Tư vấn hướng nghiệp: Ảo tưởng bằng cấp cản trở kỹ năng thực hành Tình hình lao động có trình độ cử nhân trở lên thất nghiệp là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? nhằm tháo gỡ khó khăn trên, ngày 14/7 tới, Báo Dân trí phối hợp với Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic tổ chức buổi tư vấn hướng nghiệp: "Ảo tưởng bằng cấp cản trở kỹ năng thực hành" Thích làm thầy hơn làm thợ Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, giai đoạn 2011-2014, số lao động trình độ cử nhân trở lên trong độ tuổi lao động thất nghiệp tăng 103% so với số tốt nghiệp và số có việc làm. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng công bố một con số đáng báo động khi tỷ lệ nhóm lao động có trình độ cử nhân trở lên thất nghiệp cao gấp 2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của cả nước ở thời điểm năm 2014. Tuy nhiên, số liệu mà Vietnamworks đưa ra trong báo cáo nhân lực trực tuyến HS Insider toàn năm 2014 lại vẽ nên một bức tranh trái ngược. Nhu cầu tuyển dụng tăng trưởng vượt bậc ở mức 38% so với cùng kì năm 2013. Có thể thấy rằng nhu cầu tuyển dụng ngày một khởi sắc nhưng lực lượng lao động lại không thể tiếp cận với nguồn công việc này. Chính xác hơn, nguồn cung cấp nhân lực từ các cơ sở đào tạo không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp. Đây là vấn đề đã được nhiều chuyên gia mổ xẻ và phân tích rõ nguyên nhân. Nhiều ý kiến cho rằng bản thân sinh viên còn thụ động, ảo tưởng về bằng cấp, không chịu học hỏi, sau khi tốt nghiệp chỉ muốn xin vào cơ quan nhà nước hay chờ đợi các công ty lớn tuyển dụng. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo hiện nay còn nặng lý thuyết, thiếu thực hành, không chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Bà Đoàn Thị Vân Anh, Trưởng Ban cố vấn Hiệp hội Nhân sự Việt Nam nhận định bằng cấp cao chưa nói lên điều gì: “Nhiều bạn trẻ còn ngộ nhận về bằng cấp. Bằng cấp là công cụ để hướng đến công việc có mức lương cao nhưng trên thực tế, doanh nghiệp thường trả lương dựa vào kiến thức, kỹ năng, thái độ. Do vậy, người lao động có bằng cấp cao chưa chắc sẽ được trả lương cao nếu tấm bằng đó không đi kèm với năng lực cũng như kỹ năng làm việc của cá nhân đó”. Kỹ năng nghề nghiệp dẫn lối thành công Giải pháp cốt lõi nhằm giải quyết “cơn khát” nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay, giúp cử nhân “ôm bằng đỏ” bước vào đời không sợ thất nghiệp, chính là đổi mới trong công tác đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện thực tế cũng như bổ sung kĩ năng nghề nghiệp. Từng theo học tại Đại học Thương mại nhưng không có cơ hội học hỏi và nâng cao kỹ năng làm việc, anh Bùi Hữu Tuyên quyết định theo học tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic Hà Nội. Hiện nay, anh đang đảm nhiệm vị trí Chuyên viên kiểm toán nội bộ tại Khách sạn Fortuna Hà Nội với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Hữu Tuyên chia sẻ: “Thực tế hiện nay, khi đi học sinh viên chỉ được học lý thuyết, rất ít cơ hội thực hành, làm việc thực tế. Vì vậy sinh viên rất thiếu và yếu kỹ năng, cách xử lý tình hình trong công việc. Nhà tuyển dụng không quá coi trọng bằng cấp (đặc biệt là các công ty có vốn đầu từ nước ngoài), mà cần những nhân viên làm việc thực sự. Thời gian học tại FPT Polytechnic, tôi đã có cơ hội làm trợ giảng môn Thực hành kế toán máy. Công việc này giúp tôi tự tin hơn, thành thạo hơn rất nhiều trong công việc hiện nay”. Thực tế đang chứng minh rằng với kĩ năng nghề nghiệp được rèn luyện bài bản cùng các kiến thức chuyên môn vững vàng sẽ là chìa khóa mở được mọi cánh cửa đến với doanh nghiệp dù khó tính nhất. Hiểu được những vấn đề đang đặt ra đối với công tác giáo dục cũng như nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đã áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến Project based learning (đào tạo qua dự án) vào chương trình học. Sinh viên sẽ đóng vai trò như thành viên của dự án, chịu trách nhiệm hoàn thành các đầu công việc được giao như nhân viên trong doanh nghiệp. Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, sinh viên còn được bổ trợ rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học và ngoại ngữ, giúp sinh viên tự tin khởi nghiệp và thành công. Theo thống kê của bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, hơn 85% sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic tìm được công việc phù hợp trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Và 90% sinh viên ổn định với môi trường việc làm với mức lương cạnh tranh sau 1 năm ra trường. Đây là những minh chứng thành công của mô hình đào tạo “Thực học - Thực nghiệp” tại FPT Polytechnic. Để các bạn học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về chương trình đào tạo hiện nay cũng như thực tế nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn: Ảo tưởng bằng cấp cản trở kỹ năng thực hành vào 14h ngày 14/7/2015. Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp Thông tin về khách mời: Ông Tôn Thất Nhật Khánh – Giám đốc Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic Hồ Chí Minh Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế năm 1989, ông Tôn Thất Nhật Khánh đã hoàn tất chương trình Thạc sỹ CNTT tại Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 1997. Ông đã có 19 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục và hiện đương nhiệm chức Giám đốc Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic Hồ Chí Minh. Bà Nguyễn Thu Anh – Giám đốc khu vực Tổ chức kết nối kinh doanh BNI Hồ Chí Minh 6 Hoàn tất chương trình Thạc sỹ Khoa học xã hội tại trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Nga, bà Nguyễn Thị Thu Anh là người sáng lập Liên minh Connecting Plus, Chủ tịch HĐQT và CEO Never Alone Corp, Phó Tổng Giám đốc công ty Logleman, thành viên HĐQT Công ty Thực phẩm chay Quảng Duyên,… Hiện bà giữ chức Giám đốc khu vực Tổ chức kết nối kinh doanh BNI Hồ Chí Minh 6. Bùi Hữu Tuyên – Cựu sinh viên FPT Polytechnic Bùi Hữu Tuyên là cựu sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp. Hiện tại Hữu Tuyên đang đảm nhiệm vị trí Chuyên viên kiểm toán nội bộ tại Khách sạn Fortuna Hà Nội với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Mời bạn đọc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp