Trong một ngôi nhà, hầu như chỗ nào cũng có thể bị thấm vì tác động của môi trường. Một chút nước đọng trên mái, mối nối của đinh vít lợp mái tôn, khe nứt giữa khuôn cửa và tường, thấm vách tầng hầm, thấm ngang bên hông do giữa hai nhà có khe hở, thấm do lỗ giàn giáo xây xong rút đi… Mùa nắng là thời điểm thích hợp để chống thấm cho nhà cửa, song với quan điểm “thấy mới tin” nên hầu hết các gia đình chỉ nghĩ đến việc chống thấm khi mùa mưa đến. Để việc chống thấm được hiệu quả, cần thực hiện các bước sau theo đúng trình tự hướng dẫn của Nhựa composite Bình Yên Xác định đúng nguyên nhân thấm Bên cạnh các nguyên nhân nói trên, có khoảng 50% trường hợp thấm dột liên quan đến đường ống cấp thoát nước do chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối… đều có thể sai sót gây thấm khó lường. Thấm từ trên xuống là chuyện ai cũng biết, nhưng còn có cả thấm ngược từ dưới nền nhà lên do tính toán chống thấm composite không tốt cũng không phải là hiếm. Các dịch vụ chống thấm hiện nay sẵn sàng giúp gia chủ khắc phục mọi sự cố bằng cách đến tận nhà khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân thấm để rồi trình bày giải pháp thực hiện. Thông thường, các dịch vụ hay áp dụng 2 cách chống thấm là chống thấm ngược và chống thấm nguyên nhân. Chống thấm ngược (thường áp dụng khi không thể chống thấm nguyên nhân) bằng cách dùng một số chất phụ gia để xử lý ngay chỗ bị thấm, tuy nhiên độ bền thường không cao. Muốn chống thấm nguyên nhân, ban đầu cần xác định rõ thấm do đâu, sau đó sẽ dỡ bỏ phần công trình cũ, xây tô mới và chống thấm ngay từ đầu, kế tiếp mới làm các công đoạn như chống thấm ngược. Giá cả chống thấm ngược khoảng 30.000 đồng/m2, chống thấm nguyên nhân sẽ tùy theo độ khó xử lý của công trình dao động từ 4-6 triệu đồng… Chống thấm bằng sơn hoặc phụ gia Trên thị trường hiện có hàng chục nhãn hiệu sơn với hai dạng chính sơn gốc dầu và sơn gốc nước với khả năng có thể sơn lên bề mặt các vật liệu như tôn, ngói, bê tông, tường ngoài, ống và các bồn chứa bằng kim loại để chống thấm. Thậm chí, để phù hợp với khí hậu ở nước ta, các nhà sản xuất còn pha chế loại sơn có thể chống thấm ngược. Chẳng hạn như sơn Spec Damp Sealer, Nippon Sealer… là loại chuyên chống thấm ngược cho các công trình có tường sát với nhà kế mà bên ngoài không thể tô xi măng, chống ẩm trần nhà khi bị thấm từ trên xuống, chống ẩm chân tường do hơi nước thấm từ dưới đất lên… Ngoài ra, thị trường còn có các loại sơn lót pha xi măng để chống thấm sàn dùng chống thấm sân thượng, sàn xi măng; sơn trang trí chống thấm cao cấp dùng sơn phủ ngoài sẽ cho ngôi nhà có độ bóng đẹp, bền theo thời gian… Ưu điểm của chúng là chống thẩm thấu khá hiệu quả. Đặc biệt là xử lý những nơi làm thức ăn như: bếp, chậu rửa mặt bằng đá tự nhiên. Một số loại sơn dùng để chống thấm composite cho các loại gạch làm bằng đất nung, có khả năng ngăn chặn rêu mốc phát triển, giữ được màu nguyên thủy của gạch. Đối với các chất chống thấm đa năng sẽ giúp chống thấm một chiều, chống thấm cho nhiều vị trí từ tường đứng, sàn mái, hộp kỹ thuật, sàn vệ sinh, bể nước… Tham khảo nhà chuyên môn trước Theo kỹ sư Chung Văn Tùng, Công ty Xây dựng Trường Sơn (Q. Bình Thạnh-TPHCM), chống thấm là vấn đề khá nan giải. Song, nếu để giải quyết nhất thời có tác dụng kéo dài trong thời gian ngắn thì có thể giải quyết dễ dàng bằng nhiều chất liệu, vật liệu xây dựng cả nội lẫn ngoại có thể quét, dán, phủ…lên mặt lớp trát hoặc bê tông cấu kiện bao che là có thể chống thấm được. Tuy nhiên, mỗi hạng mục công trình có những vật liệu và cách thi công khác nhau, nếu ứng dụng đúng, chuẩn mực thì việc chống thấm sẽ bền vững theo tuổi thọ của công trình. Vì vậy, trước khi chống thấm nên tham khảo các nhà chuyên môn và tốt nhất là phải chọn được các đơn vị uy tín thực hiện. Mọi thông tin khác về sản phẩm vui lòng liên hệ tư vấn: Xem thêm: nhuafrp.vn/cateproduct/chong-tham-cong-trinh/iwz9z0du.html