Tài năng lãnh đạo của Tim Cook là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhà báo Greg Fatell của Forbes gợi ý ba yếu tố mà Tim Cook cần theo đuổi để Apple không tụt lại phía sau trong sân chơi công nghệ. Năm 1996, khi Jim Collins bắt đầu nghiên cứu để viết cuốn sách “Good to Great," mục đích của ông là tìm ra những ưu điểm khiến các công ty bình thường trở thành những doanh nghiệp xuất sắc vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Kết quả của cuộc nghiên cứu khá bất ngờ, nhưng bất ngờ nhất phải kể đến mô tả của ông về các nhà lãnh đạo “5 sao” : Họ hành động cương quyết, bình tĩnh và dựa chủ yếu vào các chuẩn mực để tạo động lực, chứ không phải là một tính cách giàu cảm hứng." Nói cách khác, một lãnh đạo như vậy hẳn phải khác xa Steve Jobs - người nổi tiếng với khả năng thuyết phục người khác rằng mọi việc đều có thể trở thành hiện thực. Collins thấy rằng những CEO thích tiếng tăm thường không phải là những lãnh đạo hiệu quả; chỉ những ai khiêm tốn và có một ý chí mạnh mẽ mới thực sự trở nên xuất sắc. Tác giả cho rằng Tim Cook chính là một nhà lãnh đạo “5 sao”. Tuy Steve Jobs là một nhân vật nhìn xa trông rộng xuất chúng trong lịch sử, nhưng Apple không đơn thuần là một tập đoàn được thúc đẩy bởi tầm nhìn, mà nó là một bộ máy hoạt động tuyệt vời, xuất sắc trong quản trị chi phí và dẫn đầu về chất lượng, dịch vụ. Một bài báo gần đây của tờ Business Insider cũng đồng tình với quan điểm của tác giả, trong đó Cook giải thích triết lý lãnh đạo của mình: “Bạn tìm kiếm những người không có chất chính trị, không quan liêu. Những người có thể ăn mừng thành công đạt được trong thầm lặng, và không quan tâm xem liệu tên tuổi của họ có được tung hô hay không. Có nhiều lý do tốt đẹp hơn để theo đuổi thứ gì đó. Bạn tìm những người thông minh. Bạn tìm những ai tôn trọng các góc nhìn khác nhau. Và những người thực sự quan tâm, có nhiệt huyết: kể cả khi họ nảy ra ý tưởng lúc 11 h đêm, họ vẫn gọi cho bạn để bàn về nó. Khi cảm thấy hứng thú để theo đuổi, họ muốn đẩy những ý tưởng tiến xa hơn. Và họ tin rằng ai đó có thể giúp họ trên hành trình này, thay vì phải tự làm mọi việc. Tác giả chưa bao giờ gặp ai có thể tự mình làm điều gì đó phi thường tại những công ty có dấu ấn toàn cầu. Trong thế giới chúng ta, của Apple, lý do Apple đặc biệt là vì chúng ta quan tâm tới phần cứng, phần mềm và dịch vụ. Và điều kì diệu xảy ra khi cả ba thứ được kết hợp với nhau. Rất khó để tạo ra kì tích, dù cho ai đó hoàn toàn tập trung vào một trong ba thứ trên. Vì thế bạn muốn mọi người bắt tay nhau cùng hợp tác tạo ra những thứ không thể tạo ra được nếu bạn đơn độc. Và bạn muốn mọi người tin vào điều đó.” Những phát biểu trên xác thực một điều rằng: Tim Cook thực sự là một giám đốc điều hành tài ba, với kĩ năng và sự quyết đoán của mình đã đóng vai trò chính để Apple trở thành một trong những công ty vĩ đại nhất lịch sử. Đáng tiếc là nó vẫn chưa trả lời câu hỏi liệu Tim Cook có thể đưa Apple tới một tương lai bền vững hay không. Apple là một công ty hiếm có, trong một ngành công nghiệp hiếm có, tại một thời điểm hiếm có. Để cạnh tranh được với những gì Apple đạt được trong thập kỉ trước, một bộ máy hoạt động xuất sắc vẫn là chưa đủ. Để chiếm ưu thế và nổi bật lên trong môi trường hiện tại, Tim Cook sẽ cần phải kết hợp được phong cách quản trị hiệu quả của ông với ít nhất một trong ba yếu tố sau: 1. Tầm nhìn Một trong những nhân tố chính đưa Apple lên đỉnh trong thập kỉ trước đó là tầm nhìn của Steve Jobs. Ông nhận thấy máy tính cá nhân (PC) là trung tâm cho sự phát triển các thiết bị thời hậu PC, dẫn tới sự ra đời của iPod, iphone và iPad. Sự thành công của các sản phẩm này là minh chứng cho tầm nhìn sâu rộng của Steve Jobs. Tuy nhiên, tầm nhìn nào rồi cũng sẽ đến lúc lỗi thời. Hiện Apple đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên tất cả các phương diện trong hệ thống của họ (có lẽ là ngoại trừ các cửa hàng Apple). Thậm chí với hoạt động vượt trội, Apple khó có thể duy trì mức lợi nhuận với những gì họ đang chào bán hiện tại. Apple thực sự cần một tầm nhìn mới khi các giá trị trong ngành công nghiệp này chuyển dịch