Sự tích Tết Trung Thu

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi Lightblue, 5 Tháng mười 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Lightblue Amie

    Sự tích Tết Trung Thu

    Hàng năm, tới ngày rằm tháng tám âm-lịch, trẻ con khắp nước Việt-Nam được người lớn cho rước đèn ông sao, ăn bánh trung thu, được nếm miếng cốm vàng óng, được xem múa lân thật là vui. Ngày lễ ấy chính là tết Tết Trung-Thu. Thực ra, Tết Trung-Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung-Hoa, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755).

    Sử sách chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng văn võ bá quan thưởng nguyệt, vua Đường ao ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp sư Diệu Pháp Thiên (có sách chép là Lã Công Viên) tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng.


    [​IMG]


    Lên tới cung trăng, Đường Minh Hoàng được các tiên tiếp rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê Thường vũ y.


    [​IMG]


    Vua Đường thích quá, nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu .


    Ngay từ đầu tháng tám âm lịch, cả thành phố sẽ tràn đầy màu sắc Trung Thu. Nếu bạn đi qua con phố Bà Triệu vào khỏang thời gian này thì sẽ thấy 2 bên đường rất nhiều hàng bán bánh trung thu với đầy đủ nhãn hiệu Kinh Đô, Trùng Khánh, Bảo Ngọc, Hải Châu....


    [​IMG]



    Điểm nóng thật sự của tết Trung Thu là tại phố Hàng Mã và Lương Văn Can với la liệt đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân, đặc biệt là các sản phẩm được làm ra từ Trung Quốc. Khỏang thời gian này thì tuyến phố này rất nhộn nhịp bởi các bậc phụ huynh đưa con cái mình đi sắm đồ Tết Trung Thu...


    Nhiều thế này biết chọn cái nào đây [​IMG]

    [​IMG]


    Vừa lòng chưa hả con gái [​IMG]

    [​IMG]


    Tại các khu phố, ngóc ngách, trẻ con buổi tối ăn cơm xong là hay cùng nhau rước đèn đi khắp ngõ, cùng nhau nô đùa, không khí rất là nhộn nhịp. Vào đêm rằm Trung Thu, ở các khu phố này, người lớn cũng hay dành 1 khỏang sân trống để tổ chức Tết Trung Thu cho các em với nhiều trò chơi, ca hát, cùng nhau "phá cỗ"

    [​IMG]



    Thi cỗ và thi đèn

    Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn.

    [​IMG]

    Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.


    [​IMG]


    Hát Trống quân
    Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.


    [​IMG]

    Múa lân
    Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân...

    [​IMG]
    [​IMG]




    Ngoài lề một chút, đặc biệt một món ăn không thể thiếu trong Tết Trung Thu và là đặc điểm để nhận biết mỗi khi mùa thu về chính là CỐM. Nói đến cồm thì chắc hẳn bất kỳ người con Hà Nội nào cũng biết đến cốm Làng Vòng. Làng Vòng bây giờ đã không còn nhộn nhịp như thủa ngày trước, nhưng vẫn còn nhiều hộ duy trì nghề truyền thống.

    [​IMG]

    Thường thì đến tầm tháng 8, các hộ gia đình sẽ thu gom lúa nếp non để làm cốm.Cốm ngon hay kém chủ yếu phụ thuộc vào giống nếp.Tại mỗi mẻ cốm ra lò còn có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường. Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể hoặc hơn lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này số lượng bao giờ cũng ít và hiếm, nếu có chỉ dành cho gia chủ thưởng thức mà thôi.

    [​IMG]

    Loại ngon thứ nhì và nhiều hơn là cốm dót. Đây là những hạt nếp non sau khi giã đã tự vón vào với nhau thành từng hạt ngô, hạt đỗ. Mỗi mẻ chỉ được khoảng 2/10 khối lượng cốm dót, thậm chí ít hơn, đặc biệt đến cuối mùa thì càng hiếm. Nhưng cũng vì cái tiếng ngon lành nên nhiều người bán hàng làm giả cốm dót bằng cách pha nước vào cối giã cốm khiến cho nhiều hạt ướt sẽ quện vào nhau. Những ai sành cốm dễ dàng phát hiện đồ dỏm này bởi hạt cốm ngấm nước nở phình to, màu xanh nhợt nhạt, ăn bở bùng bục, nhai bã ra chứ không dai và ngọt.

    [​IMG]

    Cốm còn lại là trong cối giã là cốm đầu nia loại 1, loại 2 như ta vẫn thấy bán. Độ ngon ngọt thơm mềm và màu xanh tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối mùa nên hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau. Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật.
    (Sưu tầm)
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.