Tổng quát về USB Flash và USB SSD di động

Thảo luận trong 'Tin Công Nghệ' bắt đầu bởi nhh1104, 15 Tháng mười hai 2017.

  1. nhh1104 Thành viên

    TỔNG QUÁT VỀ USB FLASH & USB SSD DI ĐỘNG

    USB (hay còn có tên gọi khác như bút nhớ) có mặt trên thị trường ngót ngét cũng gần 20 năm từ chuẩn 1.1, 2.0, 3.0 sau đó đến 3.1 và mới nhất là 3.1 Type C.

    Ắt hẳn ai cũng biết mục đích của các USB Flash là một thiết bị lưu trữ trao đổi dữ liệu giữa các máy tính hay nói chính xác hơn là các thiết bị có cổng kết nối theo chuẩn USB (Universal Serial Bus).

    [​IMG]

    Trải qua thời gian dài, cộng với sự phát triển của công nghệ thì ở thời điểm này chúng ta đã có những USB có tốc độ và giá thành cao, nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của người dùng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tổng quan về một số công nghệ USB lưu trữ có mặt trên thị trường.

    Hai mẫu mà người viết muốn đề cập trong bài viết này là: USB Flash và USB SSD Di động.

    A/ USB Flash

    Đối với USB Flash thì cấu tạo cơ bản gồm có các phần chính như sau :
    -Đầu cắm đực (male) của giao tiếp USB.
    -IC điều khiển giữ nhiệm vụ chính cho sự hoạt động của USB flash.
    -Chip nhớ NAND flash, dùng để lưu trữ dữ liệu. Chip nhớ này thuộc loại không cần sử dụng điện năng để duy trì dữ liệu.
    -Bộ dao động tinh thể thạch anh dùng để tạo ra các giao động cho sự hoạt động của USB flash.

    [​IMG]


    B/ USB SSD di động

    USB SSD - ngay tên gọi của nó, chúng ta cũng đã có sự liên tưởng đến SSD. Vâng, nói 1 cách dễ hiểu USB SSD bản chất là 1 SSD thu nhỏ và có giao tiếp USB. Do vậy, nên thành phần cấu tạo của nó về bản chất y hệt như 1 SSD, tức là trong thành phần cấu tạo của nó cũng có Controller, NandFlash (loại NandFlash có tốc độ và độ bền cao hơn loại NandFlash sử dụng trong các USB truyền thống), DDRAM và Cache, cuối cùng là 1 chip chuyển đổi giao tiếp từ SATA sang USB.

    Như vậy, với bản chất là 1 SSD thực thụ được thu nhỏ nên USB SSD sẽ có tốc độ và các mức dung lượng cao hơn hẳn so với USB truyền thống. Tùy theo hãng mà USB SSD sẽ khác nhau về loại Controller, Nandflash và cả hình dáng bên ngoài.

    Để có thể minh họa rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu một mẫu USB SSD cụ thể đó là USB SSD EX1 mẫu SSD có kích thước nhỏ gọn nhẹ nhất hiện nay với trọng lượng khoảng 30 Gram của PLEXTOR.

    [​IMG]

    Hình thực tế của PLEXTOR EX1 để các bạn có thể hình dung được kích thước nhỏ gọn của nó

    [​IMG]

    Nhìn hình chúng ta thấy bề ngang của nó chỉ độ khoảng 2 ngón tay với thiết kế nhỏ gọn rất dễ để có thể bỏ túi khi di chuyển, giao tiếp của nó là USB 3.1 kết hợp với USB Type C giúp dễ dàng kết nối cho dù có phải xoay đầu cáp theo chiều nào.

    Bên trong vỏ bọc bằng nhôm, khi mở ra chúng ta sẽ thấy được các thành phần cấu thành nên EX1 và kiểu dáng của nó giống y hệt như một SSD M.2, chính với thiết kế này làm cho EX1 có kích thước nhỏ và nhẹ nhất trong các USB SSD di động hiện nay.

    [​IMG]

    PLEXTOR EX1 sử dụng NandFalsh TOSHIBA 15nm eTLC

    [​IMG]

    Bên cạnh đó là 256MB DDR3 của NANYA làm Cache

    [​IMG]

    PLEXTOR EX1 sử dụng Controller Marvell 88SS1074-BSW2 đây là Controller danh tiếng giúp ổn định được tốc độ xuyên suốt cho dù ổ trống hay gần đầy dữ liệu.

    Như vậy, đã đầy đủ 3 thành phần cơ bản là Controller + NandFlash + DDRam Cache như một SSD thực thụ, để biến nó thành 1 USB thì PLEXTOR sử dụng thêm một IC làm nhiệm vụ chuyển đổi giao tiếp từ Sata sang USB, đó là chip VLI VL716 SATA to USB.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bên trên chúng ta vừa xem cấu tạo chi tiết của một USB SSD sử dụng cấu hình phần cứng y hệt một SSD, để minh họa cho tính ưu việt của USB SSD so vói USB truyền thống, xin được giới thiệu kết quả test nhanh của USB SSD PLEXTOR EX1 dung lượng 128GB ( Plextor EX1 có các mức dung lượng 128GB , 256GB, 512GB )

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Như vậy, về công năng sử dụng thì cả USB Flash truyền thống và USB SSD đều là thiết bị lưu trữ có tính di động ( có khả năng mang đi, di chuyển tiện lợi ). Tuy nhiên, với sự khác biệt nhau về cấu tạo :

    - USB Flash dùng IC quản lý và NandFlash đơn giản, thường có dung lượng nhỏ , tốc độ thấp hơn.
    - USB SSD bản chất là những SSD thực thụ nên có cấu tạo tốt hơn, cho ra dung lượng cũng như tốc độ thực tế cao hơn và dĩ nhiên là giá thành sẽ hơn USB Flash. USB SSD phù hợp với những đối tượng cần tốc độ cao, độ tin cậy về mặt lưu trữ cũng như mã hóa dữ liệu hay thậm chí nó có thể sử dụng như USB OTG dùng cho Smartphone …

    Trên đây là vài nét khái quát với hy vọng giúp các bạn hiểu rõ hơn về USB SSD .