xem keo bong da Sự phát triển rầm rộ của bóng đá phong trào vài năm qua ngày càng thu hút các sao V-League tham gia. Mỗi khi không phải thi đấu chuyên nghiệp, họ lại xỏ giày ra sân phủi để thỏa niềm đam mê, để “kiếm thêm” và duy trì thể lực. Thành Lương, Văn Quyết nhẵn mặt với nhiều giải phủi. link bong da Cầu thủ chuyên nghiệp tràn ngập sân phủi Trong những năm gần đây, các giải phủi được tổ chức ngày một nhiều. Tùy vào quy mô và mức độ giải thưởng, là sự xuất hiện của các ngôi sao V-League, thậm chí ĐTQG. Trong thời gian này, do giải V-League đang tạm nghỉ, ĐTQG không tập trung, nên sân phủi trở thành điểm đến lý tưởng của các cầu thủ chuyên nghiệp. Những cầu thủ nổi tiếng như Thành Lương, Văn Quyết, Ngọc Duy, Nghiêm Xuân Tú…trở nên “nhẵn mặt” ở nhiều sân phủi. Gần nhất, tại giải phủi lớn nhất Việt Nam được thi đấu theo thể thức League là HPL-S3, cựu tuyển thủ quốc gia đang thi đấu cho CLB Hải Phòng, Đặng Khánh Lâm, ngôi sao U19 Việt Nam Đỗ Duy Mạnh và đồng đội Trần Đức Trung (Hà Nội T&T) đầu quân cho CLB Tin Lớn và Anh em. Một cầu thủ khác đang khoác áo CLB Than Quảng Ninh, Nghiêm Xuân Tú thi đấu cho FC Cường Quốc. FC Văn Minh – đội bóng của ông bầu Đàm Văn, chủ hãng xe khách Văn Minh nổi tiếng trong Nghệ An đem ra Thủ đô những ngôi sao quê Bác là Trọng Hoàng, Văn Bình, Hồng Việt… FC Moon đến từ Thanh Hóa có Lê Quốc Phương và tiền đạo U23 Việt Nam Lê Thanh Bình. Còn tại Sudico Cup được tổ chức hồi tháng 10, có sự góp mặt của nhiều ngôi sao V-League như Ngọc Duy, Quốc Long, Trịnh Quang Vinh, Thành Lương, Mạnh Hùng…hay các cựu sao Quốc Vượng, Văn Quyến… Ở Việt Nam, nhiều cầu thủ chuyên nghiệp từng đi lên từ bóng đá phủi. Chính vì thế, mỗi khi có cơ hội, các sao V-League thường tới các sân phủi để tìm lại niềm vui. Tình yêu với bóng đá phủi luôn cháy trong người, nên dù có khoác áo ĐTQG các cầu thủ vẫn thường xuyên ra sân phủi chơi mỗi khi rảnh rỗi mà không ngại những ánh mắt tò mò. Ở Ngoại hạng phủi hai mùa vừa qua, người ta vẫn thấy Tú “ngựa”, Lương “dị” chạy ầm ầm giữa trời nắng chang chang trong màu áo Cường Quốc hay Hanel, Hải Anh. Khi ra sân phủi, họ cũng rất vui vẻ với các luật lệ của bóng đá nghiệp dư như không tính việt vị, đưa bóng từ biên vào sân bằng chân… Thực tế, không phải cầu thủ chuyên nghiệp nào cũng có thể tỏa sáng trên sân bóng phủi. Ở sân chơi này, đòi hỏi sự khéo léo, xử lý tốt trong phạm vi hẹp, ban bật nhanh và hiểu ý đồng đội. Vui buồn với phủi Quả bóng vàng Phạm Thành Lương chia sẻ: “Vào giai đoạn nghỉ giữa mùa giải hoặc mỗi khi có thời gian rảnh, tôi vẫn thường đi đá phủi cùng anh em như một cách tự tập luyện để duy trì phong độ.” Sự phát triển rầm rộ của bóng đá phong trào vài năm qua ngày càng thu hút các sao V-League tham gia. Mỗi khi không phải thi đấu chuyên nghiệp, họ lại ra sân phủi để thỏa niềm đam mê, để “kiếm thêm” và duy trì thể lực. Tuy nhiên, với đặc thù của bóng đá phủi, nên có không ít cầu thủ chuyên nghiệp rơi vào cảnh dở khóc, dở cười khi tham gia sân chơi này. Nguy cơ chấn thương luôn xảy ra với cầu thủ chuyên nghiệp ở những giải phong trào. xem truc tuyen bong da Tiền đạo Công Vinh từng có một kỷ niệm khó quên với bóng đá phủi. Cuối năm 2012, đầu năm 2013, do rơi vào cảnh thất nghiệp nên chân sút xứ Nghệ tìm đến các sân phủi để duy trì thể lực. Thấy cầu thủ nổi tiếng đến sân phủi, rất đông báo chí đã theo anh để “săn tin, săn ảnh”, khiến Công Vinh phải “choáng”. Khổ hơn với CV9 khi anh đã bị một số tờ báo nói theo kiểu “dìm hàng” rằng một tuyển thủ quốc gia phải đi đá phủi kiếm sống, với mục đích hạ giá chuyển nhượng, lót tay của anh với một đội bóng phía Nam. Kể từ đó, Công Vinh cạch mặt không bao giờ tới sân phủi. Cầu thủ chuyên nghiệp cũng phải làm quen với việc đá bóng trong cự ly hẹp, ít có cơ hội bứt tốc, thể hiện sự vượt trội về tốc độ và thể lực của mình. Ngoài ra, họ còn phải biết tránh các pha bóng đầy tiểu xảo, mang đậm bản sắc phủi của dân phong trào như cùi trỏ, kê chân, vung tay vào mặt…Rất nhiều cầu thủ V.Legue do không được “trang bị” kỹ năng đầy đủ, đã bị chấn thương khi tham gia các giải phủi. Sân chơi phủi luôn có cái “chất” rất riêng và nó khác xa với sự chuyên nghiệp ở sân chơi V-League hay giải hạng Nhất. Chuyện các đội bóng bỏ cuộc nhiều như cơm bữa, những tình huống hài hước cười “không nhặt được mồm”, hay những pha bóng quyết liệt thừa mức cần thiết. Một cầu thủ đang thi đấu tại CLB Hà Nội T&T thừa nhận, do có mác là tuyển thủ quốc gia và chơi cho đội chuyên nghiệp nên khi tham dự giải phủi, trở thành cái gai trong mắt với nhiều chân sút nghiệp dư. Sau khi tránh được nhiều pha vào bóng ác ý, cầu thủ của đội bóng thủ đô phải xin rời sân và sau đó chia tay giải đấu luôn vì lo ngại chấn thương. Ở giải phủi, các cầu thủ thường truyền nhau câu “đá bóng phong trào dính chấn thương chuyên nghiệp”, nhằm “dằn mặt” mỗi khi có ngôi sao V-League tham dự. Ở một vấn đề phức tạp và nguy hiểm hơn, đó chính là cá độ trong thế giới bóng đá phủi. Các cầu thủ chuyên nghiệp cũng ăn thua không kém nghiệp dư khi cùng tham gia trò cờ bạc này. Có rất nhiều câu chuyện buồn về cầu thủ chuyên nghiệp đã đánh mất sự nghiệp ở những giải đấu phong trào.