VNPT đẩy mạnh "canh tân" doanh nghiệp!

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi nxc, 22 Tháng sáu 2004.

  1. nxc Ex-SMod

    [​IMG]

    Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang lên kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi sang hình thức đa sở hữu một số đơn vị thành viên và hình thành các công ty vùng, miền để phát triển sản xuất, kinh doanh.


    VNPT là một trong 2 Tổng Công ty 91 đầu tiên trình lên Chính phủ phương án đổi mới doanh nghiệp, thành lập tập đoàn kinh tế. Thực hiện mô hình này, VNPT đã có những bước đổi mới về tổ chức và quản lý.

    Theo đó sẽ tách Bưu chính khỏi Viễn thông; chuyển mô hình Tổng Công ty với các đơn vị thành viên chủ yếu hạch toán phụ thuộc sang mô hình công ty mẹ-công ty con, có chế độ hạch toán độc lập. Một số đơn vị sẽ chuyển sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

    Theo kế hoạch, năm nay, sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp thuộc tổng công ty sẽ được cổ phần hóa. Hiện đã có 12 đơn vị trực thuộc VNPT hoàn thành việc cổ phần hóa.

    Theo ban lãnh đạo của VNPT, sau khi cổ phần hoá tất cả các đơn vị này đều hoạt động hiệu quả hơn. Có 3 đơn vị là công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SACOM), công ty cổ phần viễn thông (VTC), và Công ty Cổ phần Xây lắp trực thuộc Bưu điện Hà Nội đã tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán.

    Việc chuyển sang công ty cổ phần giúp các đơn vị này chủ động hơn khi sử dụng vốn và mở rộng nhiều hình thức kinh doanh, các doanh nghiệp không những bảo toàn vốn mà còn phát triển mạnh.

    Tỷ suất lợi nhuận trên vốn luôn ở mức trên 50%. Các công ty này không chỉ giữ nguyên số lao động cũ mà còn tuyển dụng thêm lao động mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

    Đến hết năm 2003 đã có 537 doanh nghiệp được cổ phần hóa, trong đó 18 doanh nghiệp đã đưa cổ phiếu của mình lên sàn giao dịch chứng khoán.

    Theo báo cáo của 500 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, doanh thu bình quân tăng 60%; lợi nhuận trước thuế tăng 130%, nộp ngân sách Nhà nước tăng 45%; thu nhập của người lao động tăng hơn 13%, tỷ lệ chia cổ tức trung bình đạt 13%.

    Tuy nhiên, số doanh nghiệp đã cổ phần hóa trong năm 2003 mới đạt khoảng 60% kế hoạch. Sự chậm trễ này do nhiều nguyên nhân xuất phát cả từ phía doanh nghiệp, thủ tục hành chính và cơ chế, chính sách của Nhà nước. Kế hoạch năm 2004 cả nước sẽ cổ phần hóa 1.000 doanh nghiệp Nhà nước.

    Theo www.tintucvietnam.com