từ phần cứng sang phần mềm. Những đột phá sản phẩm tiếp theo trong mô hình kỹ thuật số sẽ là dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) được cung cấp qua điện toán đám mây. Apple dường như đang chậm lại phía sau. Như tác giả đã lưu ý trước kia, chiếc iPhone của tác giả đang dần trở thành một Google phone. Google làm ứng dụng iOS tốt hơn Apple Vẫn phải chờ xem liệu Tim Cook có khả năng tạo ra một tầm nhìn mới cho Apple hay không, nhưng tác giả tin ông có sẵn khả năng này rồi. Có thể Tim muốn nghĩ tới việc đi theo Microsoft hay Google, và đem về một hai nhân vật như Ray Ozzie (Cựu CTO Microsoft) hay Ray Kurzweil để giúp ông. 2. Nghiên cứu và phát triển - R&D Một lĩnh vực mà Apple đã tụt lại phía sau đó là R&D. Tuy đầu tư R&D tăng gấp ba kể từ 2008, con số này vẫn chỉ đáng một nửa hay 1 phần 3 những gì mà các đối thủ chi ra. Hơn nữa, thâm hụt trong vòng 5 năm qua đã tích lũy tới 10 tỉ đô la. Đây là một bất lợi lớn cho Apple. Trong quá khứ, khác biệt về đầu tư R&D không có ý nghĩa mấy, vì với tầm nhìn siêu hạng của mình, Apple đã tạo ra những hạng mục sản phẩm hoàn toàn mới mà trong đó cạnh tranh không đáng kể. Nếu Tim Cook và đội ngũ lãnh đạo không thể tạo ra được một tầm nhìn mới, họ sẽ buộc phải tăng đầu tư R&D và đem về những tài năng công nghệ thực thụ. Các thương vụ mua lại có thể giúp Apple thu ngắn khoảng cách. Trước kia tác giả có đề cập tới Nuance (nhà cung cấp công nghệ cốt lõi cho Siri) và thậm chí còn nhận định rằng mua Dell chưa chắc đã là ý tưởng tồi (vì công nghệ siêu máy tính chứ không phải vì dòng sản phẩm truyền thống của hãng này) Apple chắc chắn đủ tiền cho thương vụ này. Hoặc Tim có thể cân nhắc lập ra một đội ngũ sáng tạo dưới dạng một đơn vị "nghiên cứu căn bản" như IBM hay Google X. Trong bất kể trường hợp nào, cải thiện sức mạnh công nghệ là điều không hề dễ dàng. Những tài năng hàng đầu về AI và khoa học dữ liệu rất hiếm, còn các thương vụ mua lại thì khá rắc rối. 3. Mở ra cơ hội Một yếu tố nữa góp phần vào thành công của Apple đó là kiến trúc tích hợp của họ. Bằng cách kiểm soát mọi yếu tố, từ phần cứng, phần mềm, thậm chí cả bán lẻ, sản phẩm và dịch vụ của tập đoàn này đã vượt lên trên mọi đối thủ. Tuy nhiên, lợi thế đó đang mất dần, trong khi các sản phẩm cạnh tranh khác được cải thiện đáng kể. Một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất về Apple gần đây là cách tiếp cận của họ đối với dịch vụ thế hệ mới, kết hợp giữa AI và Big Data. Trong khi IBM, Microsoft và Goolge đã xây dựng toàn bộ hệ thống công nghệ, Apple đang cố gắng tải một đống dịch vụ vào Siri. Thực tế, có đúng một lần Apple cố gắng cạnh tranh nghiêm túc trong lĩnh vực này (ví dụ như bản đồ,) nhưng nó là một thảm họa. Những dịch vụ kiểu như vậy cần nhiều hơn một chuỗi cung ứng hiệu quả và thiết kế thông minh. Nó yêu cầu công nghệ và một lượng lớn dữ liệu để hoàn thành. Nếu Apple không xây dựng được các nguồn tài nguyên AI và Big Data (nghiên cứu dữ liệu lớn) để tiếp tục sản xuất các sản phẩm được tích hợp thực sự, lựa chọn duy nhất của họ là cho phép khách hàng sử dụng các ứng dụng cạnh tranh khác như email, trình duyệt và bản đồ. Điều đó có nghĩa là thời đại thống trị của Apple sẽ chấm dứt, nhưng họ vẫn sẽ là một công ty phần cứng xuất sắc bằng cách cải thiện trải nghiệm người dùng và quan hệ đối tác tốt hơn. Steve Jobs đã từng nói trong một bài phỏng vấn như sau: “Bạn biết đấy, vì Woz và tác giả tự mình làm mọi việc để thành lập công ty, chúng tác giả không giỏi hợp tác với người khác lắm. Điều hài hước ở đây là, Microsoft là một trong số ít công ty chúng tác giả có thể hợp tác cùng mà 2 bên đều có lợi. Trong khi đó Bill và Microsoft đã học được rất tốt cách quan hệ với đối tác. Tác giả nghĩ sẽ rất hữu ích nếu Apple có thêm một chút khả năng đó.” Vậy tương lai của Apple vẫn chưa rõ ràng. Tim Cook hứa sẽ cho ra những nhân tố có thể thực sự thay đổi cuộc chơi vào mùa thu năm nay, và tác giả hy vọng ông sẽ làm điều đó. Nếu không, chỉ mình bộ máy xuất sắc của Apple khó có thể giúp được gì. Với những đức tính đáng ngưỡng mộ của Tim như khiêm tốn và mạnh mẽ, ông sẽ cần thêm tính linh hoạt nữa. Theo Genk