lớn nhất của một chiếc smartphone đã tăng lên 4.3 inch, rồi 4.7 inch vào năm 2012 và giờ đây xu thế của 2013 là 5 inch. Cuộc cách mạng về kích thước màn hình của Google Cùng với những bước thay đổi ấy là sự ra mắt của màn hình công nghệ AMOLED và thông số về độ phân giải màn hình bắt đầu thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy vậy, các biên tập viên của PhoneArena cho rằng đã đến lúc cuộc chiến về kích cỡ màn hình đi đến hồi kết với ngôi vương thuộc về các smartphone 5 inch. Bốn lý do để các nhà sản xuất dừng lại ở 5 inch Đầu tiên là bản thân các phablet. Không phải ngẫu nhiên mà một mình chiếc Galaxy Note 5.3 inch lại có thể tạo nên hẳn một phân khúc mới. Các khách hàng cũng tự ý thức được rằng mình đang sở hữu một thiết bị lớn, có thể là quá lớn để coi đây là một chiếc điện thoại. Đối với số đông, điện thoại không phải là phablet và điện thoại không được lớn hơn 5 inch. Đó là giới hạn. Lý do thứ 2 là độ phân giải Full HD đã đặt chân lên smartphone. Trên một màn hình 5 inch, nó đem lại mật độ điểm ảnh ở mức 441ppi. Một lượng lớn điểm ảnh bị nhồi nhét trên 1 inch màn hình như vậy đủ để thỏa mãn võng mạc của bạn. Thực tế, bạn còn không nhận thấy hết được độ sắc nét của nó. Trước đây từng có tranh cãi xung quanh việc có nhất thiết phải trang bị màn hình 1080p cho một chiếc điện thoại hay không, bởi chuẩn 720p đã cho chất lượng hình ảnh đến mắt người khá hoàn hảo. Nhưng những người theo chủ nghĩa tối đa nói rằng vẫn có thể cải tiến thêm nữa, dù cho kết quả có thể chỉ là sự tưởng tượng. Điều này vẫn đủ để khiến ngành công nghiệp điện thoại phát cuồng và theo đuổi chất lượng hình ảnh cao hơn với những màn hình 5 inch Những cải tiến chỉ là rất nhỏ Nhưng chúng ta đã đạt đến giới hạn mà mắt người có thể nhận biết và chẳng có lý do gì để nâng cấp những thông số đó nữa. Màn hình lớn hơn đồng nghĩa với việc mép máy mỏng hơn, thực tế đã gần như biến mất. Ít nhất thì giờ đây khi sử dụng những thiết bị lớn như vậy, chẳng mấy ai còn để ý đến sự tồn tại của 2 bên mép màn hình nữa. Điều này còn có nghĩa là nếu bất kì nhà sản xuất nào muốn tăng kích cỡ màn hình, họ sẽ phải tăng kích cỡ của toàn bộ máy. Nói cách khác, nếu Samsung muốn tăng kích cỡ màn hình của chiếc Note II từ 5.3 lên 5.5 inch, họ buộc phải làm cho kích thước dài rộng của nó lớn hơn đàn anh. Cuối cùng là sự thống nhất giữa các hãng điện thoại. Tại triển lãm CES 2013, các công ty đều đồng loạt ra mắt smartphone 5 inch, chứ không phải là 4.9 hay 5.1 inch. Chúng ta có thể thấy rõ sự ngầm định này, cho dù đó là máy Alcatel hay Samsung. Lời kết Với tất cả những lý do trên, có thể chúng ta đã đến đích của cuộc đua và đây là điều tốt. Điều này không có nghĩa là sự sáng tạo và đa dạng đã mất đi: Huawei Ascend Mate được trang bị màn hình 6 inch (dù hơi nực cười), các smartphone dưới 5 inch sẽ vẫn tiếp tục ra mắt với đủ các kích thước khác nhau. Tuy nhiên có vẻ như 5 inch là một ranh giới hợp lý cho điện thoại di động. Cuộc chiến tranh giành thị phần giữa các hãng công nghệ sẽ chuyển sang những thứ quan trọng hơn đối với con người, ví dụ như cân chỉnh màu sắc, điều mà các thiết bị chưa bao giờ làm tốt, trừ Apple. Apple đứng ngoài cuộc đua suốt những năm quavnreview