Thuê bao trả trước không đăng ký sẽ bị cắt dịch vụ

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi Lightblue, 24 Tháng một 2007.

  1. Lightblue Amie

    Thuê bao trả trước không đăng ký sẽ bị cắt dịch vụ


    Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Lê Nam Thắng cho biết cơ quan này đang xây dựng phương án quản lý chi tiết đối với các thuê bao di động, còn thời điểm nào áp dụng vẫn đang xem xét. Theo đề án, nếu khách hàng không đến đăng ký lại sẽ bị cắt dịch vụ.

    [​IMG]
    80% khách hàng sử dụng dịch vụ trả trước

    Như vậy, nhiều khả năng kế hoạch "trói" các thuê bao di động trả trước ngay trong quý I này của Bộ Bưu chính Viễn thông có thể bị đình hoãn. Ông Thắng cho hay các quy định quản lý sẽ được tính toán một cách hợp lý nhất nhằm đảm bảo lợi ích giữa các bên: khách hàng, doanh nghiệp và Bộ chủ quản.

    Tại buổi tổng kết ngành bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin được tổ chức sáng nay, một lần nữa, đề án quản lý đối với các thuê bao di động được các chuyên gia mổ xẻ. Hầu hết các ý kiến đều đồng tình với cách thức triển khai theo hệ thống từ doanh nghiệp xuống các đại lý và có chế tài xử phạt rõ ràng. Nếu khách hàng không đến đăng ký lại thuê bao, nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm nhắn tin thông báo. Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo này, khách hàng không đến đăng ký, nhà khai thác mới được phép cắt dịch vụ.

    Ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc MobiFone cho rằng quy định nếu không được thực hiện nghiêm túc sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và chủ trương quản lý thuê bao trả trước sẽ không còn ý nghĩa. Vì vậy, rất cần có sự quản lý đồng bộ của các ngành và sự quyết tâm đồng lòng của các doanh nghiệp.

    Hồng Anh
  2. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Thuê bao trả trước sẽ bị “trói” ra sao?

    Chính phủ đã đồng ý chủ trương quản lý thuê bao điện thoại di động trả trước, cho phép Bộ Bưu chính - viễn thông (BCVT) triển khai đề án này phù hợp với qui định của pháp luật và cam kết quốc tế.

    Đây là nội dung công văn của Văn phòng Chính phủ vừa gửi Bộ BCVT.

    Quản lý nhưng đảm bảo thuận tiện nhất



    [​IMG]

    Trả lời Tuổi Trẻ về lộ trình thực hiện đề án chiều 17-1, ông Phạm Hồng Hải - vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ BCVT) - cho biết tới đây bộ sẽ thông báo chủ trương quản lý thuê bao trả trước (TBTT) đến các nhà cung cấp dịch vụ di động để các doanh nghiệp xem xét đặc thù quản lý của mình, đề xuất phương án quản lý thích hợp.

    Mặt khác, để không gây nhiều phiền toái đối với người sử dụng, sau khi tập hợp ý kiến của doanh nghiệp, Bộ BCVT sẽ công bố công khai lấy ý kiến của các cơ quan chức năng, người sử dụng di động trước khi chính thức áp dụng thực hiện việc quản lý.

    Trên thực tế, theo ông Hải, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương quản lý TBTT, Bộ BCVT đã họp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để thăm dò ý kiến và nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp này. Sở dĩ chủ trương này nhận được sự đồng tình của các doanh nghiệp bởi thời gian qua nhiều đối tượng đã lợi dụng việc không phải kê khai thông tin khi sử dụng dịch vụ di động để thực hiện việc chuyển trái phép lưu lượng quốc tế về VN qua mạng di động. Thanh tra Bộ BCVT đã xử lý ít nhất ba vụ sử dụng TBTT để trộm cước viễn thông. Một số đối tượng đã chuyển sim TBTT qua biên giới nhằm kết nối vào trạm thông tin VSAT lắp tại các nước láng giềng để chuyển tiếp cuộc gọi quốc tế về VN.

    Ông Hải khẳng định việc áp dụng quản lý đối với TBTT sẽ được áp dụng trong thời gian sớm nhất. Lộ trình quản lý TBTT sẽ được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu thực hiện đối với những TBTT hòa mạng mới. Giai đoạn hai được thực hiện đối với những TBTT đang hoạt động trên mạng và thời gian hoàn tất việc quản lý những thuê bao này sẽ gói gọn trong vòng 24 tháng. Ngoài ra, theo dự thảo đề án quản lý TBTT của Bộ BCVT, các TBTT di động nội tỉnh cũng thuộc diện bị “trói”.

