Thông tin tổng hợp H1N1/ aH1N1 Những biểu hiện điển hình của cúm A/H1N1 Trước dịch A/H1N1 lan nhanh, nhiều người không có yếu tố dịch tễ liên quan (từ vùng dịch về, tiếp xúc với người có bệnh) nhưng do lo lắng nên cứ thấy sốt cao là đi khám. Nếu bác sĩ không xét nghiệm, cho về là có cảm giác không an tâm. >> Tăng cường hệ miễn dịch để phòng cúm A >> Phòng cúm: 5 nguyên tắc không thể bỏ qua Vậy biểu hiện của cúm A/H1N1 như thế nào? Những "khu vực" mà vi rút H1N1 tác động và biểu hiện điển hình khi phát bệnh Các triệu chứng của cúm H1N1 cũng tương tự như các triệu chứng của cúm thông thường theo mùa: - Đột nhiên sốt cao, - Đau khắp người, - Đau đầu, - Mệt mỏi, - Ho khan, - Chảy nước mũi - Đau họng. Một số người mắc loại vi rút này cũng được báo cáo là cảm thấy buồn nôn, bị nôn và tiêu chảy nhưng đó không phải là những triệu chứng đặc trưng. Ngoài các biểu hiện trên, một trong những yếu tố quan trọng nghi ngờ mình nhiễm vi rút H1N1 là từ vùng dịch trở về hay tiếp xúc với người mà sau đó được xác định là mang bệnh cúm A/H1N1. Ngăn ngừa sự lây truyền từ người sang người Cúm lây lan từ người sang người thông qua ho hay hắt hơi, sờ, cầm vào đồ vật có chứa vi rút và rồi lại đưa tay lên mũi, miệng hay mắt. Cúm A/H1N1 không lây qua các thực phẩm làm từ thịt lợn và cũng không lây qua con đường thực phẩm. Cúm A/H1N1 dễ lây nhất trong 5 ngày đầu phát bệnh mặc dù ở một số người, hầu hết là trẻ em, thì nguy cơ lây nhiễm lên tới 10 ngày. Khuyến cáo ngăn ngừa sự lây lan vi rút giữa người với người bao gồm các phương pháp kiểm soát các bệnh lây truyền: - Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước. Nếu có điều kiện nên sát trùng tay bằng cồn y tế, đặc biệt là sau khi từ các nơi công cộng về. - Khả năng lây truyền bệnh cũng sẽ giảm nếu làm vệ sinh các bề mặt vật dụng, đồ đạc trong nhà bằng chất clo pha loãng. Bởi trong quá trình ho, hắt hơi, những giọt dịch chứa vi rút sẽ “đậu” lại trên bề mặt của bàn, ghế; điện thoại. - Giữ khoảng cách cũng là một mẹo phòng cúm nên áp dụng. Tức là nên đứng cách xa với những người mà có thể bị nhiễm cúm và nếu đang làm việc ở nơi đông người thì tốt nhất nên xin nghỉ ở nhà để tránh lây lan bệnh cho đồng nghiệp. - Bất kỳ ai có biểu hiện như đột ngột sốt cao, ho, đau cơ thì nên nghỉ làm hoặc tránh tới các nơi công cộng, tránh tham gia các phương tiện giao thông công cộng và liên lạc ngay với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp. Đường dây nóng hiện tại chúng tôi có: Hà Nội Sở Y tế 0438437022 (24/24) Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Nội Bài 0438865570, 0912061668, 0904224767 (24/24) Cục Y tế dự phòng và Môi trường 0989671115, fax 0437366241, email baocaodich@gmail.com This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it TP HCM Sở Y tế 0839309981 Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe 1089 (7h30 sáng đến 5h chiều) Bà Rịa, Vũng Tàu Trung tâm Y tế Dự phòng 0903916479 (Bs Nguyễn Xuân Hoan, giám đốc) Trung tâm Truyền thông, Giáo dục Sức khỏe 0913671372 (Bs Nguyễn Phạm Hà, giám đốc) Sở Y tế 0643540739 (văn phòng), 0913948065 (Bs Võ Văn Hùng, phó giám đốc) Cần Thơ Trung tâm Y tế Dự phòng 07103822352, 0913894234 Đà Nẵng Sở Y tế 0913407809 (Bs Nguyễn Út, phó giám đốc) Thanh Hoá UBND Tỉnh 0373800115, 0373853240 10 khuyến cáo phòng chống cúm A(H1N1) trong trường học 1.Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A(H1N1) gây ra. 2.Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc với đồ vật bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mũi, miệng. 3.Bệnh lây nhiễm nhanh từ người sang người trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng bệnh. 4.Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. 5.Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. 6.Học sinh, sinh viên và nhân viên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho Ban giám hiệu, y tế địa phương. 7.Tránh tiếp xúc với người bị cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh. 8.Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường. 9.Học sinh, sinh viên, cán bộ và nhân viên có biểu hiện cúm khi đang ở nhà trường thì cầnđược cách ly và đeo khẩu trang. 10.Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu.... Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. Tần suất các triệu chứng chính của cúm Có 5 cách dùng dầu gió: Cách ngăn ngừa 2/ Các triệu chứng của bệnh cúm H1N1 là gì? 3/ Tôi phải làm gì nếu nghĩ rằng tôi đã nhiễm bệnh? Gsm.vn Tổng hợp.