Thảo luận Trong năm nay sẽ có giá sàn cho cước di động?

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi vn_1068, 19 Tháng bảy 2012.

  1. vn_1068 Thành viên

    “Bộ đang có chỉ đạo là cuối năm nay phải có giá cước sàn. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là phải nhanh hơn”, Phó chánh thanh tra Bộ TT&TT Lê Hữu Phương trao đổi về việc tăng cường quản lí các mạng di động.

    “Giờ thị trường cạnh tranh rất mạnh, phải có giá sàn thông tin di động, không thì các mạng cứ “phá” nhau, và không có giá sàn thì thanh tra sở thông tin và truyền thông địa phương không có cơ sở để xử phạt”.
    “Cần phải có một thay đổi chính sách quản lí vĩ mô đối với các nhà mạng di động. Giờ thị trường cạnh tranh rất mạnh, phải có giá sàn thông tin di động, không thì các mạng cứ “phá” nhau, và không có giá sàn thì thanh tra sở thông tin và truyền thông địa phương không có cơ sở để xử phạt”, ông Phương giải thích.

    Về cách xây dựng giá sàn, vị Phó chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng cần xác định giá trị đầu tư và giá trị để vận hành, cộng với lãi lợi nhuận của doanh nghiệp để tính ra giá sàn. Trong trường hợp khó tính toán thì lấy mức tối thiểu giá sàn của điện thoại cố định 200 đồng/phút để điều chỉnh, tức là giá sàn di động bằng giá sàn cố định.

    “Sau này chứng minh được giá sàn cụ thể thì chúng ta sẽ điều chỉnh lại. Trước mắt là không được bán thấp hơn mức của điện thoại cố định”, ông nói.

    Cũng theo ông Phương, hiện nay giá cước điện thoại di động “quá thấp”. Một số nhà mạng có gói cước chỉ 90 nghìn đồng nhưng được gọi tới 1.500 phút, nghĩa là chỉ dưới 100 đồng/phút.

    Theo VnEconomy
  2. 01676608357

    01676608357 Thành viên

    Bài viết:
    80
    Được Like:
    5
    trước km 100% nhiều quá rồi bị cấm, giờ km theo kiểu mua gói cước phút gọi cũng lại bị cấm sắp tới lại có trò km mới đây
  3. gimpvn

    gimpvn Thành viên

    Bài viết:
    99
    Được Like:
    13
    Hờ hờ, cái nước Việt Nam này kể cũng lạ nhỉ? Bên Điện lực thì đang mong có giá trần vì người tiêu dùng đang bị thiệt, bên Viễn thông thì ép doanh nghiệp phải có giá sàn, để cho người dùng được hưởng lợi ít đi. :-?. Toàn làm cho người dân chịu thiệt hại.

    Một bên tính giá cước theo kiểu bậc thang đi lên => Càng dùng nhiều giá cước càng cao thì không hãm lại.

    Một bên tính giá cước theo kiểu bậc thang đi xuống. Dùng nhiều càng giảm giá thì lại không cho.

    nản :-s
    tuvilyso thích bài này.
  4. ngaytanthe

    ngaytanthe Thành viên

    Bài viết:
    91
    Được Like:
    10
    Uh, cứ lấy 200d/phut. Không KM gi hết, tất cả mọi mạng giá như nhau! 1 TK duy nhất!
  5. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên

    Bài viết:
    115
    Được Like:
    29
    Bộ TT-TT sinh ra là để quản người dân chứ đâu phải quản lý các mạng, đúng hơn Bộ là chỗ hỗ trợ các mạng viễn thông khi họ có yêu cầu "sai trái" với lợi ích nhân dân.

    -Này nhé, khi cạn đầu số thì các mạng đòi xin thêm đầu số mới. Bộ chấp thuận liền không cần biết rằng các mạng lãng phí đầu số vô tội vạ cho sim rác và cho cuộc đua ảo.
    - Khi kiệt đầu số thì chính các mạng đề xuất kéo dài đầu số, Bộ cũng đang tìm cách hỗ trợ để người dân OK, mặc dù bị phản đối ầm ầm.
    - Khi chạy đua giá cước giữa các mạng làm lợi người tiêu dùng do cước giảm, khuyến mại tăng, thì Bộ lục lại cái chính sách về hạn chế khuyến mại, không cho KM quá 100%. Kết quả các KM 100%, 120%, 160% mất dần và biến mất hẳn, tới nay chỉ còn 50%.
    - Khi các mạng hợp nhất với nhau khống chế thị phần thì Bộ .. làm ngơ .
    gimpvn thích bài này.
  6. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên

    Bài viết:
    115
    Được Like:
    29
    Còn khi người dân kêu ca thì sao:
    - Khi thuê bao rác tăng vô số, người dân kêu giời vì sim rác, sim quảng cáo tràn lan, giả mạo CMND... thì Bộ làm ngơ nói là trách nhiệm của nhà mạng.
    - Khi đầu số kéo dài, thiệt hại hằng trăm tỷ của cả xã hội (chi phí quảng cáo, chi phí thông báo lại đầu số, chi phí...) thì Bộ nói rằng đó là do bắt buộc phải vậy.
    - Khi người dân bị tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quấy rối, cuộc gọi ma... thì Bộ đổ cho các nhà mạng quản lý không nghiêm. Do vậy hổng phải trách nhiệm của Bộ.
    - Khi người dân thiệt hại kinh tế do các nhà mạng liên kết không khuyến mại, thì Bộ chả nói gì.
    - Khi trạm BTS tràn lan, dây cáp bùng nhùng, người dân kêu ca ầm ĩ thì Bộ đổ tại lịch sử nó thế, BTS không gây hại gì...


