Xem hướng dẫn chi tiết tại Tăng tốc Android OS Chúng ta có 2 nguyên nhân để làm điều này: - Nếu ta muốn giảm độ phân giải của màn hình Android để từ đó tăng tốc độ xử lý của CPU và tối ưu hóa lưu trữ của RAM. - Nếu ta muốn tăng độ phân giải vì màn hình chúng ta lớn (khoảng 4.3 inch trở lên), tốc độ CPU mạnh (trên 800 Mhz) và RAM tương đối nhiều (trên 512 MB). Việc tăng độ phân giải sẽ giúp ta có nhiều không gian hơn để thấy được nhiều item hơn, tuy nhiên kích cỡ các item sẽ nhỏ hơn trước, bù lại chất lượng hình ảnh sẽ mượt mà hơn. Những điều cần biết trước khi thực hiện: - Cấu hình máy của bạn phải mạnh RAM >= 256, CPU >= 600Mhz, màn hình nên khoảng 3,7 inch trở lên. -HDH Android trên máy bạn là phiên bản 2.1 trở lên và đã được ROOT (Nếu chưa root xin làm theo hướng dẫn sau How to root Android 2.1 và How to root Android 2.2). -Bạn có android SDK tool trên máy, nếu chưa có bạn có thể down từ Google, hoặc dùng bản thu gọn của mình ở đây -Có cài đặt phần mềm quản lý file hệ thống như ASTRO trên máy Android (nếu chưa có bạn vào Google market search ASTRO và download về) Các bước tiến hành: Bước 1: Chép file build.prop lên PC của bạn bằng cách sau: -Mở ASTRO, di chuyển đến thư mục system (nằm ở cấp root), copy file build.prop và paste nó vào thư much sdcard -Sau đó connect điện thoại với PC qua USB, chép build.prop ra ngoài (Lưu ý khi chép lên PC chúng ta cũng nên backup lại 1 bản build.prop) Bước 2: Chỉnh sửa thông số LCD Density trong build.prop Mở file build.prop bằng chương trình edit text (như editplus hoặc notepad) Đến dòng 39 này bạn sẽ thấy thông số lcd_density: Thông số này càng lớn thì độ phân giải càng nhỏ, thông số càng nhỏ thì độ phân giải càng lớn. 240 là ứng với độ phân giải 480 x 854 mặc định của Motorola Droid (Ở đây mình chỉnh 280 để giảm độ phân giải của màn hình Android, tăng tốc CPU và RAM) Nếu máy bạn đủ mạnh, hãy hạ xuống 200 để tăng độ phân giải màn hình: thiết bị của bạn sẽ hiển thị được nhiều hơn, hình ảnh mịn hơn bù lại mọi thứ sẽ nhỏ hơn trước. Sau khi chỉnh thông số lcd_density xong hãy save lại, chuyển qua bước tiếp theo. Bước 3: Chép build.prop vào thư mục system của HDH Android. -Bật chế độ "Debug" dành cho developer trên phone của bạn: Settings >> Application Settings >> Development >> check "USB Debugging". Sau đó connect phone của bạn vào PC qua USB -Sau khi bạn đã download SDK tool mà mình đã nói ở trên (bản thu gọn của mình ở đây) và giải nén nó , hãy chép file build.prop đã chỉnh sửa vào thư mục mà bạn giải nén Mình ví dụ bạn giải nén ở địa chỉ C:\adb. Để chép build.prop lại thư mục system ta phải làm 2 bước là chép nó vào sdcard rồi từ sdcard ta chép vào thư mục system. Ta không thể làm điều này bằng ASTRO vì nó đòi hỏi quyền root, nên ta phải dùng ADB tool của Google. -Mở command prompt lên và chuyển đến thư mục C:\adb bằng lệnh sau: cd C:\adb -Chép file build.prop vào sdcard: adb push build.prop /sdcard/build.prop -Để chép buid.prop từ sdcard vào thư mục system của Android ta phải chuyển qua command ở chế độ developer: adb shell - Khi dấu $ xuất hiện ta nhập vào: su -Khi dấu # xuất hiện ta nhập vào: mount -o remount,rw /dev/block/system /system -Sau đó chép build.prop từ sdcard lên thư mục system của Android: cp /sdcard/build.prop /system/build.prop Lưu ý khi chép vào thư mục system trên phone bạn sẽ xuất hiện dialog đòi bạn xác nhận có cho quyền chép ko, nhấn acccess để cấp quyền. Cuối cùng khởi động lại phone của bạn để thấy sự thay đổi Many thanks for this post from Android Central http://forum.androidcentral.com/motorola-x-roms-hacks/32035-how-resolution-tweak-req-root.html Cheers, Namheo