12 trích dẫn đầy cảm hứng của Steve Jobs

Thảo luận trong 'Tin Tức - Đánh Giá Sản Phẩm' bắt đầu bởi Cuong Nghiem, 28 Tháng mười một 2014.

  1. Cuong Nghiem News Team

    [​IMG]

    Gsm.vn - Steve Jobs, nhân vật xây dựng nên đế chế công nghệ lớn nhất thế giới, nhưng cũng được biết tới như một người lập dị, lỗ mãng, đôi khi kiêu ngạo, nhưng ông mang lại một nguồn cảm hứng cho hầu hết những người biết tới ông.

    Là một người tự lập, Jobs không những công nhận về cách thức kinh doanh, mà còn cả sự quan tâm không ngừng của mình đến những chi tiết nhỏ nhất, điều mà ông thường nói rằng được thừa hưởng từ cha mình. Đương nhiên, ông không thể tự mình làm nên tất, thành công liên tục của Apple dưới thời Tim Cook cho thấy, Jobs xây dựng hình ảnh của mình không chỉ như một CEO thiên tài, mà còn là cả một hệ thống, một đội ngũ tuyệt vời.

    Giờ đây, tác giả và diễn giả Guy Kawasaki, một người đã từng làm việc với Jobs, chia sẻ 12 bài học đầy cảm hứng anh đã học được từ iCEO. 12 lời khuyên sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp và doanh nhân, mà còn dành cho mọi người đang bước đi trong cuộc sống.

    Xem thêm: Những chuyện chưa biết về ngôn ngữ thiết kế của Steve Jobs

    1. Các chuyên gia đều vô dụng.
    Guy Kawasaki cho biết "Steve Jobs không lắng nghe các chuyên gia, mà ngược lại, các chuyên gia phải lắng nghe ông. Là một doanh nhân, bạn sẽ phải tự tìm hiểu mọi chuyện. Đừng dựa vào người khác..."

    [​IMG]

    2. Khách hàng không thể cho bạn biết họ cần gì.
    Steve Jobs thường nói: "Rất nhiều lần, mọi người không biết họ muốn những gì, cho đến khi bạn cho họ thấy".

    [​IMG]

    3. Những thách thức lớn nhất tạo ra những tác phẩm tốt nhất.
    Trước đây, iPhone được xem là một thách thức kỹ thuật rất lớn, và phải mất rất nhiều thời gian làm hết sức để khiến nó trở thành hiện thực.

    [​IMG]

    4. Chú ý đến thiết kế.
    Không có gì phải nghi ngờ về tầm quan trọng của thiết kế với những giá trị của Apple gần đây. Sự thành công của một công ty dựa trên các thiết kế mang tính biểu tượng sau của nó, chúng cho biết lý do tại sao thiết kế thường trở thành sản phẩm thực tế.

    [​IMG]

    5. Đồ họa lớn. Font chữ lớn.
    "Đây là chìa khóa để bày. Chỉ cần làm điều này, bạn đã làm tốt hơn so với 90% những người sử dụng PowerPoint."

    [​IMG]

    6. Tạo sự đột biến, không phải chỉ làm tốt hơn những thứ tương tự.
    "Bạn không làm mọi thứ tốt hơn 10%, bạn phải làm chúng tốt hơn 10 lần", Guy Kawasaki làm rõ triết lý của Steve Jobs.

    [​IMG]

    7. "Thành công" hay "không thành công", đó là vấn đề (hay "thay đổi tâm trí là dấu hiệu của trí thông minh").
    Steve Jobs nổi tiếng về sư chắc chắn trong quan điểm riêng của mình. Tuy nhiên, ông vẫn có thể thay đổi rất nhanh, nếu điều đó có thể đưa ra một lập luận logic, và điều đó đã đưa ông và Apple thành công.

    [​IMG]

    Chỉ cần nhìn vào lập trường của Apple đối với các ứng dụng trên iPhone. Ban đầu, bảo mật là điều tối quan trọng, Apple đã không cho phép các nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba cho iPhone. Nửa năm sau, công ty công nhận ra những lợi ích của các ứng dụng bên thứ ba, và tạo ra cửa hàng ứng dụng lớn nhất hành tinh.

    Xem thêm: John Scully tiết lộ những chuyện xảy ra với Steve Jobs và Apple những năm 80

    8. "Giá trị" khác với "giá cả".
    Một số sản phẩm tốn một số tiền nhất định, nhưng giá trị nhận thức của chúng cao hơn nhiều. Đó là những thứ được coi là sang trọng, những thiết bị cao cấp nổi bật với khả năng dễ sử dụng, tăng năng suất, và nhiều giá trị khác. Jobs nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là phải biết giá trị nhận thức sản phẩm của bạn, không chỉ là giá của nó.

    [​IMG]

    9. Tay chơi hang A thuê những tay chơi hạng A
    Trong giai đoạn khởi nghiệp mong manh của một công ty hoặc bất kỳ nỗ lực thực sự nào, mọi người thường thuê những người tốt nhất. Đó là bản năng sinh tồn đơn giản, nhắm đến mục tiêu tuyệt đối về chất lượng.

    Khi các công ty phát triển lớn hơn, mặc dù an ninh tài chính đã được giải quyết, người có quyền lực có xu hướng thuê những người kém năng lực vì lý do an ninh. Đó gọi là những người hạng B, thuê người hạng C, dẫn đến một kết cục chất lượng khủng khiếp. Bài học là chỉ tuyển những người tốt nhất cho công việc, nếu có thể, thậm chí phải tốt hơn chính bạn.

    [​IMG]

    10. CEO đích thực là người giới thiệu.
    Nếu bạn là một nhà lãnh đạo và có một sản phẩm, bạn phải chịu trách nhiệm về sự xuất hiện của các sản phẩm đó. Mặc dù bạn có thể không phải là một người thuyết trình hoàn hảo, nhưng người lãnh đạo luôn luôn là người tốt nhất để trình bày sản phẩm đó một cách mạnh mẽ.

    [​IMG]

    11. Doanh nhân đích thực là người cho ra mắt sản phẩm.
    Đừng chờ đợi các sản phẩm "hoàn hảo". Guy Kawasaki làm rõ ý của Steve Jobs về vấn đề này như sau: "Tôi không nói tới việc cho ra mắt những thứ vớ vẩn. Tôi nói tới việc cho ra mắt thứ gì đó tạo được đột phá mà vẫn có những yếu tố dở trong đó. Đó là sự khác biệt lớn".

    [​IMG]

    12. Cần phải tin tưởng.
    "Nếu bạn không tin, nó sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu bạn chờ đợi để chứng minh, nó sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu bạn chờ đợi sự xác nhận của khách hàng, nó sẽ không bao giờ xảy ra. Lý do tại sao Macintosh đã thành công là, với 100 người đầu tiên, bắt đầu từ Steve Jobs tin vào Macintosh. Và bởi vì chúng tôi tin tưởng vào Macintosh, chúng tôi đã biến nó thành hiện thực", theo Guy Kawasaki.

    [​IMG]

    Xem thêm: Những hình ảnh chưa từng công bố về những ngôi sao ở Thung lũng Silicon
    Theo Inc.com​
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng mười một 2014