(Gsm.vn) - Đang rất mải mê chụp hình trên Xperia Z3, người dùng bỗng dưng nhận một thông báo rằng, nhiệt độ trên máy cao quá nên đề nghị thoát ứng dụng camera “ngay và luôn”. Xperia Z3 (đã dán màn hình) có kiểu dáng nhìn rất đẹp, sang trọng, đẳng cấp. Xperia Z3 có cấu hình khá mạnh mẽ, thiết kế rất đẹp và cao cấp, mang đến cho người dùng rất nhiều trải nghiệm đầy thú vị. Trong bài viết trước đây, diễn đàn GSM.VN có bài viết đánh giá chi tiết về dòng Xperia Z3. Mặt khác, nhiều trang cộng nghệ trong và ngoài nước cũng đã có những bài đánh giá tương tự. Chính vì vậy, bài viết ngắn về Xperia Z3 sẽ thống kê lại vài nhược điểm nhỏ vẫn còn tồn đọng. Người dùng vẫn thật sự chưa thể có cái trải nghiệm tuyệt vời và “trọn vẹn” niềm vui với Xperia Z3. Camera thông số tốt nhưng hiệu quả chưa cao Ở khí hậu mùa hè nóng bức như Việt Nam và Ấn Độ, người dùng rất khó có thể mang Xperia Z3 ra để chụp hình ngoài nắng trong thời gian trên 30 phút liên tục. Bởi lẽ, Xperia Z3 khi bị nhiệt độ tăng quá cao, ứng dụng chụp ảnh sẽ bị đề nghị tắt và thoát ra ngoài. Trong một buổi tiệc với gia đình và bạn bè, người dùng có thể sẽ rất bực bội với tính năng chụp ảnh trên Xperia Z3. Bởi nhiệt độ là yếu tố lớn nhất đã chi phối sự hoạt động ổn định của máy, khiến cho những người dùng phổ thông trở nên lúng túng, không biết phải làm như thế nào để chụp hình được. Xperia Z3 có giao diện chụp ảnh rất chuyên nghiệp và chi tiết, đầy đủ các tính năng cao cấp. Tuy nhiên, máy lại trở nên nhanh nóng khi chụp ảnh, khiến cho việc chụp ảnh trở nên "vội vàng" hơn. Nếu người dùng là những người không am hiểu chuyên sâu về smartphone, họ thường đợi cho đến lúc nhiệt độ trên Xperia Z3 thấp xuống, rồi mở ra chụp tiếp. Điều này có vẻ rất hay, song, thực tế cảnh đẹp và khoảnh khắc mọi người sum vầy bên nhau, không phải lúc nào cũng sẵn sàng để chờ được chụp. Như vậy, phải làm sao đây để có thể chụp hình bình thường và không bị chi phối vào nhiệt độ bên trong máy? Xperia Z3 chụp ảnh xóa phông và cận cảnh trong điều kiện ánh sáng tự nhiên ban ngày thì rất tốt. Máy này xứng đáng là chiếc điện thoại có camera 20.7 MP ấn tượng đến từ Nhật Bản. Chụp ở môi trường ánh sáng tự nhiên, Xperia Z3 thì khá "ngon" nhưng lại trở nên hơi "yếu" trong bối cảnh ánh sáng đến từ nhiều nguồn đèn sáng khác nhau. Theo cảm nhận cá nhân, Xperia Z3 cho chất lượng hình ảnh ở mức khá gần như tương đương với Galaxy S4, chưa thể qua được Galaxy S6 trong môi trường ánh sáng hỗn hợp như vậy. Trong những trường hợp như vậy, người dùng cần phải cài thêm 1 ứng dụng chụp ảnh như Google Camera. Tuy không có các hiệu ứng đẹp như ứng dụng camera gốc trên Xperia Z3 nhưng cái quan trọng lúc này, người dùng vẫn có khả năng chụp hình liên tục được. Theo kinh nghiệm cá nhân, người dùng trước khi chụp hình nên khởi động lại máy, cần tắt các ứng dụng chạy ngầm, tắt luôn cả WiFi. Qua những hành động như trên, Xperia Z3 sẽ hẹn chế phần nào tình trạng bị nóng máy quá mức, có thể chụp hình tốt hơn. Chụp ở chế độ tự động từ ánh sáng đèn huỳnh quang, Xperia