    Theo dự kiến, để giảm thiểu tối đa phiền phức cho người sử dụng, Bộ BCVT sẽ yêu cầu các doanh nghiệp chỉ quản lý những thông tin cơ bản của người sử dụng TBTT trên chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu mà không cần phải có thêm bất cứ giấy tờ liên quan nào khác.

    Khách hàng sẽ bị cắt giảm ưu đãi?

    Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều thừa nhận việc áp dụng qui định quản lý TBTT sẽ khiến doanh nghiệp mất thêm một khoản chi phí. Bên cạnh đó, việc quản lý này cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể tới kế hoạch phát triển thuê bao. Một đại diện của mạng di động VinaPhone cho rằng Bộ BCVT cần giám sát việc thực hiện quản lý TBTT tại các doanh nghiệp, bởi nếu không sẽ tạo ra sự bất bình đẳng khi doanh nghiệp quản lý lỏng để chạy đua với kế hoạch phát triển thuê bao mới.

    Liên quan đến quyền lợi của khách hàng, ông Tống Viết Trung - giám đốc Công ty Viettel Mobile - khẳng định: “Việc áp dụng biện pháp quản lý TBTT sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp tăng. Vì vậy, các chủ trương, chính sách ưu đãi cho khách hàng mang tính trước mắt sẽ bị cắt giảm và chúng tôi sẽ phải tìm những chính sách ưu đãi lâu dài”.

    Ông Tống Viết Trung nói: “Việc có cắt giảm các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hay không sẽ phụ thuộc mức độ cạnh tranh của thị trường”. Trong khi đó, có vẻ như sợ đuối sức trước các cuộc cạnh tranh khuyến mãi, đại diện của VinaPhone cho rằng các doanh nghiệp nên ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung trong việc khuyến mãi, tránh tình trạng đua nhau khuyến mãi mà thuê bao phát triển được chủ yếu là thuê bao “ảo”.


    “Trói” thế nào?

    - Loại hình TBTT bị “trói”:

    + Thuê bao bắt đầu kích hoạt và sử dụng dịch vụ lần đầu tiên.

    + Thuê bao đang sử dụng nhưng hết tài khoản trong thời gian thực hiện quản lý muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ.

    + Thuê bao đã bị khóa một chiều hoặc hai chiều muốn sử dụng trở lại.

    - Nội dung thông tin quản lý:

    + Số máy (mã mạng, mã vùng + số thuê bao) của thuê bao.

    + Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của người sử dụng.

    + Ngày, tháng, năm bắt đầu sử dụng dịch vụ hoặc đăng ký lại. (Người dưới 14 tuổi phải có người có đủ thông tin nói trên đứng đăng ký)

    - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải bảo mật thông tin của khách hàng và chỉ được cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền theo qui định.

    K.H.


    Theo TTO
  3. Lightblue

    Lightblue Amie Staff Member

    Bài viết:
    9,999
    Được Like:
    8,887
    Quản lý thuê bao di động trả trước và những vấn đề liên quan.

    Hôm 16/1, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý chủ trương quản lý thuê bao điện thoại di động trả trước và cho phép triển khai Đề án này trong thời gian tới.

    Phó Thủ tướng lưu ý Bộ BCVT và Bộ Công an khi triển khai đề án phải phù hợp với pháp luật hiện hành và các cam kết quốc tế.

    Theo đề án của liên Bộ Bưu chính Viễn thông - Công an vừa được phê duyệt, bắt đầu từ tháng 4/2007, các thuê bao khóa hai chiều khi muốn khôi phục lại sim sẽ phải trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu. Trong trường hợp không có một trong hai giấy tờ kể trên, chủ thuê bao có thể nhờ người khác đứng tên đăng ký sử dụng dịch vụ.

    Đối với các thuê bao hòa mạng mới, việc khai báo sẽ bắt đầu từ 1/7/2007. Riêng các thuê bao đang hoạt động trên mạng sẽ được lùi lại đến thời điểm tháng 10/2007 để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức đăng ký lại, xây dựng hệ thống phân phối…

    Đề án này cũng sẽ tiếp tục hoàn chỉnh chế tài xử phạt đối với các đại ký cung cấp cấp thẻ hoặc sim điện thoại và khách hàng. Theo đó, khi thuê bao đến thời hạn mà khách hàng không đăng ký sẽ bị cắt dịch vụ. Còn đại lý cố tình không thực hiện hoặc khai khống thông tin có thể bị phạt đến vài chục triệu đồng.

    Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng 16 triệu thuê bao di động của 6 nhà cung cấp dịch vụ, trong đó trên 80% là các thuê bao trả trước.


    Uy Minh