Nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính lên hành vi, Đại học bang Dakota, Mỹ, có một quan sát thú vị là hầu hết các nam sinh viên đều cầm sách với cánh tay duỗi tự nhiên; trong khi các nữ sinh viên lại ôm sách trước ngực. Thói quen này được giải thích do “di truyền” từ hoạt động của tổ tiên: đàn ông cầm gươm giáo săn thú rừng à tay duỗi, và phụ nữ bồng bế con à tay vòng trước ngực. Qua tiến hóa, những hành động của cụ kị chúng ta trở thành phản xạ vô thức và gây nên hàng loạt thắc mắc dai dẳng của phe kia về phe này. Nàng nói nhiều Vs chàng nói ít: Con gái nhanh nhảu hơn trong việc sử dụng từ ngữ, số lần rơi vào trường hợp “gà nhằn dây thun” cũng ít hơn. Lý do là: Xa xưa, trong lúc những người đàn ông đi săn bắn thìnhững người phụ nữ dành cả ngày rôm rả trồng trọt, may vá, chăm nom trẻ em, bảo vệ hang động và thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Đến tối, họ lại tiếp tục “tí tách” với nhau việc dự trữ lương thực cho mùa đông. Việc giao tiếp miệng nhiều tạo điều kiện cho trung khu đảm đương việc nghe – nói – trả lời của phái nữ phát triển cực thịnh, tọa lạc ở cả hai bán cầu não. Ngoài ra, do các bà và mẹ của n đời trước phải hai tay ôm một đống việc: trông nhà, nấu ăn, chăm con …, giúp đường liên kết giữa bán cầu não trái và phải vững chắc hơn. Nhờ vậy mà nhiều trung khu thần kinh khác nhau có thể cùng hoạt động một lúc. Thế cho nên: Do bộ điều hòa giao tiếp lớn mạnh nên nó đảm đương luôn công việc xả stress. Để xoa dịu vết tấy cảm xúc, các nàng cần được nói về những rắc rối của mình. Có thể trông họ rất “cạn xăng” nhưng nguồn năng lượng để bật bộ đàm luôn dồi dào. Khi họ kể lể, hỗn hợp các trung khu giao tiếp sẽ ức chế những trung khu khác (vì mình chúng hoạt động thôi cũng đã phức tạp rồi). Do nhiều “máy nói” trong não chạy cùng lúc, nên thường xảy ra hiện tượng “tranh phần”. Nghĩa là phần A ở não phải đang kể về vấn đề lúc 3 giờ chiều thì bị phần B ở não trái át để kể chuyện xảy ra buổi sáng sớm. Sau đó, phần C nhảy vào nói về rắc rối của ngày này một năm trước. Vì vậy một nàng đang stress thường sẽ nói chuyện không đầu đuôi với vận tốc đạn bay. XX sẽ nói, nói, nói cho đến khi trung khu giao tiếp được thỏa mãn. Vì thế nên thông cảm chứđừng kết tội con gái nói nhiều, tội nghiệp chị em lắm. Con trai lại kiệm nói hơn Lý do là: Những người đàn ông là chiến binh trên đường ra trận. Họ không được phép bộc lộ cảm xúc, không được kêu la khi trúng thương vì đấy là dấu hiệu của sự yếu đuối. Họ cũng hình thành thói quen quyết nhanh, làm gọn vì trong thời loạn lạc, chần chừ là mất cơ hội. Thế nên: Với con trai, các trung khu phân tích, giải quyết, định hướng chiếm thế thượng phong trong não. Nên khi căng thẳng, họ sẽ nhốt mình vào một góc khuất và vận dụng các phần này để sắp xếp, tìm lời giải cho rắc rối. Khi thấy đường sáng, anh chàng sẽ tự động “xuống núi”. XY cũng có thể buộc khả năng định vị, định hướng của mình vận hành hết tốc lực, kìm hãm các trung khu cảm xúc nhằm làm nguội stress. Trong trường hợp này, cậu chàng sẽ dán mắt vào các trò bắn súng ảo, đua xe ảo. XX vs. XY: Khi nhìn người của phe kia chịu đựng stress, chúng ta có xu hướng chụp mũ kinh nghiệm bản thân vào họ. XX hỏi liên hồi “Chuyện gì đã xảy ra?”, “Anh nói đi, sẽ nhẹ nhõm hơn nhiều” và nài nỉ được nghe suy nghĩ của đương sự. ‘Nói’ không giúp một chàng trai bớt căng thẳng mà trái lại, do bận suy nghĩ tìm lối thoát, việc nói rành mạch rất khó khăn. Hãy để họ yên tĩnh. Khi mọi chuyện qua, họ sẽ sẵn sàng kể cho bạn nghe. Còn XX lại cần nói. Nhưng XY nghe XX than van về vấn đề của mình thường hay cắt lời bằng cách đưa ra gợi ý giải quyết hay một “khay” lời khuyên. Không như con trai, con gái muốn được làm dịu stress trước khi dọn dẹp nó. Họ cần thính giả chứ không phải nhà chiến lược. Con trai “đeo mặt nạ” tài hơn: Theo nghiên cứu của nhà khoa học người Canada Sandra Witleson, các vấn đề thuộc phạm trù cảm xúc được kiểm soát bởi