Wimax, wi-fi hay 3G Wi-Fi cho mọi người đã trở thành mục tiêu của một vài thành phố. Mục tiêu là giúp mọi người có thể tiếp cận Internet tốc độ cao, để từ đó chính quyền địa phương có thể chuyển sang cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến thay vì theo các phương pháp truyền thống Wifi hay Wimax? Wi-Fi cho mọi người đã trở thành mục tiêu của một vài thành phố. Mục tiêu là giúp mọi người có thể tiếp cận Internet tốc độ cao, để từ đó chính quyền địa phương có thể chuyển sang cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến thay vì theo các phương pháp truyền thống. Khách sạn vẫn là nơi có nhiều điểm truy cập Wi-Fi nhất với hơn 60.000 điểm truy cập trên toàn thế giới. Theo một dự báo của trung tâm nghiên cứu Infonetics, doanh thu của điện thoại Wi-Fi sẽ lên đến gần 1.9 triệu đô la vào năm 2009. Ngoài ra, các chuyên gia còn dự đoán thị trường chipset WLAN sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng đột biến trong vài năm tới. Doanh số bán ra của thị trường này sẽ tăng từ 140 triệu bộ chip vào năm 2005 lên 430 triệu vào năm 2009, theo dự báo của hãng nghiên cứu In-Stat. Tuy nhiên, sự ra đời của WiMAX làm nảy sinh một câu hỏi: liệu WiMAX có đe dọa đến sự phát triển của Wi-Fi? Nhưng đến nay đó không là vấn đề đáng băn khoăn nữa, các nhà cung cấp hầu như đã công nhận khả năng bổ trợ về mặt công nghệ và thiết kế của Wimax cho các tính năng hấp dẫn và tiện lợi của Wi-Fi. ở giai đoạn mới phát triển WiMAX được thiết kế dựa trên chuẩn IEEE để cung cấp backhaul tối ưu cho các điểm truy cập Wi-Fi. Sự bổ trợ này thực sự hiệu quả khi Wi-Fi hoạt động tổi ưu nhất tại những nơi có mật độ người sử dụng cao trong một vùng phủ sóng hẹp (100 m2) với lưu lượng kết nối lớn thì WiMAX có thể cung cấp khu vực truy cập không dây băng thông rộng lớn hơn với tốc độ cao và vùng phủ sóng rộng. WiMax hay 3G ? Cho đến nay trên thế giới vẫn còn tồn tại những luồng ý kiến trái ngược nhau về việc nên lựa chọn 3G hay WiMax cho mobile. Một số ý kiến cho rằng công nghệ Wimax và 3G đều cung cấp băng thông rộng không dây qua sóng radio để phát triển những công nghệ vượt trội, vậy tại sao các nhà cung cấp cần Wimax khi có đã công nghệ 3G? Một số nhà cung cấp khác cũng đặt câu hỏi: tại sao họ đầu tư rất nhiều chi phí vào hệ thống mạng 3G khi Wimax vẫn có thể cung cấp các dịch vụ băng thông rộng không dây với chi phí thấp hơn. Theo sự đánh giá của các nhà cung cấp, nếu nhà khai thác hướng vào thoại thì 2G và 3G là lựa chọn tốt, nếu nhà khai thác hướng vào cung cấp dịch vụ thuê bao băng rộng dữ liệu thì Wimax là lựa chọn tốt. Nếu dùng 3G để mở rộng vùng phủ sóng của truy nhập dữ liệu thì sẽ rất tốn kém còn nếu dùng wimax để kéo dài vùng phủ sóng của thoại thì cũng tốn kém. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng cả 2 công nghệ này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho di động băng thông rộng không giới hạn hiện đang rất phát triển hiện nay. Và cả hai công nghệ đều là hai mắt xích quan trọng trong nền tảng kiến trúc mạng tổng thể, sẽ đáp ứng nhu cầu liên lạc di động băng thông rộng không giới hạn. Nếu như Wimax là công nghệ được tối ưu hóa cho việc truyền dữ liệu tốc độ cao cho người sử dụng các dịch vụ cố định và di động thì 3G lại được tối ưu hóa cho dịch vụ giọng nói, truyền dữ liệu chậm hơn đối với người sử dụng cần di chuyển ở một tốc độ nhất định trong khu vực phủ sóng. Tất nhiên, không có lý do gì Wimax không thể được sử dụng cho các ứng dụng thoại di động đặc biệt là khi có sự xuất hiện của thoại IP và có sự hỗ trợ của các phiên bản Wimax di động. Cũng giống như vậy, 3G có thể được sử dụng để kết nối dữ liệu tốc độ cao. Di động không giới hạn Mỗi một công nghệ đều có những thế mạnh riêng, một công nghệ cho dù đó là 3G cũng không thể giải quyết được tất cả các nhu cầu phát triển mạng vì thế tốt nhất là nên tận dụng thế mạnh của nhiều công nghệ. Di động không giới hạn là mục tiêu và nâng cao khả năng tích hợp giữa các mạng là chiến lược của Motorola nhằm bảo đảm cho người sử dụng truy cập mọi lúc, mọi nơi. Ngoài cơ sở hạ tầng mạng và băng tần sử dụng, chúng ta cần phải phát triển các thiết bị ứng dụng Wimax di động cho người sử dụng cuối cùng và nâng cao khả năng tích hợp giữa mạng của các nhà khai thác. Motorola cũng đang tích cực hợp tác với các bên liên quan để đảm bảo khả năng tích hợp tốt giữa các mạng. Tháng 5/2006, Motorola thông báo mạng WiMAX wi4 (di động không dây thế hệ 4G) của Motorola có khả năng tải các dịch vụ truyền thông đa phương tiện và xem video qua máy tính xách tay sử dụng card PCMCIA có tích hợp con chip 802.16e của Beceem Communications. Tháng 10/2005, Motorola cũng đã hợp tác với Intel để đẩy nhanh sự phát triển của WiMAX và nâng cấp Wimax di động dựa trên chuẩn IEEE 802.16e cho các ứng dụng cố định và băng thông rộng không dây. Ngoài ra để cùng hợp tác phát triển các chuẩn WiMAX, các công ty trên cũng cùng nhau thử nghiệm khả năng tích hợp các máy điện thoại di động của Motorola, các thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối cho khách hàng với các sản phẩm của Intel. Đồng thời với việc tiếp tục tiên phong phát triển công nghệ Wimax, dòng giải pháp băng thông rộng không dây MOTOwi4TM - cùng với tầm nhìn di động không giới hạn của Motorola - sẽ đảm bảo một tương lai kết nối rộng mở tới người tiêu dùng - với các dịch vụ viễn thông giá rẻ giúp họ luôn được kết nối băng thông rộng không dây không giới hạn, mọi nơi, mọi lúc. Tiến sỹ Ray Owen Giám đốc mảng Băng thông rộng không dây, Bộ phận Viễn thông & Doanh nghiệp, Khu vực Châu á Thái Bình Dương, Motorola, Inc. (Tạp chí Xã hội Thông tin)