Z3 cho độ nhiễu (noise) khá cao. Do môi trường xung quanh hơi nóng, cộng với nhiệt độ thân máy Xperia Z3 khi chụp ảnh liên tục cũng nhanh nóng theo, khiến cho quá trình chụp ảnh luôn bị gián đoạn. Những điểm hạn chế rất nhỏ khác Ngoài những phần ưu điểm rất nhiều đang có trên Xperia Z3, đứng ở phương diện người dùng thì cá nhân mình vẫn nhận thấy rằng, máy vẫn có một số khuyết điểm nhỏ khác. Xperia Z3 có các tính năng trên thanh thông báo trạng thái chưa thật sự tối ưu. Phần hiển thị trên thanh thông báo trạng thái Xperia Z3 chỉ hỗ trợ được tối đa 10 tính năng và 1 thanh kéo (điều chỉnh) ánh sáng, các biểu tượng quá thưa, chiếm hết màn hình. Thay vào đó, hãng Sony nên đặt thêm các tính năng nào đó, hoặc phần hiển thị thu gọn như các dòng máy Samsung. Theo góc nhìn cá nhân, giao diện thanh thông báo trạng thái trên Xperia Z3 có thiết kế chưa thật sự tối ưu, thao tác chưa thật sự đem lại hiệu quả cao. Xperia Z3 không hỗ trợ cấu hình nhanh các tính năng bằng cách nhấn và giữ khoảng 2 giây trên thanh thông báo trạng thái, để mở nhanh phần tùy chọn chuyên sâu cho từng tính năng nào đó. Ví dụ như, người dùng đến một địa điểm có rất nhiều mạng WiFi, Xperia Z3 không thể chuyển đổi mạng nhanh như các dòng máy khác như Galaxy S4/S5 (hoặc tương tự) bằng cách chạm và giữ khoảng 2 giây trên biểu tượng WiFi. Cá nhân mình vẫn thích Xperia Z3 nên phím điều hướng bên ngoài như các dòng máy Samsung. Viền cạnh màn hình trên và dưới hơi dày, nếu màn hình Xperia Z3 chuyển lên cao chút xíu để viền cạnh màn hình bên dưới trang bị phím điều hướng thì thật tuyệt vời. Chắc chắn Xperia Z3 sẽ không có chi tiết thừa ở mặt trên như hiện tại, toàn bộ màn hình 5.2 inch sẽ hiển thị nội dung đầy đủ. Phím nguồn và cặp phím tăng giảm âm lượng có vị trí hơi gần nhau, người dùng mới lần đầu tiên sử dụng có thể gặp tình trạng lúng túng, đặc biệt những người có bàn tay lớn sẽ không thích điều này. Phím nguồn Xperia Z3 nên đặt cao hơn 1 chút, nhằm tạo khoảng cách xa hơn cặp phím tăng giảm âm lượng. Bởi dòng sản phẩm này, bán cho cả thế giới, những người có bàn tay lớn đến từ Châu Âu và Mỹ chẳng hạn, thao tác chưa thật sự hoàn hảo 100%. Thay cho lời kết Bài viết trên chỉ nêu ra những mặt hạn chế theo góc nhìn cá nhân BinhDa, chưa phải hoàn toàn là khuyết điểm chung trên Xperia Z3. Ngoài những điểm chưa hài lòng như trên, tất cả các thứ còn lại trên Xperia Z3 đều cho người dùng một trải nghiệm rất tốt, đúng với những gì mà Sony đã trang bị cho sản phẩm cao cấp của họ. Máy hoạt động mượt mà, ổn định, hỗ trợ nhiều tiện ích khá thú vị và độc quyền dành riêng cho người dùng Sony. Chiếc Sony Xperia Z3 trong bài viết này, mình đã mua ở cửa hàng Chau77Mobile ở Sài Gòn. Cám ơn cửa hàng đã hỗ trợ cho mình trong vấn đề mua bán và trao đổi máy, để mình có thể bán đi và mua lại những sản phẩm khác, nhằm có thể đem đến diễn đàn GSM.VN với các dòng điện thoại khác nhau. Qua đó, những bài viết theo sẽ có trải nghiệm rộng hơn, góc nhìn đa chiều và chi tiết hơn. Bài viết và hình ảnh. BinhDa - GSM.VN