    Tóm lại, Bộ TT-TT sinh ra là vì lợi ích của các nhà mạng lớn, các doanh nghiệp vĩ mô. Hổng phải vì lợi ích người dân mặc dù người dân đóng thuế để nuôi bộ phận công chức chính phủ nói chung và bộ nói riêng.

    Đến cả cái Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cũng là do Hội Đoàn do nhà nước sinh ra thì lấy đâu ra mà bảo vệ người dân.
  7. gimpvn

    gimpvn Thành viên

    Bài viết:
    99
    Được Like:
    13
    Nói thật chứ cái Bộ TT là cái Bộ buồn cười nhất ở Việt Nam. Thế mà chả thấy báo chí nói gì. Toàn tập trung ngòi bút vào mấy bộ Giao thông.
  8. tienthembg

    tienthembg Thành viên

    Bài viết:
    465
    Được Like:
    249
    Bác này nói quá chuẩn. Nhưng không phải là "tất cả" mà, như thế vơ nắm cả đũa quá. Mà phải là "hầu hết". Với trình độ như thế trong các bộ ban ngành thì làm sao có được những quyết sách hay, mà các quan lớn chỉ nhăm nhăm tìm cách vụ lợi cá nhân thôi. Làm thì ít hót thì giỏi.
    Thử hỏi các ông ra cái thông tư 04 mới ra đấy, xem kết quả thế nào? Nhìn mà thấy buồn cười và biết trước nó như thế nào. Nói chung các bạn cũng nên thông cảm, vì việc nó nhàn ngồi chơi hưởng lương mãi dân cười cho nên phải gọi là "động não" tý cho có việc ấy mà :)).
  9. gimpvn

    gimpvn Thành viên

    Bài viết:
    99
    Được Like:
    13
    Bạn này ý của bạn là đang trách mình, hay trách Nhà nước, hay bênh vực cho Bộ TT thế?

    Bộ TT và Bộ GT, mỗi Bộ có đặc trưng riêng. Nhưng nếu chỉ xét về tính kinh tế, thì Bộ Thông tin cũng đang làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại về kinh tế đấy. Chứ không phải chỉ có Giao thông lấy tiền thuế của dân ra làm cầu đường kém chất lượng đâu.

    Xem hình này đi bạn:

    [​IMG]

    Đó là số liệu tổng hợp mệnh giá thẻ nạp của những KH trả sau Vinaphone đã nạp thẻ trong vòng 1-10/7/2012.

    Hơn 2 tỷ nhé.

    Số KH thanh toán qua thẻ nạp của mạng Vinaphone khá ít, chủ yếu là thanh toán tiền mặt truyền thống, do Vinaphone đang trong quá trình xây dựng hệ thống này, chưa được hoàn hảo như Mobi, Viettel.
    Tính xông xênh thì số KH trả sau thanh toán bằng thẻ cào bằng cỡ 1/10 tổng KH trả sau (tính thế này có lẽ vẫn còn nhiều đấy). Mà theo thống kê chung thì số KH trả sau chỉ chiếm khoảng 20% (tức 1/5) trên tổng số KH dùng di động.

    Vậy bây giờ muốn tính số tiền nạp thẻ mà người dân dùng mạng Vinaphone trả trước đã nạp thẻ trong 10 ngày đầu tháng 7, bạn lấy con số 2 tỷ kia nhân với 10 rồi nhân tiếp với 4 cho mình đi. Nó là 80 tỷ đấy.

    Vì Bộ TT không cho khuyến mại 100% thẻ nạp nữa, nên trong vòng 10 ngày qua, người dùng Vinaphone trả trước đã bị thiệt hại 50% của 80 tỷ, nghĩa là người tiêu dùng bị mất 40 tỷ đấy. Đã thấy tác động của quyết định không cho khuyến mại 100% thẻ nạp chưa?
  10. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên

    Bài viết:
    115
    Được Like:
    29
    Gọi điện thoại thì không bị chết ngay đâu nhưng sẽ chết từ từ, nhất là ai nhà gần trạm BTS.

    Bạn em làm nghề sinh vật học nói nhỏ cho biết đã có đầy đủ nghiên cứu về tác hại của sóng điện thoại di động rồi, nhưng vì lợi ích cho tất cả các hãng viễn thông và thiết bị viễn thông, họ quá mạnh về tiền nên đã bịt miệng được các nhà khoa học chân chính.

    Nhìn chung bác nào gọi quá 30 phút/ngày có thể bị bệnh Parkison, bệnh Não và một số bệnh ung thư.

    Còn ai hay 2-3 sóng/3 sim thì coi chừng đút túi quần nhiều ảnh hưởng nòi giống.