hai vùng xác định trên bán cầu não phải với XY và bởi nhiều vùng “hỗn độn” khắp bề mặt não với XX. Cộng với việc hai bán cầu kết nối không quá chắc, các chàng dễ dàng kiểm soát tình cảm hơn. Não họ chỉ giải quyết hiệu quả một việc trong một thời điểm. Nên khi không muốn bộc lộ nội tâm, XY tập trung giải ô chữ, chơi game hay đọc sách à buộc trung khu logic ở não trái làm việc, khóa não phải lại. Chỉ XX mới phổ biến tình trạng viết nhật ký lúc nước mắt đầm đìa hay vừa coi TV vừa nhớ người yêu. Vậy con trai có bao giờ “nói” về cảm xúc của mình? Có. Nhưng sẽ chẳng ai nghe được vì họ nói âm thầm, nói bằng suy nghĩ. Là chiến binh, là người bảo vệ, là người ra quyết định, họ được kì vọng không biểu lộ tâm trạng và xem đấy là dấu hiệu của người đàn ông đáng tin cậy. Một phần vì không được giàu từ vựng và câu cú như phái nữ, họ cũng không có thói quen nói nhiều về con đường đi đến quyết định. Thay vào đó, họ nhấn mạnh kết quả. Nếu một cô gái lặng lẽ một mình thì 99% cô ấy đang buồn và cô đơn. Nếu một chàng trai một mình – một ghế – một tách cà phê thì 99% anh ta đang chơi đòn cân não với chính bản thân. ‘Nói dối’, XX thắng thế: Trong giao tiếp mặt đối mặt thì ngôn ngữ cơ thể chiếm 60 – 80% nội dung, âm lượng 20 – 30% và từ ngữ 7 – 10% còn lại. Các trung khu “gánh” việc giao tiếp ở phái nữ phát triển đồng đều cả nghe, nói và nhìn mặt đoán cảm xúc. Ngoại trừ các chú Cuội đã luyện tập thuần thục, đa phần XY hạn chế trong việc biểu lộ tâm trạng sai sự thật. Thế nên, nhận biết anh chàng đối diện có bao nhiêu phần trăm thật thà là khả thi với con gái. Nhưng khả năng ngược lại, chàng đoán chính xác nàng đang “xạo” thì phụ thuộc chủ yếu vào may mắn. Do vậy, nếu bạn là XY thì trừ khi đeo bộ mặt lạnh lùng không cảm xúc, đừng mong nói dối một cô gái. “Anh ấy không chịu nhận sai”: Một lần nữa, chúng ta quay ngược về lịch sử. Hình dung cảnh này. Một gia đình sống trong hang động, người đàn ông lặng lẽ quan sát trời tuyết bay và suy nghĩ. Vợ con đang đói, anh buộc phải ra ngoài kiếm ăn và không trở về trước khi tìm được thực phẩm. Người vợ và những đứa trẻ tuy đói rã, nhưng nhất mực tin tưởng anh sẽ đem cái no về như mọi khi. Điều này làm anh sợ. Có chắc anh sẽ thành công lần nữa? Gia đình anh sẽ chết đói? Anh sẽ bị thú rừng giết vì yếu sức? Anh ngồi đấy, gương mặt rỗng cảm xúc để không khiến người thân lo lắng, chờ thời tiết thuận lợi để khởi hành. Anh ta đè áp lực lên bản thân, buộc mình phải hoàn thành nhiệm vụ vì sự sống còn của mọi người. Nếu không, cuộc đời anh sẽ bị xem là một sự thất bại. Anh ta là ‘kẻ thừa’ của xã hội. Hàng ngàn năm sống trong nỗi lo sợ “Tôi sai à tôi vô dụng” đã mặc định suy nghĩ này vào não các chàng trai. Vì vậy nhiều lúc các XY bị khép tội cứng đầu khi hí hoáy mãi với cái vi tính trục trặc, thay vì khuân nó ra tiệm. Một phần họ muốn chứng minh khả năng “vi mạch” của mình; một phần họ không muốn thú nhận anh mờ tịt chủ đề này (sai à thất bại à vô dụng); một phần cũng vì bạn ở đấy. Nếu chỉ một mình hay bên cạnh gã bạn thân, anh chàng đã khệ nệ lôi máy ra trạm bảo hành thay vì phá tan nó. XX vs. XY: Cũng từ câu truyện trên, chúng ta rút ra kết luận rằng con trai biểu lộ tình cảm bằng cách ‘làm việc’. XY xưa buộc mình xông ra thời tiết khắt khe kiếm ăn vì gia đình. XY nay vẫn có thói quen dùng hành động cụ thể để bày tỏ thay lời nói. Họ cặm cụi sửa xe hư, lục tung thư viện tìm tài liệu cho cô gái họ quan tâm. Thế nhưng vì giải mã sai tín hiệu của chàng trai mà con gái dỗi, giận và bỏ đi. “Anh có thể leo núi cao, vượt rừng sâu, băng sa mạc bao la. Nhưng em rời anh ra vì anh chẳng nói ‘Anh yêu em’”. Một chân lý rất xưa cũ: Con gái yêu bằng tai. Kèm theo hành động cụ thể đã được mục sở thị, bộ não XX với các trung khu giao tiếp mập mạp luôn cần được tiếp xúc với câu chữ. Chính vì thế, khi bạn và người yêu có cãi nhau thì cả hai nên đổ lỗi cho tổ tiên trước đã. Các bạn cũng là “nạn nhân” thôi mà, thông cảm cho nhau đi!