“Ấn Độ và Việt Nam vượt xa các nước phát triển.” Đó là dòng đầu tiên khi Báo Nikkei của Nhật Bản nhận xét về Tốc độ internet của các nước Châu Á-Thái Bình Dương trong Q1 – 2017. Đưới đây là nguyên văn bài viết của tờ báo này. Báo cáo của Akamai về Internet Quốc Tế Theo báo cáo của Akamai (nhà cung cấp dịch vụ mạng phân phối nội dung và điện toán đám mây của Hoa Kỳ) thì Châu Á – Thái Bình Dương đã có thể tự hào khi đã có một số đường truyền internet trở thành nhanh nhất trên thế giới. Với một nền kinh tế đang được số hóa hiện nay. Tốc độ internet tại khu vực này còn tăng lên nữa. Báo cáo hàng quý của Akamai về Tình hình kết nối Internet toàn cầu (Bao gồm tốc độ kết nối , các chỉ số của mạng băng rộng cáp quang và di động và các xu hướng mới nổi) Xếp hạng tốc độ internet băng rộng cáp quang tại Châu Á – Thái Bình Dương tính theo gói cước có tốc độ 10 Mbps 15 Quốc gia và khu vực tham gia cuộc khảo sát này có tốc độ internet trung bình trên 4 Mbps. Hàn Quốc đứng đầu với tốc độ 18,6 Mbps (Đây cũng là tốc độ internet trung bình cao nhất thế giới hiện tại) 8 Quốc gia đã có đường internet tốc độ lớn hơn 10 Mbps trong Quý 1 – 2017 trong đó có Hồng Kông, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Xếp hạng tốc độ internet trung bình của Việt Nam tăng từ 95 lên 58 chỉ trong có 1 năm (2016 – Q1 2017) Việt Nam đứng thứ 58 trong bảng xếp hạng với Tốc độ internet trung bình là 9,5 Mbps. Báo Nikkei của Nhật dự đoán tốc độ sẽ tiếp tục tăng khi chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung phát triển kinh tế số. Giải thích thêm của netviettel.com: Tốc độ internet trung bình của một quốc gia được Akamai tính toán dựa trên 200 nghìn tỷ yêu cầu truy cập tới hệ thống Ankamai Content Delivery Network (CDN) từ trên 200 quốc gia. Đã bao gồm các đường truyền mạng internet của các công ty và gia đình có một địa chỉ IP duy nhất. Ankamai lấy các ngưỡng tốc độ internet 4 Mbps, 10 Mbps, 15 Mbps để so sánh. Như trong bảng báo cáo đầu. Hàn Quốc có đến hơn 85% thuê bao băng rộng (Bao gồm cả cáp quang và di động) có tốc độ lớn hơn 10 Mbps . Thật đáng nể. Trong tháng 3-2017. Viettel, Tập đoàn viễn thông hàng đầu của Việt Nam đã thông báo kế hoạch Cung cấp và phủ sóng dịch vụ dịch vụ 4G đến 99% quận huyện trên cả nước chỉ trong 6 tháng đầu của năm 2017. Nhà mạng này tự tin với 63 triệu thuê bao di động trong tay. Mạng lưới internet 4G của họ sẽ sớm phủ sóng đến các xã, vùng biên giới và hải đảo xa xôi. Hiện tại Việt Nam có hơn 93 triệu người với khoảng 140 triệu thuê bao di động. Các nền kinh tế mới nổi tại Châu Á cũng đang thách thức các nước phát triển về tốc độ kết nối và sự thâm nhập dần vào thế giới của băng rộng. Ấn Độ và Philippin đang đẩy mạnh việc này với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Vào tháng 3-2017. Tổng thống Philipines, Ông Rodrigo Duterte đã thông qua một kế hoạch xây dựng lắp đặt mạng internet băng rộng quốc gia với chi phí dự tính trên 1,5 tỷ USD. Đó sẽ là nền tảng để thành lập cổng thông tin quốc gia với các dịch vụ công trực tuyến và kết nối các vùng trong cả nước. Viettel đã chính thức nhận giấy phép đầu tư Viễn Thông qua liên doanh Myanmar National Tele & Communications Co.,Ltd. Các quốc gia khác không có trong báo cáo của Akamai cũng đang phát triển không kém. Cuối tháng 5. Bộ Bưu Chính Viễn Thông Myanma (MPT) bắt đầu truyền dữ liệu qua mạng 4G tại ba thành phố lớn nhất của Myanmar là Mandalay, Naypyidaw và Yangon. Chính phủ Myanma cũng đã phân bổ (Tần số vàng cho dịch vụ 4G) tần số 1800 MHz cho các nhà mạng Ooredoo của Qatar, Telenor của Na Uy và Liên doanh Myanmar National Tele & Communications Co.,Ltd – liên doanh giữa Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) cùng Myanmar National Telecom Holding Public Limited (MNTH) và Star High Public Company Limited (Star High). Nguồn báo cáo: https://www.akamai.com/us/en/multim...state-of-the-internet-connectivity-report.pdf Nguồn bài viết tiếng Anh: http://asia.nikkei.com/Business/Trends/Asia-Pacific-upgrading-internet-connectivity Nguồn biên dịch và khai thác: https://netviettel.com Nguồn ảnh: http://www.moi.gov.mm