Việt Nam sẽ có vệ tinh thứ 2 vào tháng 4/2012

Thảo luận trong 'Tin Công Nghệ' bắt đầu bởi masterfight, 20 Tháng năm 2010.

  1. masterfight Thành viên

    Vệ tinh VINASAT-2 sẽ được Lockheed Martin sản xuất trên nền tảng khung A2100 và bàn giao trên quỹ đạo tại vị trí 131.8o Đông sau 24 tháng tính từ thời điểm hiệu lực của hợp đồng.




    Vệ tinh VINASAT-2 sẽ được Lockheed Martin sản xuất trên nền tảng khung A2100 và bàn giao trên quỹ đạo tại vị trí 131.8o Đông sau 24 tháng tính từ thời điểm hiệu lực của hợp đồng.
    Ngày 11/5/2010, VNPT và Công ty Lockheed Martin Commercial Space Systems đã ký kết Hợp đồng gói thầu số 2 “Cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng” thuộc dự án phóng vệ tinh viễn thông VINASAT-2 .
    Theo hợp đồng này, vệ tinh VINASAT-2 sẽ được Lockheed Martin sản xuất trên nền tảng khung A2100 và bàn giao trên quỹ đạo tại vị trí 131.80E sau 24 tháng tính từ thời điểm hiệu lực của hợp đồng. VINASAT-2 sẽ có 24 bộ phát đáp băng tần Ku (băng thông 36Mhz), sau khi tối ưu thiết kế vệ tinh, Lockheed Martin đã cam kết vệ tinh VINASAT-2 có thể khai thác lên đến 25 bộ phát đáp tính đến cuối thời gian sống. Vùng phủ sóng vệ tinh: khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Tuổi thọ thiết kế của vệ tinh là 15 năm.
    Sau thành công của vệ tinh VINASAT-1, tháng 12/2009 Dự án VINASAT-2 đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư và giao VNPT làm chủ đầu tư. Với năng lực là nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ vệ tinh, viễn thông, đặc biệt với thành công của quá trình hợp tác giữa Lockheed Martin và VNPT tại Dự án VINASAT-1, Lockheed Martin tiếp tục trở thành đối tác cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng cho vệ tinh viễn thông VINASAT-2.
    Việc thực hiện dự án VINASAT-2 nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia trong việc tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực mà VINASAT-1 và một số vệ tinh của các nước trong khu vực chưa và khó có thể cung cấp được.
    Tính đến thời điểm hiện nay, dung lượng của VINASAT-1 đã được khai thác đến gần 80%. Dự kiến trong hai năm 2010-2011, toàn bộ dung lượng của VINASAT-1 sẽ được đưa vào khai thác trong khi đó nhu cầu về dịch vụ vệ tinh đang tăng nhanh. Do vậy VINASAT-2 đi vào hoạt động sẽ tận dụng được lợi thế về thị trường cả trong nước và khu vực.
    Cùng với VINASAT-1, vệ tinh VINASAT-2 sẽ tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng; khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tần số quỹ đạo vệ tinh tại vị trí đã đăng ký 131.80E.
    Ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Thông tin và quan hệ công chúng của VNPT cho biết, VINASAT- 2 sẽ góp phần củng cố an ninh, an toàn cho mạng viễn thông quốc gia, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của ngành vệ tinh viễn thông Việt Nam; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng; phục vụ chiến lược phát triển và kinh doanh dài hạn của VNPT trong lĩnh vực thông tin vệ tinh. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin vệ tinh hiện đại trong tiến trình hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ của Việt Nam, củng cố niềm tin VN tự sản xuất được vệ tinh.
    Công ty VTI (đơn vị được giao quản lý và khai thác vệ tinh VINASAT -1) cho biết, khách hàng của VINASAT-1 gồm cả trong nước và quốc tế, trong đó có các khách hàng lớn như VTV, VOV, VSTV, VTC, HTV ... và các công ty dầu khí, khách hàng nước ngoài là các công ty viễn thông của Lào, Thái Lan và Singapore. Với hơn 80% dung lượng vệ tinh VINASAT-1 đã được sử dụng, đây là con số ngoài dự kiến, sớm hơn kế hoạch đặt ra gần 2 năm. Về dung lượng băng tần C còn lại, trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đầu tư mở rộng mạng dịch vụ, tham gia sâu rộng hơn vào lĩnh vực công ích và các đề án phòng chống thảm hoạ thiên tai, thị trường nước ngoài tập trung vào các thị trường có tiềm năng như Lào, Campuchia, Myanma, Ấn Độ…
    Đầu tư khoảng 300 triệu USD cho VINASAT-2
    Ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc ban Quản lý dự án Vinasat của VNPT cho biết, dự án VINASAT-2 có tổng kinh phí đầu tư khoảng 280 - 300 triệu USD. Trong đó, phần gói thầu chính về vệ tinh, trạm điều khiển, dịch vụ phóng chiếm khoảng 215 triệu USD, gói thầu còn lại là bảo hiểm, tư vấn… T
    uy nhiên, VINASAT-2 bị ảnh hưởng giá cả bởi dịch vụ phóng khi có 3 nhà cung cấp dịch vụ phóng thì đã có 1 nhà cung cấp dịch vụ này bị phá sản. Vì vậy, giá dịch vụ phóng cho VINASAT- 2 có tăng thêm một chút, nhưng không đáng kể. VNPT sẽ chọn sử dụng dịch vụ phóng của ArianSpace với tên lửa Arian 5 – loại tên lửa có độ tin cậy cao nhất hiện nay để phóng VINASAT-2.
    Còn ông Bùi Thiện Minh, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, qua tính toán, khả năng thu hồi vốn của VINASAT- 2 dự kiến cũng tương tự như VINASAT-1 là khoảng 10 năm.