Trung Quốc là thiên đường mua sắm hàng công nghệ giả với rất nhiều mặt hàng được làm nhái. Trong đó, tên tuổi Apple đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nói đến Trung Quốc, người ta nghĩ ngay đến một quốc gia có tốc độ phát triển vào hàng nhanh nhất thế giới. Đồng thời, đây cũng là “cường quốc” số một về vấn nạn làm hàng giả. Năm vừa qua, Apple trở thành “con mồi số 1” cho các hãng làm đồ giả tại đây bám vào và hút máu, với rất nhiều các dòng sản phẩm khác nhau, từ MacBook Air, iPad, iPhone… đến iMac. Hàng MacBook Air đểu xuất hiện nhan nhản Như rất nhiều người biết, MacBook Air là chiếc laptop mỏng nhất thế giới tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, nếu đặt cạnh "người anh em" có xuất xứ từ Trung Quốc thì vẻ ngoài của chúng chẳng khác nhau là bao. Nếu như người ta từng trầm trồ trước nguyên mẫu bởi đường nét tinh tế, sắc xảo thì họ cũng giấu nổi sự ngạc nhiên trước công nghệ ăn theo đạt đến mức tuyệt đỉnh của các Shanzhai (hãng làm đồ giả). Tất nhiên, hiệu năng hay cảm giác tiện lợi khi sử dụng chắc chắn sẽ không thể so sánh được với sản phẩm do Apple cung cấp. Kích thước của các model ăn theo rất đa dạng và phong phú với đầy đủ mẫu 11,6 inch, 13,3 inch và 14,1 inch. iPad: sản phẩm bị làm nhái nhiều nhất Tại thị trường đồ điện tử Thâm Quyến, chúng ta dễ dàng bắt gặp hàng chục mẫu thiết kế làm nhái chiếc máy tính bảng của Apple. Đa số, các mẫu hàng ăn theo này có kích thước màn hình từ 7 đến 10 inch. Và đặc biệt, bề ngoài phiên bản giả giống thật đến 99%, khiến công việc đưa ra lựa chọn cuối trở nên vô cùng khó khăn. Lợi thế của mẫu iPad nhái là giá thành thấp hơn cùng một cấu hình có sức mạnh tương đương phiên bản thật. Ấy vậy, cũng có chi tiết khiến hãng sản xuất hàng giả phải bó tay như việc làm nhái iOS. Thay vào đó, hệ điều hành được cài đặt thường là Windows Phone 7, Android hay thậm chí là Windows 7. Chi phí cho chiếc iPad ăn theo ở đây chỉ bằng 1/3 đến 1/2 so với đứa trẻ nhà Táo. iPhone: Cả năm bị làm giả Sẽ chẳng khó khăn gì cho người dân địa phương hay bất cứ khách du lịch quốc tế nào khi muốn lựa chọn một chiếc iPhone… giả. Thời điểm hiện tại, Apple vẫn duy trì chính sách phân phối nhỏ giọt mẫu smartphone cao cấp của họ ở Trung Quốc, phần nào làm tăng giá thành chú dế. Nắm bắt thị hiếu thích dùng "đồ đẹp" của công chúng, hàng trăm nhà sản xuất hàng giả tại Quảng Đông đã đổ xô phát triển và sản xuất ăn theo thương hiệu Apple. Cũng hỗ trợ camera phía trước có đèn flash, pin tháo láp cùng linh kiện thay thế khác được bày bán tràn lan, khách hàng tại đây phần nào cảm thấy “an tâm” khi mua hàng dẫu biết đó là sản phẩm nhái. Gần đây, dân buôn nước sở tại còn cả gan làm giả trang chủ của Apple tại Trung Quốc. iPhone trắng và iPhone 5 xuất hiện: Nhái quá đà! Trong khi dân tình còn đang nháo nhác với kế hoạch tung ra iPhone 4 bản trắng thì các công ty chuyên sản xuất hàng nhái tại Trung Quốc đã quyết định đi trước Apple một bước. Giống như những phiên bản ăn theo khác, mẫu mã bề ngoài của iPhone "lởm" không khác gì concept dự đoán về "iPhone bạch tuyết" được Apple công bố trên mạng. Cấu hình của chiếc iPhone trắng giả là chip Huawei Hisilicon K3 460MHz, màn hình cảm ứng 3,5 inch, độ phân giải 480×320 pixel, RAM 128MB, ROM 256MB, hỗ trợ Wi-Fi, Bluetooth… Đứng trước nhu cầu rất cao của tín đồ công nghệ, dân buôn Trung Quốc hét giá mỗi chiếc từ 828 USD đến 1024 USD, cao hơn rất nhiều dòng máy màu đen chính hãng được phân phối tại đây. Thế nhưng, vẫn có nhiều người cả tin mắc bẫy! iPhone 5 cũng là một trong những sản phẩm được làm giả nhiều nhất thời gian gần đây. Tuy chưa có thông báo chính thức từ "Quả táo" về sự tồn tại của smartphone này nhưng hiện hàng nhái của chú dế lại đang bày bán công khai tại Trung Quốc. Rất nhiều người tỏ ra quan tâm tới mẫu điện thoại "nhái bén" này vì cho rằng nó thiết kế theo phong cách tổng hợp của iPhone 5. Chú dế sở hữu vỏ đen, viền bạc, đậm chất Apple mà nếu không sành, rất có thể người dùng sẽ hoa mắt khi phân biệt. Làm giả cả Steve Jobs: Sợ gì! Mẫu đồ chơi phác họa chân thực hình ảnh vị CEO đáng kính của Apple. Phong cách ngộ nghĩnh về nhân vật gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bạn chớ bị mắc lừa bởi vẻ ngoài đơn giản với áo phông đen cao cổ, quần bò hiệu Levi’s, giày thể thao cùng đôi kính, vì giá bán của chiếc tượng độc đáo đã lên tới 2500 USD trên eBay.com. Không những vậy, ở Hồng Kông, thậm chí còn có cả "Steve Jobs" giả bằng xương bằng thịt. Anh chàng thường hay bắt chước phong cách thuyết trình với những câu cửa miệng của CEO Apple như “Amazing” (ngạc nhiên) và “Unbelievable” (không thể tin được). Cùng vô số các sản phẩm khác Đó là MacBook Pro, MacBook White, bộ kết nối camera, iMac… hay thậm chí cả iPod Nano. Tất cả đều có phiên bản "anh em khác cha khác mẹ" ở Trung Quốc. Với mức giá của mỗi sản phẩm giả thường chỉ bằng hoặc rẻ hơn khoảng 1/2 so với hàng chính hãng, đây là thị trường tiềm năng với lớp khách hàng không quá khó tính. Nguồn : game8
tàu thì cái gì cũng có thể làm giả và làm nhái được,bái phục.......nhưng cũng không có gì phải tự hào cả...L-)